Chàng trai Việt duy nhất ở Học viện Cảnh sát Czech
Honza là chàng trai Việt duy nhất đang theo học tại Học viện Cảnh sát ở Hole&scaronov, CH Séc.
Với sự hỗ trợ tài chính của EU, Học viện Cảnh sát ở Hole&scaronov đã mở rộng chương trình học cho học sinh đến từ nhiều dân tộc khác nhau. Năm nay, Học viện tiếp nhận 337 học sinh với khoá học trong 4 năm chuyên về các môn huấn luyện làm cảnh sát. Trong số này có 51 học sinh đến từ 16 dân tộc thiểu số đang sống tại nước này. Sau khi ra trường, họ sẽ phục vụ trong hàng ngũ của cảnh sát Czech.
Honza (trái) là chàng trai Việt duy nhất tại Học viện Cảnh sát ở Hole&scaronov
Các học viên của các dân tộc thiểu số trong dự án đào tạo tại Học viện này đã được chọn lựa rất kỹ càng. Họ là những thanh niên có năng khiếu. Ở Hole&scaronov, họ hứa hẹn được đào tạo đặc biệt, chuyên sâu để có được nghề nghiệp bền vững sau này.
Video đang HOT
Theo chương trình của Học viện Cảnh sát ở Hole&scaronov, ngoài các môn học văn hoá và môn giáo dục thể chất đặc biệt, Honza sẽ được dạy các môn như điều tra tội phạm cơ bản, an toàn giao thông, bắn súng hay luật pháp hình sự.
Tầm quan trọng của nghề cảnh sát và cơ hội giúp đỡ chính đồng bào của mình là động lực cho nhiều học sinh tại đây.
Theo VOV/aktualne.cz
Vấn nạn bị treo bằng vì nợ môn... thể chất
Mỗi năm 2 đợt đầu năm học và ra Tết, sinh viên (SV) trường ĐH KHXH &NV, ĐH QGHN lại nô nức kéo nhau đi học lại thể dục. Có SV trượt liên tiếp 4 kì học thể dục liền, lại có những SV chỉ vì nợ môn thể chất mà không được nhận bằng tốt nghiệp...
Nhộn nhịp mùa học lại... thể dục
Trường ĐH KHXH & NV (ĐH QGHN) là một trong những trường đầu tiên áp dụng đào tạo tín chỉ, với hình thức SV chỉ được thi một lần không qua sẽ phải học lại. Thay vì phải đăng kí học lại với các khoá sau như các môn học văn hoá, bộ môn Giáo dục thể chất của trường mở những lớp học lại, học tập trung trong 1 tháng để SV "trả nợ".
Việc mở các lớp môn học này độc lập so với thời khóa biểu của Nhà trường, sinh viên không đăng ký qua Portal sinh viên.
Theo thống kê học kì 1 năm học 2011 - 2012 có khoảng 500 SV đăng kí học lại (chiếm 90% số SV học lại môn Giáo dục thể chất của ĐHQG HN) với các môn học như: điền kinh, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, khiêu vũ thể thao, thể dục Aerobic, Võ thuật, lý luận và phương pháp GDTC, ... Sĩ số lên đến 60-70 người/lớp.
Được biết mỗi năm có 2 đợt học lại tập trung như thế này. Một đợt vào đầu năm học, đợt kia khi SV ăn Tết xong chuẩn bị sang học kì mới. Lịch học lại được xếp vào các ngày cuối tuần do các ngày trong tuần đã kín lịch và thể dục thì không thể học lại vào buổi tối được...
Cường độ luyện tập và thời gian học tăng lên gấp đôi (4 tiết/buổi) "tỉ lệ nghịch" với thời gian học tập trung 1 tháng.
Càng "linh động" càng "khó trả nợ"
Theo quy định SV trượt nội dung học nào sẽ phải đăng kí học lại nội dung đó. Tuy nhiên, với những lớp học lại tập trung, nội dung học lại được điều chỉnh "linh động".
Nhiều SV phải học liên tiếp một nội dung trong nhiều học kỳ
SV trượt môn cầu lông nhưng khi học lại, lại học điền kinh hoặc thể dục tay không, trượt khiêu vũ thể thao khi học lại chuyển sang học bóng chuyền... " Việc điều chỉnh nội dung học lại như vậy là để tạo điều kiện cho SV dễ dàng trả nợ môn...", một giảng viên giảng dạy trong bộ môn Giáo dục thể chất trường ĐH KHXH & NV cho biết.
Thế nhưng, việc chuyển nội dung học lại như thế này vô hình chung khiến SV phải học một môn học trong nhiều kì liền và với những SV "yếu" môn học đó lại càng khó trả được nợ hơn.
Lan Anh (khoa Thông tin thư viện) chia sẻ: "kì đầu tiên mình trượt điền kinh sang năm thứ 2 học lại chật vật mãi mới qua được, kì 4 trượt cầu lông đi học lại lại phải học điền kinh lần thứ 3 không biết lần này có qua nổi không..."
Treo bằng tốt nghiệp chỉ vì nợ môn... thể chất
Nhiều SV năm cuối sắp ra trường vẫn nợ 1-3 kì thể dục. Lê Thị Khuyên (khoa Khoa học quản lý), một cao thủ có "thâm niên" trong học lại thể dục bày tỏ lo lắng: "Ra Tết bọn mình phải đi thực tập rồi, đợt này đăng kí học lại cả cầu lông và bóng chuyền nếu không qua được mình không biết sẽ tiếp tục học lại vào thời gian nào nữa..., nguy cơ tốt nghiệp mà không lấy được bằng là rất lớn"
Được biết trong lớp của Khuyên có khoảng hơn chục SV đang dở khóc dở cười ở trong hoàn cảnh tương tự.
SV luôn uể oải với những buổi học thể dục ở trường.
Việc nghỉ quá 20% số buổi quy định, nhờ người học hộ, thi hộ, muộn thi, nhầm lịch thi, quên không đi thi...cũng là nguyên nhân bị "đánh trượt" khiến nhiều SV phải học lại.
SV hay bị trượt nhất ở môn bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh... Do đặc thù trường nhiều SV nữ hơn nữa lại chỉ được thi 1 lần "tỉ lệ rủi ro cao" nên số lượng SV học lại thể dục của ĐH KHXH & NV luôn đứng đầu trong ĐH QGHN.
Theo quy chế đào tạo Đại học, SV muốn ra trường bắt buộc phải hoàn thành chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Quốc phòng. Với hình thức tín chỉ khi mà mỗi môn học lại chỉ đựơc thi 1 lần thì với những SV lười luyện tập không có cách nào khác là học lại. Hệ quả của nó là cứ "đến hẹn lại lên" SV "nhộn nhịp rủ nhau" đi học lại thể dục.
Theo thống kê, năm học 2010 -2011, số SV bị treo bằng tốt nghiệp không ra được trường đúng hẹn chiếm khoảng 20%, trong đó, tỷ lệ sinh viên nợ môn thể chất chiếm tỷ lệ khá lớn.
Theo VTC
Để trở thành một 'marketer khác biệt' Bạn là người sáng tạo, năng động, thích giao tiếp và nghĩ mình có thể phù hợp với ngành Marketing? Buổi nói chuyện "Ý tưởng tạo nên khác biệt" do PSB College tổ chức sẽ cho bạn những "ý tưởng" cụ thể hơn về ngành học này. Buổi hội thảo diễn ra lúc 8h30 sáng thứ bảy ngày 17/9/2011, diễn giả là thạc...