Chàng trai Việt duy nhất bốn lần đạt 9.0 IELTS
Từng không thể nghe hiểu chương trình TV khi sang Mỹ năm 17 tuổi, Đặng Trần Tùng chưa bao giờ nghĩ sẽ giành điểm tối đa IELTS sau đó 7 năm.
Sau khi hoàn thành hai giờ dạy tiếng Anh, Đặng Trần Tùng, 27 tuổi, dành thời gian đọc sách về lịch sử thế giới và kinh tế lượng để tích lũy kiến thức cho bài thi viết của IELTS. Hàng tuần, anh thường xuyên tham gia chia sẻ kinh nghiệm ôn tập IELTS cho sinh viên, người đi làm.
Lịch trình hàng ngày của Tùng xoay quanh IELTS, thứ mà cách đây 8 năm anh không hề có khái niệm, lại càng không bao giờ nghĩ sẽ trở thành công việc chính.
Đặng Trần Tùng đã bốn lần đạt 9.0 IELTS. Ảnh: Thanh Hằng
Là học sinh Hà Nội, năm lớp 9, cậu học trò Đặng Trần Tùng đặt mục tiêu thi đỗ lớp tiếng Anh, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam như nhiều bạn bè. Dành phần lớn thời gian tại lớp luyện thi, Tùng thấy khả năng ngoại ngữ của mình không quá tệ, nhưng cũng không phải ở top đầu, chỉ lưng chừng giữa lớp.
Trong kỳ thi vào lớp 10 công lập năm 2008 của Hà Nội, Tùng đủ điểm tiếng Anh nhưng Văn, Toán thiếu, trượt nguyện vọng vào trường chuyên. Cậu học trò tự ti bởi con của đồng nghiệp bố mẹ, anh chị em trong họ đều học rất giỏi. “Mình cảm thấy dù cố gắng thế nào vẫn đi sau người khác”, Tùng tự mô tả bản thân.
Theo học lớp chọn Anh của trường THPT Phạm Hồng Thái nhưng hết năm lớp 10, Tùng cảm thấy chán nản với việc học ở Việt Nam. Được mẹ tạo điều kiện cho học dự bị đại học tại Singapore, Tùng ôn thi trong một tháng nhưng kết quả không khác lần thi vào Amsterdam. Thời điểm đó, trường THPT Phạm Hồng Thái có hội thảo du học, giới thiệu một số đại học tại Mỹ.
Tùng nhanh chóng quyết định đi Mỹ và bất ngờ khi bố mẹ đều đồng ý. Lý giải về lựa chọn Mỹ, chàng trai sinh năm 1993 chia sẻ lúc đó chỉ muốn đến một nơi thật xa, không ai biết đến mình để khởi đầu lại. Đầu năm 2010, Tùng đến bang Nebraska, theo học lớp 11 tại trường trung học Parkview Christian.
Ở chung với một gia đình người bản địa, Tùng cảm thấy tiếng Anh của mình ổn về mặt giao tiếp nhưng gặp khó khăn khi xem TV, phim ảnh vì “không hiểu gì cả”. “Lúc đấy mình rất hoảng. Ngồi xem hài với cả nhà, mọi người cười còn mình không nghe được gì”, Tùng kể.
Tùng tìm một show truyền hình yêu thích, có phụ đề tiếng Anh để luyện nghe. Sau khoảng 20 tập, Tùng bắt đầu theo kịp giọng của 5-6 nhân vật, nhận ra rằng không phải nghe kém mà do chưa hiểu được văn hóa, các cách so sánh khi nói của người bản địa.
Ngoài ra, nam sinh đọc rất nhiều, mỗi ngày 3-4 tiếng, nhưng toàn là truyện tranh. “Mình tập trung rất kém. Nếu bảo dành từng đó thời gian học tiếng Anh thì chịu, nhưng để đọc truyện tranh thì lại rất thoải mái”, Tùng nói. Sau gần một năm, khi trình độ tiếng Anh lên đáng kể, chàng trai 17 tuổi mới nhận ra gắn ngoại ngữ vào nhu cầu và sở thích cá nhân, việc học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Đặng Trần Tùng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tự cảm thấy tiếng Anh ổn nhưng Tùng vẫn chưa từng thi một chứng chỉ hay nộp đơn xin bất kỳ học bổng nào. IELTS khi đó là “một quyển sách màu xanh, hồi cuối cấp hai được mẹ mang về đặt trên bàn học” nhưng nam sinh không xem.
