Chàng trai vàng Olympic Vật lý tư vấn thi ACT đạt điểm cao
Trước kỳ thi chuẩn hóa ACT, Nguyễn Công Thành đặt ra những kế hoạch dự phòng. Chàng trai từng đoạt huy chương vàng Vật lý vừa xuất sắc đạt điểm ACT 34/36, top 1% cao nhất thế giới.
Nguyễn Công Thành được Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận tặng bằng khen trong lễ tôn vinh Học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và học sinh xuất sắc nhất trong kỳ thi THPT quốc gia.
Với các bạn muốn du học, những kỳ thi chuẩn hóa là phần không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký. Các trường đại học tại Hoa Kỳ yêu cầu một trong hai kỳ thi: ACT (American College Test) hoặc SAT (Scholastic Assessment Test).
Theo đánh giá của mình, SAT là kỳ thi yêu cầu lượng từ vựng tiếng Anh “kinh hoàng”: 80% số từ đó có lẽ cả đời không bao giờ nhìn thấy trừ trên tập đề thi SAT. Trong khi đó, từ vựng của ACT chủ yếu là những từ thông dụng.
Theo giáo viên tại trung tâm, câu hỏi phần Toán của SAT không khácProse Fiction – phần trong bài Đọc của ACT. Với thời gian ôn thi dưới 2 tháng, mình quyết định ACT là lựa chọn tốt hơn. Đây cũng là lý do khiến bạn nào lười học từ vựng SAT thì nên xem qua về ACT. Sau khi thi thử hai lần được 31/36 và 33/36 điểm ACT, mình được tặng học bổng miễn phí toàn phần khóa học tại trung tâm.
ACT gồm 4 bài thi: English (75 câu – 45 phút), Maths (60 câu – 60 phút), Reading (40 câu – 35 phút) và Science (cũng 40 câu – 35 phút). Ngoài ra còn có phần Writing (40 phút) không bắt buộc, tuy nhiên những trường đại học nổi tiếng vẫn bắt thi phần này.
ACT là kỳ thi có sức ép thời gian cao, mỗi câu hỏi của ACT chỉ cho khoảng 80% thời gian so với SAT. Vì vậy, việc quản lý thời gian và tăng tốc độ đọc hiểu khá quan trọng.
Phần thi Tiếng Anh có thể không gây khó khăn với những bạn có ý định du học từ trước. Cá nhân mình đầu tư 99,9% thời gian học cấp ba cho Vật lý để tham gia thi quốc tế, nên phải có thủ thuật trong bài thi English của ACT.
Theo kinh nghiệm của mình, lựa chọn ngắn nhất thường đúng; “OMIT” hoặc “NO CHANGE” thường là lựa chọn đúng… Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn phải có gốc Tiếng Anh để chọn được đáp án mà không phải dựa vào “mánh khóe”.
Phần Maths (Toán học), học sinh có thể đạt 36/36. Phần khó chủ yếu là từ vựng Toán học. Chăm chỉ làm đề là cách tốt nhất để xử lý vấn đề này.
Reading (Đọc hiểu) là phần mình sợ nhất. Lần đầu thi thử ACT, mình đã khoanh bừa gần một nửa. Phần này đặc biệt ép thời gian với trung bình 8 phút mỗi đoạn và dư 3 phút để điền vào giấy thi. Thông thường, mỗi thí sinh có chiến thuật riêng với Đọc hiểu.
Video đang HOT
Phần Science (Khoa học) bao gồm: Khoa học chiếm 4/40 câu, còn lại là đọc hiểu đồ thị, số liệu.
Thậm chí, một bài không khác đọc hiểu. Những người mới thi thường sẽ đọc toàn bộ nội dung, sau đó mới đọc câu hỏi. Vì thế, chưa đọc được một nửa đề, bạn đã hết giờ. Thực tế, bạn có thể làm mà không cần hiểu hết nội dung bài.
Cách làm tối ưu ở phần Science (Khoa học) là đọc câu hỏi, tìm đồ thị hoặc thí nghiệm mà câu hỏi nhắc tới, tìm nội dung và khoanh đáp án. Nhưng để đạt điểm 36/36 phần này, thí sinh phải nắm chắc lượng 4/40 câu hỏi khoa học. Phần câu hỏi khoa học hoàn toàn có thể trả lời chỉ với kiến thức đã học phổ thông ở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý.
