Chàng trai xứ Nghệ đỗ thủ khoa từng thi trượt học sinh giỏi
Nguyễn Khánh An, thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2020 từng trượt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật Lý- cũng là môn học yêu thích nhất vào năm lớp 11.
Nguyễn Khánh An là cựu học sinh Trường THPT Nghi Lộc 2, Nghệ An. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, An đạt 27,35 điểm theo tổ hợp khối A00, trong đó môn Toán 9,4, Vật lý 9,2 và Hoá 8,75. Cùng với điểm ưu tiên khu vực, Khánh An trúng tuyển nhóm ngành Công nghệ thông tin và IoT (Internet vạn vật) và trở thành thủ khoa của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2020.
Từng trượt học sinh giỏi
Là thủ khoa của Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM nhưng Khánh An không trúng tuyển bằng nguyện vọng 1. Nam sinh chỉ đăng ký xét tuyển duy nhất 1 ngành Công nghệ thông tin ở tất cả các trường.
Nam sinh đến từ Nghệ An kể, những năm THPT, cậu đặc biệt yêu thích môn Vật lý. Vì yêu thích, An đầu tư 4 tháng liên tục để ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý năm lớp 11 nhưng cuối cùng kết quả lại không được như ý muốn.
Nguyễn Khánh An, Thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2020
Gác lại nỗi buồn, Khánh An không nản lòng vì biết rằng học sinh giỏi chỉ là một cuộc thi và quan trọng nhất là phải vào đại học. Ngoài học ở trường, An lên mạng mày mò tự học bổ sung các môn Toán, Hóa.
“Em tìm được một thầy giáo dạy phù hợp nên tiến bộ rất nhanh. Chính thầy đã khai sáng đầu óc cho em”- An kể.
Có sẵn nền tảng môn Vật lý, Khánh An đầu tư học các môn Toán, Hóa và nhận ra những môn này cũng thú vị chứ không nhàm chán như trước đây. Cậu thấy mình hứng thú với Toán và say mê phấn khích mỗi khi giải được một bài Toán khó. Khánh An nhận thấy mình phù hợp với những môn học đòi hỏi khả năng tư duy logic nên khi nhận ra vẻ đẹp của nó thì trót yêu.
Tân thủ khoa cho hay, bố mẹ trước đây là giáo viên nay đã nghỉ hưu, 3 chị gái đều tốt nghiệp đại học và đi làm. Là con trai út, Khánh An được gia đình chăm chút.
Video đang HOT
Gia đình muốn An học ngành kinh tế. Nhưng bản thân An thấy mình không có tư duy kinh doanh, khả năng giao tiếp hạn chế và khá hướng nội.
Ngành học yêu thích của An là ngành công nghệ thông tin. Mặc dù vậy, ban đầu cậu định nghe gia đình và chọn các ngành kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế. An nghĩ chỉ cần cố gắng học tốt, tập trung rèn luyện sẽ khắc phục các điểm yếu.
Khánh An nhớ lại, ngày làm hồ sơ đăng ký đại học từng rất đắn đo khi đặt bút đăng ký nguyện vọng. Cuối cùng An quyết chọn Công nghệ thông tin vì nhận ra điểm mấu chốt là sở thích bản thân.
“Em nghĩ sở thích sẽ giúp mình có động lực để học tập tốt và có thể phát triển cao nhất trong công việc sau này. Đó là lý do vì sao tất cả các nguyện vọng xét tuyển của em đều chọn Công nghệ thông tin” – nam sinh kể.
Thủ khoa bị… lạc đường
Ngày vào Sài Gòn nhập học, cuộc sống nơi “phồn hoa đô hội” khiến An bị choáng.
“Ban đầu em khá hoang mang. Dù chỗ ở gần, những ngày đầu tới trường và có dùng phần mềm hỗ trợ nhưng em cũng bị lạc đường mấy lần. Tới lớp toàn bạn chưa quen nên ngại ngùng- An kể.