Dự định về Việt Nam sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tùng đăng ký trường RMIT. Khi được yêu cầu phải có IELTS tối thiểu 6.5, Tùng mới mua sách ôn luyện, dành vỏn vẹn hơn một ngày trên máy bay về nước để đọc qua và đi thi với tâm thế “không biết gì”.
Đến giờ, khi nhớ lại lần thi IELTS đầu tiên vào năm 2012, chàng trai Hà Nội cho rằng có khi chính nhờ việc không lo lắng, áp lực, giám khảo bảo gì làm đó nên mới có thể thoải mái, tận dụng hết khả năng để làm bài. Kết quả, Tùng được 8.5 nghe, 7.5 đọc, viết, nói, trung bình 8.0 ngay trong lần đầu thi.
Sau khi tìm hiểu và nhận thấy IELTS là chứng chỉ ngoại ngữ uy tín, năm 2015 Tùng xác định theo đuổi công vệc liên quan đến kỳ thi. Khi bắt đầu đi dạy, ôn luyện cho học sinh, Tùng quan niệm phải giỏi hơn hẳn các em thì những điều mình truyền đạt cho mới có giá trị, tốt cho người học. Để làm điều đó, Tùng tự ôn để nâng điểm IELTS, đặt mục tiêu chinh phục điểm tuyệt đối.
Anh gần như không luyện đề, thay vào đó dành thời gian đọc nhiều chia sẻ của chuyên gia về cách làm bài thi nói và viết, chẳng hạn làm thế nào để phát triển ý tưởng tốt, đạt điểm tối đa về độ liên quan giữa câu hỏi và cách trả lời. Ngoài ra, anh đọc thêm các tài liệu thuộc nhiều thể loại. Anh xác định, cần có “phương án B”, nghĩa là trường hợp không được điểm như mong muốn, anh vẫn có thêm kiến thức xã hội, không nên theo chiến thuật “được ăn cả ngã về không”. Mỗi ngày, thời gian luyện tập của anh khoảng 2 tiếng.
Đặng Trần Tùng nhận học bổng IELTS Prize của Hội đồng Anh hồi đầu tháng 9. Ảnh: British Council
Ba lần thi liên tiếp trong gần hai năm, Trần Tùng cải thiện được điểm viết nhưng đều đạt 8.5 trung bình. So với thang điểm IELTS, điểm số này rất cao nhưng chưa đạt mục tiêu anh đề ra. Thời gian ngắn nếm mùi thất bại liên tiếp, anh bắt đầu nản và hoài nghi khả năng bản thân, đứng giữa suy nghĩ cho rằng mình làm được nhưng không thành công.
Không muốn kéo dài cảm giác chán chường quá lâu, anh hạ quyết tâm thi thêm lần nữa vào đầu năm 2017. Lần này, anh được 9.0 nghe và đọc, 8.5 nói và viết, trung bình 9.0. “Lúc đó thực sự mình vỡ òa, nhảy múa điên cuồng, nhẹ cả lòng sau ba lần tra tấn tinh thần”, anh kể.
Với Trần Tùng, IELTS không chỉ là một kỳ thi mà còn là sự khổ luyện. Nếu chỉ nhìn vào điểm số, chúng chỉ có giá trị trong vòng hai năm. Phần thưởng lớn nhất mà anh nhận được khi gắn cuộc đời mình vào IELTS là hành trình khám phá giới hạn bản thân.
