Chanh – Liệu pháp phòng ngừa sỏi thận kỳ diệu
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nước chanh rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay photpho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi.
Theo tin tức trên tạp chí Naturalon, nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, nước chanh có tác dụng làm tăng hàm lượng citrate trong nước tiểu tới một mức độ vừa đủ để ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Nước chanh có thể ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả.
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại trung tâm nghiên cứu về sỏi thận của trường Đại học Duke (Mỹ) cho thấy, một số bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị sỏi thận bằng nước chanh trong suốt 4 năm thì tỷ lệ hình thành sỏi thấp hơn nhiều so với trước khi điều trị.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Roger L. Sur – Giám đốc Trung tâm sỏi thận thuộc Đại học California, San Diego (Mỹ) cho biết, sở dĩ uống nước chanh có thể giúp ngừa sỏi thận là do nước chanh có hàm lượng citrate – một chất có tác dụng cản trở sỏi thận hình thành – cao hơn bất cứ loại nước có vị chua khác.
Video đang HOT
Ngoài nước chanh, để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận thì bạn cũng nên tránh các đồ ăn mặn, tránh bổ sung quá lượng canxi cần thiết cho cơ thể và hạn chế các loại đồ ăn nhanh, thay vào đó nên uống nhiều nước.
Theo chuyên gia Sur, uống nhiều nước có thể giúp giảm việc hấp thụ nhiều muối từ chế độ ăn uống hằng ngày, vì muối là một trong những tác nhân góp phần dẫn đến việc hình thành sỏi thận.
Theo Doisongphapluat
Giận dữ là nguyên nhân khiến bạn bị sỏi thận
Bệnh sỏi thận được liệt kê vào danh sách "bệnh thời đại" với số người mắc bệnh ngày một gia tăng. Nguyên nhân nào khiến sỏi thận hình thành?
Giận dữ là nguyên nhân khiến bạn bị sỏi thận.
Có bệnh mà không biết bệnh
Nhiều người mắc bệnh sỏi thận mà không hề hay biết vì chỉ 20% có dấu hiệu đau vùng bẹ sườn phải. Đặc biệt, những người càng gần tuổi về hưu càng dễ có sỏi, nhưng số đối tượng chịu điều trị cho đến nơi đến chốn mặc dầu đã được phát hiện bệnh nhờ đợt khám sức khỏe nào đó vẫn là thiểu số. Hậu quả là cơn đau túi mật, viêm tắt đường dẫn mật đáng lý có thể phòng ngừa, thì lại sinh nặng và phải nhập viện.
Yếu tố đòn bẩy phát sinh sỏi thận
Bên cạnh yếu tố cơ tạng di truyền, bên cạnh tình trạng béo phì kéo dài khiến lượng cholesterol thừa thãi có cơ hội quyện cùng tạp chất khác thành viên sỏi, có một số yếu tố đóng vai trò đòn bẩy khiến sỏi túi mật dễ hình thành, cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất ngọt và chất béo trong khi người bệnh ít vận động.
Thói quen ít ăn rau cải nên không đủ chất xơ trong đường tiêu hóa để kéo mỡ trong thực phẩm qua đường bài tiết.
Khẩu phần quá đơn điệu và thiên về thực phẩm công nghệ nên cơ thể thiếu hụt các loại sinh tố cần thiết cho tiến trình thối biến chất béo như C, E, acid folic...
Bệnh đường ruột không được điều trị đến nơi đến chốn.
Viêm gan mãn tính.
Tiểu đường với hậu quả tăng men gan do đường huyết không ổn định qua quá trình điều trị.
Rối loạn chức năng tuyến giáp không được phát hiện.
Sỏi túi mật là bệnh có thể phòng ngừa, không quá khó nếu bệnh nhân đừng quên giải độc định kỳ cho cơ thể với các cây thuốc có công năng lợi mật, nhuận gan như Atixô, Bồ Công Anh, Rau Má...
Tuy vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, cũng như nên được khám siêu âm trước đó, để biết chắc là chưa có sỏi túi mật nhằm tránh trường hợp tăng tiết mật.
Cho dù có chế độ dinh dưỡng hoàn toàn hợp lý, sỏi túi mật vẫn có thể thành hình ở người thường xuyên giận dữ mà không thể giải tỏa.
Theo BS. Lương Lễ Hoàng
Gia đình Online
Muối ăn, "sát thủ" giấu mặt Sát thủ giấu mặt gây bệnh tăng huyết áp, tim mạch, ung thư dạ dày và sỏi thận không đâu xa, nó ở ngay trong căn bếp, trên bàn ăn và người "tiếp tay" hay ngăn chặn nó tấn công vào sức khỏe của các thành viên trong gia đình chính là các bà nội trợ. Ảnh minh họa: Internet Ăn mặn từ...