Chánh án TAND Tối cao: “Đặc xá thời gian qua có vẻ làm hơi quá”
Dẫn chứng việc 10 năm đặc xá trên 85 nghìn người, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đồng tình với đánh giá của nhiều đại biểu Quốc hội: “Đặc xá trong thời gian qua có vẻ làm hơi quá”. Hội đồng xét xử để tăng án thêm 6 tháng thì phải họp cân nhắc và chịu trách nhiệm rất lớn, trong khi mỗi đợt đặc xá lên tới khoảng 10.000 người.
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đặc xá sáng 11/6, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng, thời điểm đặc xá nhân ngày lễ lớn nên quy định chỉ đặc xá vào năm chẵn, nếu áp dụng rộng quá sẽ làm mất ý nghĩa đặc xá. Chỉ nên áp dụng đặc xá với những đối tượng nhất định, không nên quy định đặc xá các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm khủng bố.
Để khắc phục tình trạng đặc xá quá nhiều, đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị chỉ áp dụng với một số đối tượng nhất định, người lập công lớn và cần nghiên cứu, cân nhắc các lần đặc xá cách nhau 3-5 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phân tích: Mỗi đợt đặc xá khoảng 10 nghìn người, tuy lớn nhưng so với 150 nghìn người phải chấp hành án hàng năm thì con số này không phải lớn. Nếu đặt trong bối cảnh khoan hồng, góp phần giảm tải, quá tải trại giam với trung bình 2m2 trên mỗi phạm nhân sẽ thấy rõ điều đó.
Về điều kiện, ông Cường đề nghị không nên giới hạn đặc xá. Các điều kiện về án tích, chưa được đặc xá lần nào, chấp hành hình phạt tiền không nên sửa.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình.
Thông tin thêm với các đại biểu Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá, đặc xá trong thời gian qua “có vẻ làm hơi quá”, khi trải qua 10 năm đã đặc xá 85 nghìn người, khiến yêu cầu nhân đạo của Nhà nước mờ đi. Hội đồng xét xử để tăng án thêm 6 tháng thì phải họp cân nhắc và chịu trách nhiệm rất lớn, trong khi mỗi đợt đặc xá lên tới khoảng 10.000 người.
Video đang HOT
Theo ông Bình, nếu đưa ra điều kiện tha tù trước thời hạn và đặc xá giống nhau là không nên. “Ví dụ người bị án 10 năm tù, chấp hành 5 năm đến năm thứ 6 được tha tù trước thời hạn nhưng nếu ra tù mà tái phạm thì lại phải quay lại tù. Còn đặc xá tha là tha luôn, không quay lại. Như vậy tha tù trước thời hạn vừa nhân đạo vừa nghiêm minh, tái phạm là quay trở lại tù, khác với đặc xá ở chỗ không được miễn luôn phần án còn lại”- ông Bình nói.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Lâm Đồng) đánh giá, các điều kiện đặc xá đang tiếp cận theo hướng tha tù có điều kiện, giảm hình phạt đã tuyên… đã được quy định trong Bộ Luật hình sự. Sự khác biệt chỉ là nới lỏng hoặc quy định chặt chẽ hơn.
“Hệ quả là đối tượng đặc xá trùng với các đối tượng đã được áp dụng các quy định nêu trên”- ông Hiến nói.
Ngoài ra, nhiều điều khoản quy định việc được đề nghị đặc xá phải chấp hành bổ sung hình phạt tiền, trường hợp chưa chấp hành xong do Chủ tịch nước xem xét, theo vị đại biểu tỉnh Lâm Đồng, sẽ dẫn tới chuyện có những người dù được cải tạo tốt đến mấy nhưng không có điều kiện thi hành hình phạt tiền thì không được đặc xá.
“Trong dự luật quy định điều kiện người được đề nghị đặc xá là đã làm xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ đền bù dân sự. Theo tôi đây là điểm không khả thi. Thực ra một người đã thực sự cải tạo tốt, khi cho họ miễn hình phạt tù thì họ càng có điều kiện lao động, có thu nhập, có khả năng cao hơn về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ dân sự khác”- ông Hiến bày tỏ.
Để đặc xá thực chất thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước, ông Hiến đề xuất thiết kế lại theo hướng, đặc xá chỉ nên áp dụng với 3 điều kiện sau: Những người thực sự có tiến bộ trong cải tạo, giáo dục; có hoàn cảnh đặc biệt như lập công lớn, mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, người trên 70 tuổi thường xuyên ốm đau và người không tự phục vụ được; áp dụng trong trường hợp đặc biệt vì lý do đối ngoại của nhà nước.
Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo luật tốt nhất.
Thế Kha
Theo Dantri
Chánh án TAND Tối cao: Sẽ đề xuất bỏ phiên toà xét xử lưu động
Tại cuộc họp báo sáng 31/1, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, mỗi năm ngân sách của ngành toà án phải chi ra 70 tỷ đồng cho phiên toà lưu động. Tháng 7/2018, TAND Tối cao sẽ có báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đề xuất không tổ chức phiên toà lưu động theo thông lệ quốc tế.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình trả lời tại cuộc họp báo (Ảnh: Thế Kha).
Theo ông Nguyễn Hoà Bình, trước đây phiên toà xét xử lưu động có tác dụng giáo dục pháp luật cho nhân dân và phòng ngừa tội phạm. "Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay công nghệ thông tin và truyền thông báo chí đã khiến tác dụng này giảm dần. Khi chúng tôi công khai bản án trên mạng thì người dân cũng có thể dễ dàng tiếp cận vụ án và có tác dụng tuyên truyền rồi. Chính vì thế cần cân nhắc lại hiệu quả của phiên toà lưu động"- ông Bình nói.
Chánh án TAND Tối cao dẫn ra hàng loạt những hạn chế hiện nay trong việc tổ chức phiên toà lưu động. Thứ nhất là rất tốn kém. Mỗi năm ngân sách của ngành toà án phải chi ra 70 tỷ đồng cho việc tổ chức các phiên toà lưu động. Đó là chưa kể ngân sách các địa phương hỗ trợ cho phiên toà lưu động. "Nếu dùng số tiền này cho việc khác sẽ tác dụng hơn"- ông Bình cho hay.
Hơn nữa, việc tổ chức bảo vệ cho các bị can, bị hại, người làm chứng ở những nơi xét xử lưu động như hội trường, nhà văn hoá, siêu thị, chợ đông người,... hết sức khó khăn. Việc xét xử lưu động cũng không nghiêm túc.
"Kinh nghiệm thế giới cho thấy chả có nước nào đưa vụ án ra ngoài phòng xét xử cả. Yêu cầu nghiêm túc của mọi phiên toà thì nước nào cũng đặt ra. Hơn nữa, mỗi phiên toà cần đảm bảo quyền con người - đây là nguyên tắc hiến định. Một bị cáo chưa có bản án có hiệu lực thì chưa phải tội phạm.
Việc mang xét xử lưu động sẽ gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của bị cáo, đặc biệt là người thân, gia đình của họ. Nhiều vụ án xét xử lưu động đã khiến các cháu có hành động quá khích, bỏ nhà ra đi bụi đời. Và như vậy vô hình chung đã tạo ra cho xã hội hậu quả đáng tiếc, dòng họ mâu thuẫn với nhau nhiều hơn"- ông Bình phân tích.
Từ thực tế đó, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết, TAND Tối cao đã báo cáo Thường vụ Quốc hội cho phép tổng kết lại việc tổ chức phiên toà lưu động trong suốt thời gian qua. Dự kiến, tháng 7/2018 TAND Tối cao sẽ có báo cáo về vấn đề này. "Quan điểm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao là không tổ chức phiên toà lưu động theo thông lệ quốc tế"- ông Bình nhấn mạnh.
Trả lời thắc mắc của báo chí về quá trình giải quyết tố giác của công dân về việc phải chi "1 tỷ thắng sơ thẩm, 3 tỷ thắng phúc thẩm" xảy ra ở TAND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) mà Dân trí đã phản ánh, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết sẽ cho kiểm tra lại kỹ hơn thông tin này.
Trong khi đó, theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ, đến nay TAND Tối cao đã ban hành 16 án lệ và đã có 76 bản án áp dụng án lệ.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường rà soát, ban hành án lệ làm cơ sở cho thẩm phán áp dụng với các vụ việc luật pháp chưa quy định cụ thể. Nghị quyết của chúng tôi quy định một vụ việc giống nhau thì phải áp dụng giống nhau, nên thẩm phán phải nghiên cứu án lệ. Trường hợp nào không áp dụng án lệ phải lý giải rõ tại sao không áp dụng án lệ"- ông Tuệ nói.
Thế Kha
Theo Dantri
Vì sao suốt 2 năm chưa bồi thường cụ ông 41 năm chịu oan sai? Sáng 31/1, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết việc chậm trễ bồi thường oan sai cho cụ Trần Văn Thêm (80 tuổi, Yên Phong, Bắc Ninh) gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì "các thẩm phán rất giỏi xét xử nhưng rất kém về tài chính". "Chúng tôi đã báo cáo Bộ Tài chính, chờ thẩm định. Hi vọng...