Phần này có một cái khó giống Maths (Toán học) là từ vựng khoa học, nhưng mình không ngại lắm vì đã có kinh nghiệm làm đề IPhO gốc Tiếng Anh. Với người không có vốn từ vựng, cách tốt nhất vẫn là chăm chỉ.
“Mánh khóe” trên chỉ có thể kéo điểm ACT lên mức 24/36, nghĩa là hơn trung bình nếu xét trên toàn thế giới, nhưng thấp nếu tính đầu vào các đại học danh tiếng.
Còn với số điểm 30 trở lên, bạn phải có một chiến thuật ôn thi tốt. Chiến thuật của mình là chăm chỉ làm đề hiệu quả. Với mỗi câu sai (hoặc đoán mò), mình sẽ đánh dấu để xem lại, đánh giá sai vì cái gì, làm sao để sửa.
Một trong những lỗi hay gặp ở nhiều học sinh là “sai vặt”: Đọc nhầm đề, đọc đồ thị nhầm cột, chia nhầm tỷ lệ, tính nhẩm sai…. Những lỗi sai này đều có thể sửa dần qua việc chăm chỉ làm đề. Nếu mắc lỗi này quá nhiều lần, bạn cần xem xét việc tập trung làm bài.
Một phần khác là tâm lý thi cử. Mình không bị phân tán tâm lý khi làm bài và có lời khuyên với các bạn rằng: Khi ngồi xuống ghế, cầm bút lên, hãy nhớ có ba thứ tồn tại bạn cần quan tâm. Đó là: Bản thân, đề thi, bài thi và giám thị. Đừng nghĩ quá nhiều đến việc “nếu bị điểm thấp” hay “kỳ vọng của gia đình” trong thời gian này.
Nguyễn Công Thành (sinh năm 1997) là sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chàng trai này vừa đạt điểm số ACT (American College Testing) 34/36 trong đợt thi ACT toàn thế giới, diễn ra tháng 12/2015. Với kết quả này, Thành lọt top 1% thí sinh toàn thế giới có điểm số cao nhất. Đây cũng là điểm số ACT trung bình “đầu vào” của các sinh viên ĐH Harvard hàng năm.
Trước đó, Công Thành đoạt huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế.
Theo Zing
Cựu sinh viên Đại học Cambridge tư vấn chứng chỉ du học
Trần Việt Hưng tốt nghiệp ĐH Cambridge, giành học bổng thạc sĩ tại ĐH Stanford. Hoàn thành học tập, 8X về nước, quyết định khởi nghiệp với việc đào tạo chứng chỉ du học.
Sau khi tốt nghiệp THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trần Việt Hưng bắt đầu đời sinh viên của mình tại ngôi trường Cambridge danh giá của nước Anh và sau đó giành học bổng sang Mỹ "làm" thạc sĩ.
Sau 10 năm du học, anh trở về nước với tấm bằng thạc sĩ của Đại học Stanford, Mỹ và một danh sách những chứng chỉ cao cấp. Chàng trai 8X khi đó đã nghĩ tới một công việc lương cao trong các công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Sau đó, Trần Việt Hưng trở thành phó giám đốc của một ngân hàng và Giám đốc Tài chính Công ty Dịch vụ nền Di động Việt Nam. Tới giữa năm 2015, Hưng quyết định chuyển từ tài chính sang lĩnh vực khác: Giáo dục.
Trần Việt Hưng (trái).
Sau một thời gian quan sát các trung tâm đào tạo chứng chỉ quốc tế, 8X nhận thấy có những chứng chỉ mà đại học Mỹ, Anh rất coi trọng nhưng chưa được phổ biến ở Việt Nam.
"Cách đây 10 năm, thời tôi du học, IELTS 7.0 đã là thành tích tốt, đủ điều kiện đầu vào đại học nước ngoài. Nhưng hiện tại yêu cầu của các trường được nâng cao. Bên cạnh khả năng ngoại ngữ, học sinh, sinh viên cần thêm nhiều chứng chỉ quốc tế để tối ưu hóa cơ hội xin học bổng", Việt Hưng chia sẻ.
