Chàng triệu phú từng bị mời phụ huynh đến trường vì không giải nổi bài toán đơn giản giờ ra sao?
Chính chương trình giáo dục của Ernest Wong đã thay đổi cuộc đời của Adam Khoo, biến anh từ một “cậu bé ngu dốt, bất tài” trở thành một triệu phú sau này.
Chân dung Adam Khoo.
Thuở nhỏ Adam Khoo bị giáo viên và mọi người xung quanh chê là ngu dốt, bất bình thường. Bố mẹ Khoo cho biết, anh rất ghét đọc sách và chỉ nghiện xem TV, trò chơi điện tử. Những bài thi trên lớp của anh cũng chỉ toàn nhận điểm F (tương đương dưới 4 điểm trong thang điểm 10 ở Việt Nam) – điều này khiến Khoo ghét việc học và cả trường học.
Năm lớp 3, Khoo bị trường tiểu học St Stephen đuổi vì hành vi sai trái, một phần do kết quả học tập kém. Khoo sau đó phải chuyển trường. Đến khi lên cấp 2, anh từ chối nhập học 6 ngôi trường và cuối cùng nhập học ngôi trường tệ nhất. Điều hài hước là vì thành tích yếu kém mà Khoo còn bị xếp hạng 10 học sinh có thành tích tệ nhất tại ngôi trường này. Trong số 160 học sinh thì Khoo đứng thứ 10 từ dưới lên
Bố mẹ Khoo khi ấy tỏ ra bất lực với con trai. Cả hai nhiều lần quát mắng, thúc ép nhưng Khoo vẫn không có bất kỳ tiến bộ nào trong việc học tập. Điểm số của Khoo luôn nằm ở mức 40 trong thang điểm 0-100. Thậm chí, chàng triệu phú khi ấy còn từng bị giáo viên mời phụ huynh đến trường vì không giải nổi bài toán đơn giản. Cô giáo khi đó bức xúc: “Tại sao đã học cấp 2 mà Adam Khoo không thể làm được bài tập của học sinh lớp 4?”.
Năm 13 tuổi, Adam Khoo được gửi đến chương trình giáo dục dành cho những đứa trẻ tài năng của Tiến Sĩ Ernest Wong. Ernest Wong là nhà sáng lập Học viện Learning Mastery tại Singapore. Ông đồng thời là huấn luyện viên hai chương trình phát triển cá nhân Smartkids Bootcamp và Superteens Bootcamp dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. Phương châm giáo dục của ông là “85% sự thành công của trẻ dựa vào sự phát triển nhân cách ngay từ khi còn nhỏ”.
Khi tốt nghiệp trung học, Adam đã đứng ở vị trí số một với bảng điểm toàn A trong kỳ thi 6 môn cuối cấp. Cuối cùng, anh được nhận vào trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Trong mỗi năm học đại học, Adam đều là nhà vô địch nên được đưa vào chương trình Phát triển tài năng NUS. Chương trình dành cho Top 10 sinh viên được coi là thiên tài.
Adam Khoo là tác giả của những quyển sách bán chạy nhất và cũng là chuyên gia đào tạo hàng đầu.
Có thể nói, chính chương trình giáo dục của Ernest Wong đã thay đổi cuộc đời của Adam Khoo, biến anh từ một “cậu bé ngu dốt, bất tài” trở thành một triệu phú sau này. Ernest Wong đã chỉ ra rằng mọi người đều có thể là một thiên tài và một nhà lãnh đạo dù có xuất phát điểm thấp : “Điều duy nhất ngăn chúng ta lại là một niềm tin sai lầm và một thái độ tiêu cực”.
Hiện tại, Adam Khoo (08/04/1974) là một triệu phú, doanh nhân nổi tiếng người Singapore. Anh là tac gia cua 13 cuôn sach ban chay nhât vê cac vân đê quan tri, lanh đao, tai chinh va tiêm năng con ngươi. Năm 2008, Khoo nằm trong danh sách 25 người giàu nhất ở Singapore dưới 40 tuổi với khối tài sản ròng trị giá hơn 1.3 tỉ USD.
Video đang HOT
Adam đang là chủ tịch, nhà điều hành và chuyên gia đào tạo cao cấp của Tập đoàn giáo dục Adam Khoo Learning Technologies Group (AKLTG), chuyên tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo cho các công ty đa quốc gia và cá nhân khắp châu Á. Khoo cũng là một chuyên gia tư vấn tài chính, tiếp thị, quản trị, lãnh đạo và phát huy tiềm năng con người hàng đầu châu Á.
Ngoài ra, anh còn là tác giả của một loạt cuốn sách nổi tiếng bao gồm: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế; Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh; Con cái chúng ta đều giỏi; Bí quyết gây dựng cơ nghiệp bạc tỷ; Bí quyết tay trắng thành triệu phú,…
Làm sao mà một chàng trai từng bị coi là ngu dốt, đần độn và không có hy vọng, đội sổ trong lớp có thể thay đổi, trở thành triệu phú trẻ tuổi nhất Singapore? Thành công đầu tiên của Adam Khoo đến từ thay đổi những niềm tin sai lầm thành đúng đắn (niềm tin “Tôi ngu dốt, là đồ bỏ” trở thành “Nếu người khác thành công, tôi cũng có thể!”)