Để nâng cao kỹ năng viết, anh đã đọc rất nhiều, tiếp cận những tài liệu chưa từng nghĩ sẽ nghiên cứu chứ không chỉ đọc truyện tranh như trước. Anh cũng tuân thủ lịch viết bài một cách kỷ luật, thay vì sinh hoạt thoải mái như trước kia. Trần Tùng cho rằng kiến thức, kỹ năng và độ lỳ lợm tích lũy từ quá trình ôn thi IELTS có thể ứng dụng vào rất nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Đặng Trần Tùng chia sẻ cảm xúc trong lần đầu được 9.0 IELTS và những trải nghiệm đã tích lũy được. Video: TIW
Trần Khánh Vy, học sinh và cũng là đồng nghiệp của Trần Tùng, ấn tượng với khả năng sử dụng và nói tiếng Anh thành thạo của anh trong lần đầu gặp mặt vào năm 2017. Vy nhận xét Trần Tùng còn có khả năng truyền đam mê về ngôn ngữ cho người nghe với nhiều ứng dụng độc đáo. “Kiến thức tích lũy từ quá trình ôn thi 9.0 IELTS đã giúp thầy Tùng có các giảng hay và đa dạng hơn. Dù mình không còn là học sinh nữa, thầy vẫn luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc. Điều này khiến mình và nhiều học viên rất trân trọng và biết ơn thầy”, Vy nói.
Đến nay, Trần Tùng đã thi IELTS gần 20 lần, trong đó 4 lần được 9.0, trở thành người Việt Nam đầu tiên được điểm tuyệt đối ở cả hình thức thi trên giấy và trên máy tính. Giữa tháng 9, anh giành giải nhất học bổng IELTS Prize của Hội đồng Anh, dự định du học thạc sĩ tại Đại học Curtin, Australia vào đầu năm 2021. Thời gian tới, ngoài công việc dạy học, anh vẫn duy trì mục tiêu chinh phục điểm 9.0 của kỹ năng viết.
So với bản thân 8 năm trước, cảm giác tự ti vẫn thường trực dù Tùng đã đạt điểm số đáng mơ ước tại kỳ thi IELTS. “Càng thi nhiều mình càng thấy còn nhiều thứ phải học, xung quanh vẫn có nhiều người giỏi hơn mình rất nhiều”, anh nói.
Trần Tùng vẫn cho rằng mình và những người đạt 8.0 hay 8.5 cũng không khác nhau là mấy, chỉ có điều anh đi thi nhiều lần nên có thêm cơ hội cải thiện điểm số. “IELTS không phải định nghĩa của tiếng Anh và điểm 9.0 cũng chưa phải giới hạn khi học ngôn ngữ mà chỉ là một cột mốc để phát triển tiếp”, anh khẳng định.
Tại sao mọi người không thích môn Sử? Lỗi không hẳn ở chương trình học và thầy cô!
Nếu có kiến thức tốt về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới (trong đó có nước bạn) thì câu chuyện sẽ tiếp tục vô cùng dễ dàng và hào hứng, nhiều khi tìm được điểm chung còn thấy sung sướng và thân thiết nhau hơn.
Anh Sky ơi,
Trong lớp, em giống như là một kẻ "lạc thời" vậy. Khi tất cả các bạn đều học các môn khối A, B, D thì em lại rất thích học Văn, Sử, Địa; nhất là môn Sử. Mới đây, em nghe nói Bộ Giáo dục sẽ thay đổi chương trình học, bỏ môn Sử đi, có đúng vậy không anh? Sao mọi người lại không thích môn Sử vậy? Buồn quá!...
alexander@...
Chào em,
Trước tiên, anh sẽ nói lại cho rõ về thông tin này: Bộ dự định thay đổi chương trình học môn Lịch sử chứ không phải bỏ. Ở cấp Hai tất cả học sinh đều sẽ học như môn bắt buộc, chỉ lên cấp Ba thì môn này sẽ trở thành môn tự chọn (cho những ai yêu thích môn Sử và muốn theo ban C như em chẳng hạn).
Tuy nhiên phương án này cũng đang vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối từ xã hội, cho rằng điều Bộ Giáo dục cần làm là thay đổi phương pháp dạy môn Sử sao cho hấp dẫn học sinh hơn thay vì biến Sử thành môn học "phụ".