Từ thực tế đó, chàng trai này quyết định trở thành thầy giáo dạy thi chuẩn hóa quốc tế. Anh giảng dạy tất cả các loại bài thi từ lĩnh vực tài chính (CFA) tới tiếng Anh (TOEFL); từ chuẩn bị cho đại học (ACT/SAT/SAT 2) tới trước khi lên cao học (GRE/GMAT); và gồm cả chuẩn hóa Anh (A-level) lẫn chuẩn hóa Mỹ (Advanced Placement - AP).
Những chứng chỉ giúp sinh viên giành học bổng
Trải nghiệm tại 2 nền giáo dục hàng đầu là Anh và Mỹ, Trần Việt Hưng nhận thấy, các chứng chỉ cơ bản như SAT 1, TOEFL hay IELTS hiện trở nên phổ biến và không còn đủ tạo ra sức nặng cho hồ sơ xin học bổng. Đặc biệt, những đại học top đầu của Anh và Mỹ rất coi trọng những chứng chỉ khác như SAT 2, AP, ACT...
Theo tìm hiểu của cựu du học sinh này, các khóa học AP (Advanced Placement) hiện được tổ chức ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Hơn 600 trường đại học ở hơn 60 nước đã công nhận chứng chỉ AP trong quá trình tuyển chọn đầu vào. Tại Trung Quốc, năm 2013, AP được đưa vào giảng dạy tại hơn 180 trường học, với tổng cộng 10.247 học sinh tham gia và 37.151 bài thi. Còn ở Ấn Độ, năm 2013, có 2,2 triệu sinh viên tham gia khóa học AP, với 4 triệu bài thi.
Nghiên cứu của College Board cho thấy, 85% các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ ưu tiên nhận sinh viên từng học AP và 31% các trường ưu tiên AP trong việc cấp học bổng. Vì vậy, nếu như SAT chứng minh được kiến thức phổ thông của bạn, thì AP lại cho biết bạn có khả năng thích ứng với môi trường đại học như thế nào.
Bên cạnh đó, nếu hoàn thành 3 - 4 môn AP ở trung học và đạt kết quả tốt, sinh viên sẽ được miễn giảm số tín chỉ tương đương với một học kỳ năm thứ nhất tại hầu hết đại học ở Mỹ.
Còn đối với ACT, thạc sĩ này cho rằng, đây là chứng chỉ tương đương SAT, nhưng số người học đang tăng mạnh. Các câu hỏi trong kỳ thi ACT thường theo xu hướng đơn giản, có thêm phần thi khoa học (Science) và được đánh giá là bài kiểm tra toàn cảnh hơn so với SAT.
Tuy nhiên, trên thực tế, các chứng chỉ quốc tế như ACT, AP, SAT 2 vẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam, dù được nhiều học sinh biết đến. Đó chính là lý do Trần Việt Hưng trở về và quyết định khởi nghiệp với công việc giảng dạy chứng chỉ quốc tế.
Bảng thành tích của Trần Việt Hưng:
- Đạt điểm tối đa cho 17/27 bài thi A-level, 800/800 SAT Critical Reading, 800/800 SAT Math 1C & Math 2C & Physics, 36/36 ACT Math & Science, và 800/800 GRE Quantitative.
- Cư nhân Kinh tê, Đai hoc Cambridge, Anh.
- Hoc bông toan phần chương trình thac sĩ Chính sách Quốc tế, Đại học Stanford, Mỹ.
- Đỗ tất cả các kỳ thi cho chứng chỉ CFA (phân tích tài chính) và FRM (quản trị rủi ro).
- Có 6 năm kinh nghiệm giảng dạy các kỳ thi chuẩn hóa như CFA, GRE, GMAT, SAT, SAT 2, ACT, AP và A-level.
Theo Zing
Nước mắt người mẹ nghèo không có tiền cho con theo đại học Đạt 26,75 điểm, Nguyễn Thị Phương không trúng tuyển Học viện Cảnh sát, nhưng có thể đỗ nhiều trường đại học khác. Vì kinh tế gia đình khó khăn, nữ sinh phải đi làm thuê kiếm sống. Tìm đến nhà Nguyễn Thị Phương tại xã Văn Hoàng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), những người hàng xóm cho biết, bố nữ sinh này bỏ...