Chìa khóa thứ hai đến thành công là anh đã có một mục đích rõ ràng (“Toàn điểm A, vô địch, vào trường NUS và trở thành sinh viên giỏi nhất tại đó, trở thành triệu phú…”)
Chìa khóa thứ ba là anh đã có một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Khủng hoảng kinh tế trong mắt Adam Khoo cũng là cơ hội theo đúng nghĩa của nó. Anh cho biết: “Trong thời gian khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhiều cổ phiếu của các công ty lớn ở Singapore bị giảm bởi những lo sợ từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tôi đã mua nhiều cổ phiếu của các công ty này và bán lại khi giá cổ phiếu tăng”.
Chìa khóa cuối cùng là luôn học hỏi từ những người thành công. Anh đã dành 20 năm trong cuộc đời của mình nghiên cứu về những người thành công (bằng cách đọc tiểu sử của họ) và hiểu rõ điều gì ẩn sau những thành công to lớn của họ.
Trường Đại học được mệnh danh là "Harvard châu Á", vừa hiện đại, vừa cổ kính như phim cung đấu
Đại học Thanh Hoa - trường đại học đứng vị trí số 1 của nền giáo dục Trung Quốc được mệnh danh là "Harvard châu Á" với 20 trường thành viên và 58 khoa đào tạo chuyên môn.
Nếu như châu Mỹ nổi tiếng với Đại học Harvard (Hoa Kỳ), châu Âu tự hào về Đại học Cambridge (Vương Quốc Anh) thì đại diện cho nền giáo dục của châu Á chính là Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).
Được thành lập năm 1911 với một phần nằm trong khuôn viên vườn ngự uyển của nhà Mãn Thanh, trường Đại học Thanh Hoa được biết đến như ngôi sao trong nền giáo dục, đào tạo của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Theo bảng xếp hạng đại học khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Times Higher Education (THE) công bố năm 2019, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã vươn lên dẫn đầu sau khi vượt qua Đại học Quốc gia Singapore. Đồng thời, vị trí của ngôi trường này trên bản đồ giáo dục quốc tế cũng có bước nhảy vọt từ vị trí 71 (năm 2012) lên vị trí số 22 như hiện tại.
Thư thông báo trúng tuyển của Đại học Thanh Hoa, với hình ảnh "Nhị Môn Giáo" được cắt và dựng 3D vô cùng tinh xảo khiến bất kì tân sinh viên nào cũng mong muốn được nhận.
Hiện nay, Đại học Thanh Hoa hiện đang sở hữu 20 trường thành viên và 58 khoa trực thuộc, đào tạo các ngành như Khoa học, Kỹ thuật, Nhân văn, Luật, Y, Lịch sử, Triết học, Kinh tế học, Quản lý, Giáo dục và Nghệ thuật. Hiện có khoảng gần 50.000 sinh viên các hệ đại học, sau đại học và nghiên cứu sinh học tập tại đây.
Điểm đáng chú ý của Đại học Thanh Hoa không chỉ nằm ở chất lượng và quy mô các chương trình đào tạo, mà còn nằm ở kiến trúc đa dạng độc đáo theo phong cách Đông - Tây, vừa hiện đại, vừa cổ kính mà không trường học nào có được.
Nằm trong khuôn viên vườn ngự uyển của nhà Mãn Thanh, Đại học Thanh Hoa sở hữu những công trình đẹp tựa như Cố cung (Bắc Kinh) trong phim cung đấu Trung Quốc.
Bên cạnh không gian cổ kính, trường cũng được thiết kế và mở rộng với những công trình, toà nhà cực kì hiện đại mang phong cách phương Tây, phù hợp cho quá trình học tập và giảng dạy của sinh viên, giảng viên trong trường.
Sinh viên, nghiên cứu sinh của trường được học tập và nghiên cứu trong môi trường hiện đại, đầy đủ trang thiết bị. Trường có 9 thư viện với hơn 5 triệu đầu sách và ấn phẩm khác, cung cấp kiến thức ở nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên, kỹ thuật đến khoa học xã hội và nhân văn.
Không chỉ đẹp về mặt kiến trúc, phong cảnh tự nhiên với khởi nguồn là khu vườn thượng uyển trừ thời nhà Thanh, cũng góp phần làm nên vẻ đẹp lãng mạn mỗi mùa xuân - thu.
Dù có kích thước khá nhỏ so với tổng thể kiến trúc của trường, nhưng công "Nhị Môn Giáo" chính là điểm làm nên thương hiệu của ngôi trường này, là nơi mà nhiều học sinh Trung Quốc đều mong muốn được một lần bước qua.
Với lịch sử hình thành và phát triển rục rỡ của mình, Đại học Thanh Hoa đã thu hút rất nhiều các sinh viên nước ngoài đến du học. Đây cũng từng là nơi mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình theo học.
Hai trường lớn Trung Quốc dẫn đầu top 10 đại học tốt nhất châu Á 2020 Nếu như Đại học Thanh Hoa giữ vững phong độ thì ĐH Bắc Kinh tăng liền 3 bậc để giữ những vị trí cao nhất tại bảng xếp hạng 500 đại học tốt nhất châu Á 2020 do Times Higher Education (THE) bình chọn. Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu...