Chàng trai vượt 17 km đường núi bằng tay
Suốt 28 năm qua, chàng trai dân tộc Vân Kiều di chuyển nhờ bàn tay của mình. Vượt qua sự trớ trêu của số phận, anh đã làm cho bao người phải khâm phục về nghị lực của mình.
17 km đường rừng in dấu bàn tay
Hồ Văn Long (SN 1984) lớn lên ở xã Húc, Hướng Hoá (Quảng Trị). Mới sinh ra được 3 ngày đôi chân của cậu bé Long bỗng dưng bị teo lại, không cử động được. Thấy con có dấu hiệu lạ, nhưng vì đang ở trên đỉnh núi, đi lại khó khăn và gia cảnh quá nghèo khó nên gia đình đành ngậm ngùi nhìn đôi chân của đứa con nhỏ hằng ngày teo tóp lại. Lớn lên, cậu bé Long phải an bài với đôi chân không được nguyên vẹn như bạn cùng trang lứa.
Hai năm sau ngày sinh, bố của Long (từng là bộ đội chủ lực trong kháng chiến) đã ra đi đột ngột do căn bệnh hiểm nghèo, để lại hai mẹ con côi cút giữa núi rừng. Cậu bé Long lớn lên từ những củ khoai, củ sắn mẹ trồng được trên rẫy được.
Căn nhà nhỏ lụp xụp, chênh vênh trên đỉnh núi, phải gánh chịu những cơn mưa, trận bão miền Trung. Cậu bé Long không thể đến trường được vì muốn đi học phải vượt qua hàng chục cây số đường rừng núi mới có lớp học.
Năm 13 tuổi, có chương trình xoá mù chữ của huyện Hướng Hóa, Long quyết định vượt 17 cây số đường rừng núi để được đi học. Lúc quyết định xin đi học, mẹ là người ngăn cấm quyết liệt vì Long là đứa con duy nhất lại đang bị tật, đường thì xa và nguy hiểm.
Thế nhưng bằng nỗ lực của mình, Long đã thuyết phục được mẹ xuống núi để đi tìm con chữ. “Mình quyết định xin mẹ đi học vì mình nghĩ chỉ có việc học mới đổi đời được. Và hơn hết mình muốn sau này về dạy chữ cho các em trong bản” – Long tâm sự.
Long luôn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình dù chỉ có bằng đôi bàn tay
“Lúc đầu tôi ngăn cản vì sợ con đi lại giữa núi rừng một mình nguy hiểm. Nhưng tôi thấy con cũng có lòng đam mê cái chữ nên đành mềm lòng chấp nhận. Tôi không biết chữ nên khổ rồi, giờ không muốn sau này con khổ như tôi nữa” – bà Hồ Thị Tiên – mẹ Long bộc bạch. Suy nghĩ của mẹ Long là có căn cứ vì năm 1999 Long đã bị lũ cuốn trôi khi bị trượt tay do đường trơn. Lúc đó có mấy nhành cây ven suối kéo lại nên Long mới may mắn thoát chết.
Hằng ngày cậu bé đặc biệt ấy phải vượt qua 17 km đường rừng núi, với 3 con suối sâu và 4 ngọn đồi bằng đôi tay của mình. Trời nắng thì đỡ còn mỗi khi trời mưa xuống là quần áo lấm lem bùn. Con đường dài hằng ngày vẫn in những dấu tay mỗi khi cậu bé đi qua. Để đi lại dễ dàng mẹ Long đã làm cho cậu hai mảnh gỗ, buộc hai tấm vải để Long mang chéo trên vai, phía dưới có miếng gỗ giống chiếc ghế để ngồi. Mỗi khi đi cậu bé liền dùng tay đẩy người lên rồi lê từng bước một.
Video đang HOT
“Lúc đầu khi mới đến lớp, mình thấy rất mặc cảm với các bạn vì mình bị tật và nhiều tuổi nhất lớp, nhưng dần mình đã thích nghi được. Mỗi lúc có khách đến nhà, hay có người qua thăm, tôi liền xuống nhà bếp để tránh mặt, bởi tôi không muốn mọi người nhìn thấy sẽ hoảng sợ hay là tỏ ra thương hại” – Long bộc bạch.
Nhờ sự nỗ lực phấn đấu, hè năm ấy, Long đã được học nhảy bậc từ lớp 1 lên lớp 5. Năm 2000 khi bắt đầu học lớp 9, nhờ sự giúp đỡ của các nữ tu, Long được đưa xuống thành phố Đông Hà, (Quảng Trị) để học tập và sinh hoạt.
Cũng từ thời gian này Long bắt đầu xác định được mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. “Mẹ đã quyết tâm không đi bước nữa để nuôi tôi, do vậy tôi sẽ phấn đấu làm vui lòng mẹ”. Đó là tình cảm chân thành mà anh dành tặng cho người mẹ đáng quý của mình.
Hành trình xuống núi
Năm 2005, Long quyết định làm hồ sơ thi đại học trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Kỳ thi năm đó do thiếu điểm nên anh quyết định học trung cấp chuyên ngành Tin học của trường CĐ Sư phạm Quảng Trị. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Long đi làm hai năm ở trường dạy trẻ em khuyết tật.
“Đây là khoảng thời gian mình thấy cuộc đời có ý nghĩa, vì đã giúp cho nhiều em có công việc ổn định” Long chia sẻ. Được một thời gian trung tâm ngừng hoạt động vì không có mặt bằng. Sau khi tốt nghiệp trung cấp anh thi liên thông lên trường CĐ Công nghiệp Huế và tốt nghiệp bằng khá vào năm 2010.
Long sống một mình nên mọi công việc hằng ngày anh đều tự tay làm, từ nấu ăn, đi lại, giặt giũ… trong suốt 15 năm đến trường. “Nhìn lên thì thấy mình thiệt thòi nhưng nhìn xuống thì thấy mình còn hạnh phúc hơn nhiều người vì được đi học” – Long tâm sự. Đó chính là động lực để anh quyết tâm phấn đấu mỗi ngày.
Long đã chọn ngành công nghệ thông tin để phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nhưng khi đi xin việc anh đều nhận những cái lắc đầu của nhà tuyển dụng vì vẻ bề ngoài. “Những lúc như vậy tôi thấy buồn và nản. Mình chỉ còn cách phấn đấu để khẳng định mình thôi”, anh nói và bỏ lững giữa chừng.
Năm 2011 Long thi đậu hệ ĐH ngành Tin học của ĐH Khoa Học Huế. Nhưng do thiếu thí sinh, nhà trường không mở lớp học. Thất vọng Long nộp hồ sơ và thi vào ĐH Sư phạm Huế và trở thành sinh viên của trường.
Long quyết định học lên vì muốn mọi người thay đổi cái nhìn về những người khuyết tật. Đó là quyết định mà anh phải đắn đo nhiều vì số tiền ăn, tiền học quá nhiều so với sức chu cấp của mẹ. Do vậy đi tìm cho mình một việc làm thêm phù hợp là việc mà anh đang tìm kiếm.
Khi được hỏi ước mơ sau này của anh là gì? Anh trả lời một câu ngắn ngủi: “Mình chỉ muốn về quê dạy học, dạy vi tính cho các em ở quê, mọi người đều xem mình như người nhà nên mình phải giúp đỡ lại họ”. Mỗi lần về quê thăm nhà, Long lại phải đi bộ 7 km đường núi.
Ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con là nơi để chàng trai tật nguyền Vân Kiều nuôi dưỡng ước mơ của mình. Mỗi lần xuống núi đi học Long vẫn không quên đem theo củ khoai, củ sắn mà mẹ đã chuẩn bị sẵn để thực hiện ước mơ của mình.
Theo Người Đưa Tin
GS Ngô Bảo Châu dự hội nghị Toán Quốc tế Việt - Pháp tại Huế
Từ ngày 20-24/8, tại ĐH Sư phạm Huế diễn ra hội nghị quốc tế Toán học phối hợp Việt - Pháp với sự tham gia của hơn 500 nhà khoa học đầu ngành về Toán nổi tiếng thế giới. Đặc biệt, phía Việt Nam có sự tham dự của Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Trong thời gian qua, Toán học Pháp và Việt Nam đã gắn bó và có nhiều hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy toán học. Nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác và tạo cơ hội cho các nhà toán học quốc tế và trong nước giao lưu khoa học, công bố các kết quả nghiên cứu cao cấp về Toán, Hội Toán học Việt Nam, Hội Toán học Pháp, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và Đại học Huế đã tổ chức Hội nghị quốc tế "Toán học phối hợp Việt - Pháp" tại ĐH Sư phạm Huế (thuộc ĐH Huế) trong vòng 5 ngày, từ 20-24/8.
Đến tham dự hội nghị có PGS.TS.Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TSKH Trần Văn Nhung - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, GS.TS.Lionel Schawartz (ĐH Paris 3) - đại diện Hội Toán học Pháp, GS.TS.Lê Tuấn Hoa - Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, GS.TS. Ngô Bảo Châu - Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, PGS.TS.Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc Đại học Huế, GS Hoàng Tụy... cùng trên 500 nhà toán học Việt Nam và thế giới.
Quang cảnh lễ khai mạc hội nghị quốc tế Toán học phối hợp Việt - Pháp sáng 20/8.
Theo GS.TS.Lê Tuấn Hoa - Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, hai năm rưỡi trước đây, theo sáng kiến của GS Lionel Schawartz và GS Nguyễn Hữu Việt Hưng, 2 hội Toán học Pháp và Việt Nam đã đi đến thỏa thuận một hội hội nghị chung của 2 cộng đồng toán học. Đây là hội nghị chung lần đầu tiên tổ chức giữa Hội Toán học Việt Nam và một hội toán học của nước ngoài (mà cụ thể là Pháp) với mục đích tăng cường hơn nữa sự cộng tác khoa học giữa cộng đồng toán học 2 nước.