Sau 3 tuần theo học, Khánh An cho hay đã bước đầu hòa nhập với cuộc sống ở Sài Gòn, quen bạn, quen đường…
Khánh An cũng chuyển tới ở chung cư cùng với người nhà và bạn bè. Tự nhận mình không biết nấu ăn, nam sinh bảo sau giờ cơm với các anh chị và bạn luôn nhận công việc rửa chén để chia sẻ việc nhà. An không còn rụt rè và nhút nhát như ngày đầu.
Nguyễn Khánh An cho biết trước mắt tập trung ngay vào việc học đại học, trong đó ưu tiên trước hết là môn tiếng Anh.
Cùng với học các môn học chính, An xác định đầu tư các kỹ năng cần thiết để hoàn thành chuẩn đầu theo yêu cầu của trường và giúp ích cho công việc sau này. Nam sinh chưa đặt mục tiêu dài hạn mà chỉ nói trước mắt sẽ phấn đấu học thật tốt.
Nam sinh tốt nghiệp bác sĩ Thú y xuất sắc: Với em, nghề rất cao quý
"Em từng nghe nhiều người quan niệm rằng học Thú y là đi chích chó, chích mèo hay dân dã hơn là đi thiến heo dạo, thậm chí họ còn so sánh với nhân y, nhưng với em nghề bác sĩ Thú y rất cao quý".
Trần Trọng Kha vừa tốt nghiệp xuất sắc chương trình tiên tiến ngành Thú y, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. 6 năm trước Kha cũng là thủ khoa đầu vào của trường này với số điểm 27.
Thế nhưng ngành Thú y không phải là mục tiêu ban đầu Kha hướng tới. Hồi học cấp ba, Kha hứng thú với môn Vật lý nên dự định sẽ theo ngành kỹ thuật ở một trường đại học lớn. Suy nghĩ kỹ, Kha nhận thấy chỉ đam mê môn Lý là chưa đủ để theo ngành kỹ thuật. Nhiều lần cân nhắc, Trọng Kha quyết định "bẻ lái" chọn ngành Thú y của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vì nghĩ làm việc với động vật sẽ rất thú vị. Bản thân Kha cũng yêu thích các chương trình động vật từ nhỏ.
Mồ côi cha từ năm học lớp 3, Trọng Kha biết ơn mẹ phải bươn chải lo cho hai chị em ăn học. Từ lúc học cấp 2 cậu đã cố gắng "chín sớm" khi làm chủ hoàn toàn việc học.
Lựa chọn ngành Thú y của Kha được mẹ ủng hộ. Bạn bè thấy Kha đam mê môn Lý nhưng chọn Thú y cũng tôn trọng vì nghĩ mỗi người có một mục tiêu riêng.
Không áp lực vì thủ khoa
Trở thành thủ khoa đầu vào nhưng với Trọng Kha điều này không áp lực. Năm thứ nhất, Kha thoải mái trong học và chơi. Một chút khó khăn cậu gặp phải là khả năng Tiếng Anh không được tốt nên Kha quyết tâm cải thiện và học nhiều hơn.
Trần Trọng Kha, Thủ khoa đầu vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vừa tốt nghiệp xuất sắc ngành Thú y
Tân bác sĩ Thú y cho rằng trong học tập có 2 yếu tố chính để quyết định là mục tiêu và sự kiên trì. Để học hiệu quả việc xác lập mục tiêu học để làm gì rất quan trọng. "Quá trình học em biết có rất nhiều vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh vực Thú y mà cụ thể như sự đề kháng- kháng sinh trên vật nuôi. Em muốn học thật tốt để sau này có thể giải quyết được một vấn đề trong số đó".
Trọng Kha cũng cho rằng sự kiên trì trong học tập là rất cần thiết. Chứng kiến nhiều bạn bè từ học hiểu bài để ứng dụng chuyển thành học thuộc để đủ điểm vượt qua môn học, nhưng Trọng Kha luôn giữ sự lì lợm, cố gắng học để hiểu bài vì biết rằng các bài học luôn có sự liên quan chặt chẽ và học kỹ các môn phía trước sẽ giúp dễ dàng tiếp thu các môn phía sau.
Lựa chọn việc đi làm thêm cũng được Trọng Kha cân nhắc phải là công việc phù hợp với ngành nghề đang học. Thay vì làm part-time ở các cửa hàng tiện lợi hay gia sư, Kha xin vào các bộ môn để phụ giúp thầy cô các công việc có liên quan đến ngành nghề.
"Em nghĩ những kinh nghiệm mình đạt được khi đó chính là nguồn "thu nhập" của bản thân. Điều này sẽ giúp em rất nhiều cho công việc sau này và giờ đây là hoàn toàn đúng" - Kha đúc kết.
Quan điểm sống của Kha là chơi hết mình, học và làm việc hết sức. Cậu luôn cố gắng điều chỉnh để cân bằng giữa việc học, làm và việc vui chơi giải trí.
Trọng Kha kể hồi cấp 3 cậu vô tình tìm được khoá học online môn Vật lý của một nhà giáo nổi tiếng. Ban đầu Kha chỉ có ý định xem cho vui nhưng qua vài bài giảng liền bị thu hút bởi cách dạy của thầy giáo này. Không chỉ dạy lý thuyết suông rồi giải bài tập, thầy giáo rất chú trọng việc giải thích lý thuyết sao cho học sinh hiểu và biết được kiến thức đó sẽ được ứng dụng vào lãnh vực nào. Kha rút ra kết luận cho riêng mình là học thì phải biết cái mình học, ứng dụng vào cuộc sống.
Nghề bác sĩ Thú y cũng cao quý
Trọng Kha tâm sự từng nghe nhiều người có quan niệm rằng học Thú y là đi chích chó, chích mèo, thậm chí dân dã hơn là đi thiến heo dạo. Nhiều người còn đem nghề thú y ra so sánh với nhân y và tiếc nuối khi Kha không chọn nghề nhân y.
Với Kha nghề thú y không chỉ như vây mà rất cao quý và vai trò của người bác sĩ thú y rất quan trọng trong một xã hội phát triển. Ở các nước phát triển, bác sĩ thú y nhận được sự kính trọng không thua gì bác sĩ nhân y vì họ không những bảo vệ sức khoẻ động vật mà còn gián tiếp bảo vệ sức khoẻ con người.
"Trong quá trình học trên giảng đường, em tiếp thu được một khái niệm rất hay đó là One Health, có nghĩa là một sức khoẻ. Trong đó, sức khoẻ của vật nuôi là nòng cốt để bảo vệ sức khoẻ của con người, do một số bệnh truyền lây từ động vật sang con người, nên nếu ngăn chặn ngay từ con vật thì con người sẽ được an toàn"- cậu nói.
6 tháng trước khi tốt nghiệp, Trọng Kha đã được nhận vào cho một công ty thuốc thú y ở TP.HCM với lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng. Trọng Kha vui vì những kiến thức học trên giảng được ứng dụng khi đi làm.
Nam bác sĩ Thú y bật mí mình là một fan của Elon Musk - một tỷ phú mà các hoạt động kinh doanh của ông đều hướng tới những điều tốt đẹp cho nhân loại.
"Khả năng làm việc siêu hạng của Elon (85 đến 100 giờ làm việc mỗi tuần) để điều hành hàng loạt công ty là điều khiến em vô cùng nể phục và mến mộ"- cậu nói.
Nỗ lực trở thành thủ khoa của cậu học trò xa cha mẹ từ bé Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020, em Lê Hồng Thọ (lớp 12 TN1, Trường THPT Nguyễn Trãi, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã đậu thủ khoa khối khoa học tự nhiên. Em Lê Hồng Thọ học sinh đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. (Ảnh: Duy Quan). Cụ thể, môn Văn em đạt 9 điểm,...