Anh đã từng học trong một ngôi trường mà mọi người toàn chạy theo các môn khác hệt như trường hợp của em. Giờ học Sử, ai nấy toàn lấy bài Toán, Lý, Hóa ra luyện đề. Và trong khi các môn khác mọi người tranh giành đua nhau vào đội tuyển thì đội Sử của anh chỉ có... 3 người. Chắc em nghĩ vậy sẽ rất buồn? Không hề đâu nhé! Anh đã có một khoảng thời gian rất tuyệt vời! Cô giáo anh thậm chí còn ra bài tập: "Em nghĩ gì khi Barack Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ?" để cùng bàn luận, không có con số, sự kiện nào khô khan cả.
Học sinh trường Tiểu học Bến Tre cùng ôn bài môn Lịch sử và Địa lý. Ảnh: Lê Uyên
Trở lại câu hỏi tại sao đa số mọi người không thích môn Sử? Có lẽ là "tiên trách kỉ hậu trách nhân", bản thân mình chưa thấy được giá trị của môn Sử, chứ không hẳn lỗi hoàn toàn ở chương trình học hay thầy cô giảng dạy. Anh thấy Lịch Sử là một môn rất tuyệt, vì nó là con thuyền đưa em ra với thế giới. Trong tất cả các chuyến đi nước ngoài, gặp bạn bè quốc tế, anh để ý câu hỏi của các bạn bao giờ cũng là: "Đất nước bạn như thế nào, lịch sử ra sao?".
Nếu có kiến thức tốt về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới (trong đó có nước bạn) thì câu chuyện sẽ tiếp tục vô cùng dễ dàng và hào hứng, nhiều khi tìm được điểm chung còn thấy sung sướng và thân thiết nhau hơn. Ví dụ, nhờ đọc Sử mà khi trò chuyện với các bạn Nhật, anh có thể lý giải được tại sao Chùa Cầu ở Hội An có mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản chẳng hạn. Thêm một điều nữa, lịch sử Việt Nam mình rất phong phú và thú vị với hơn 4.000 năm thăng trầm qua đủ mọi biến cố, hoàn cảnh: Chinh chiến, hòa bình, xây dựng. Kinh nghiệm con người, những trầm tích văn hóa, nghệ thuật cũng theo đó mà tích lũy lại rất dày dặn.
Ảnh: VietElite Education
Vậy làm sao để yêu thích môn Sử? Thay vì bắt đầu từ những trang sách, anh nghĩ chúng ta có thể bắt đầu từ những câu chuyện của các "nhân chứng sống của lịch sử" như ông bà, ba mẹ... Ví dụ em có thể hỏi thử bà tại sao ở phố cổ Hà Nội lại có Ô Quan Chưởng?
Hay hỏi mẹ tại sao đường Đồng Khởi ở Sài Gòn lại có tên như vậy? Chắc chắn em sẽ có thêm rất nhiều thông tin lịch sử sống động và khi đối chiếu với sách Sử, em sẽ thấy nó rất thú vị, dễ nhớ đó!
Lord Acton đã nói: "Lịch sử không phải là một vết cháy trong kí ức mà là ánh sáng phản chiếu của tâm hồn". Dù Sử có là môn bắt buộc hay không, anh nghĩ rằng tất cả chúng ta, ai cũng nên có kiến thức, hiểu biết nhất định về lịch sử vì đó là thứ ánh sáng rất đẹp, phản chiếu linh hồn của một dân tộc và cả những giá trị vĩ đại của nhân loại nữa. Có một nền tảng vững chắc như vậy thì trong bất kì lĩnh vực nào khác, ta mới bước đi được dài hơn, xa hơn.
Lộ diện SV đoạt giải đặc biệt hội thi "Olympic kinh tế lượng và ứng dụng" Chiều 27/6, Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc "Olympic kinh tế lượng và ứng dụng" lần thứ V đã kết thúc. Giải đặc biệt đã thuộc về nhóm sinh viên trường đại học Ngoại Thương TP.Hồ Chí Minh. Sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc và hết sức công tâm, Ban Giám khảo Hội thi đã lựa chọn...