Việc cộng tác này có một lịch sử lâu đời. Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam - GS Lê Văn Thiêm đã được đào tạo tại Pháp. Sau khi trở về Việt Nam, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, cùng với một số ít đồng nghiệp, ông đã thành công trong việc tạo dựng ra nền Toán học Việt Nam. Ngay từ đó, đồng nghiệp Pháp đã giúp đỡ Việt Nam khá nhiều.
Việc cộng tác rất hiệu quả và thậm chí đem lại một kết quả xuất sắc không ai ngờ tới. Đó chính là công trình toán học mà nhờ đó, Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt Giải thưởng Fields Toán học danh giá đúng 2 năm trước đây. Đây chính là đỉnh cao của việc cộng tác giữa 2 nước.
Hơn 500 nhà khoa học Toán thế giới đã đến Huế dự hội thảo được xem là lớn nhất từ trước đến nay về Toán học được tổ chức tại Việt Nam
Sau 2 năm chuẩn bị tích cực, gần 90 nhà toán học đến từ Pháp và gần 350 nhà toán học đến từ mọi miền của đất nước Việt Nam cùng hơn 20 nhà toán học từ các nước khác đã tụ hội tại Huế để tham dự hội thảo. Sẽ có 13 báo cáo mời toàn thể (Ngô Bảo Châu (ĐH Chicago - Viện NCCCT), Đinh Tiến Cường (ĐH Paris 6), Hélène Esnault (ĐH Duisburg-Essen), Patrick Gérard (ĐH Paris 11), Benedict Gross (ĐH Harvard), Nguyễn Hữu Việt Hưng (ĐHQG Hà Nội), Jean Bernard Lasserre (ĐH Toulouse), Pierre Mathieu (Marseille), Huỳnh Văn Ngãi (ĐH Qui Nhơn), Sylvain Sorin (ĐH Paris 6), Ngô Việt Trung (Viện Toán học), Vũ Hà Văn (ĐH Yale), Jean Christophe Yoccoz (ĐH Collège de France, Paris)). và 1 bài giảng đại chúng do Pierre Cartier (IHES, Paris) trình bày.
Hội nghị có 15 tiểu ban. Gồm: Đại số giao hoán, Giải tích ngẫu nhiên và thống kê trong tài chính, Giải tích phức và hình học, Giải tích số và Toán học ứng dụng, Giải tích thực và phức, Hình học và kỳ dị, Lý thuyết biểu diễn (GS Ngô Bảo Châu - ĐH Chicago, Viện NCCCT), Lý thuyết xác suất, Mô hình toán học của các hệ sinh học, Phương trình đạo hàm riêng, Quy hoạch DC và DCA: Lý thuyết, thuật toán và ứng dụng, Toán học rời rạc, Toán học ứng dụng trong hệ sinh thái, Tối ưu hóa, Topo và lý thuyết đồng luân.
Hội nghị thu hút hơn 500 nhà khoa học đầu ngành về Toán nổi tiếng thế giới.
Khách mời sẽ được nghe 152 báo cáo mời tiểu ban và một số thông báo ngắn tại 15 tiểu ban. Ngoài ra, sẽ có một số sinh hoạt ngoại khóa, gặp gỡ giữa sinh viên - những người yêu thích toán với các nhà Toán học để trao đổi vai trò của Toán học trong xã hội nói chung và mối quan hệ giữa Toán và Công nghiệp nói riêng.
Theo PGS.TS.Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: "Đây là Hội nghị về Toán có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam sau khi GS.Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields danh giá nhất thế giới, đem lại vinh dự vô cùng to lớn cho đất nước Việt Nam".
Tại bải phát biểu ngắn nhân khai mạc hội nghị, GS.TS. Ngô Bảo Châu cho biết: "Việc thành lập Viện nghiên cứu cao cấp về Toán đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển rất cần thiết của Toán học. Hiện Viện chúng tôi qua hoạt động 6 tháng rất sôi nổi và thực chất với sự tham gia tích cực của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực toán cao cấp".
GS.TS.Ngô Bảo Châu (ngồi giữa) hứa hẹn sẽ đem đến nhiều bất ngờ về nghiên cứu toán học tại hội nghị quốc tế lần này
Cũng trong khuôn khổ của hội nghị, GS Ngô Bảo Châu sẽ có một bài trình bày vào sáng thứ tư (22/8) và dự đêm giao lưu hỏi đáp với các thế hệ học sinh, sinh viên, giáo viên yêu Toán ở Huế tối nay 20/8.
Đại Dương
Theo dân trí
Cô gái khuyết tật người Mông tốt nghiệp ĐH loại Giỏi Cầm tấm bằng đại học loại giỏi trong tay, cô gái khuyết tật người Mông Ma Thị Nống quyết định giã từ Thủ đô, "đi ngược" về phía núi, nguyện mang tri thức trở về với quê hương. Ma Thị Nống trong ngày nhận bằng cử nhân loại giỏi. "Của hiếm" ở bản Dẫn khách men theo dải đường lởm chởm đá ven...