Chàng trai “tuổi Hợi” nhận học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ của Chính phủ Nhật
Tài năng, sở hữu hàng loạt những thành tích và tràn đầy khát vọng vì giáo dục cộng đồng, chàng trai “tuổi Hợi” (sinh năm 1995) Bùi Cảnh Thái – chàng trai Việt giành học bổng toàn phần Thạc sĩ Chính phủ Nhật được nhiều bạn trẻ trong cộng đồng du học sinh Việt tại Nhật yêu mến ngưỡng mộ.
Hồ sơ cá nhân ấn tượng
Bùi Cảnh Thái hiện đang học Thạc sĩ tại trường Đại học Nagoya – là một trong số những trường giành được nhiều giải thưởng Nobel nhất của Nhật Bản với 4 giải và được đánh giá là trường đại học chất lượng thứ 79 trên thế giới, thứ 7 ở châu Á (theo Times Higher Education 2018). 9X Việt đã được nhận học bổng toàn phần MEXT của Chính phủ Nhật trong hai năm học thạc sĩ (2017 – 2019).
Bùi Cảnh Thái tốt nghiệp tại ĐH Kyushu năm 2017.
Không chỉ từng là Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nhiệm kì 2011 – 2012, đạt danh hiệu học sinh, sinh viên xuất sắc được khen thưởng hàng năm, Thái còn là một người truyền cảm hứng cực tốt dẫu tuổi đời còn rất trẻ.
Hồi cấp ba, chàng trai 9X dù bận rộn với công việc học hành ở lớp chuyên Tin nhưng cậu vẫn lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức vô số hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Lên Đại học, Thái tập trung dành thời gian cho học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, giao lưu trao đổi văn hóa quốc tế và phát triển dự án của bản thân.
Trong bốn năm đại học, Cảnh Thái cũng được nhận khá nhiều các học bổng khác nhau như MEXT (2013), học bổng trường Đại học Kyushu (2013 – 2017), học bổng từ quỹ trao đổi quốc tế của tỉnh Fukuoka (2015 – 2017) và JASSO (2017).
Cảnh Thái đại diện du học sinh chia sẻ cảm nghĩ trong lễ tốt nghiệp Đại học.
Đặc biệt, nam sinh 24 tuổi này đã công bố đề tài khoa học quốc tế khi mới là sinh viên năm thứ tư. Đây cũng chính là kỉ niệm đáng nhớ nhất cho tới hiện tại của Thái trong quãng thời gian du học.
“Đây là một việc khá là hiếm đối với học sinh ở bậc học đại học, nhất là ở châu Á. Nhiều nơi nghiên cứu sinh tiến sĩ còn không cần công bố để được tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ không trở thành hiện thực nếu như em không được động viên bởi một người thầy người Hàn Quốc sang công tác ngắn hạn tại trường mình vào đúng thời điểm em nghiên cứu đề tài.
Mối quan hệ này sau đó còn được mở rộng đến cả nhiều nhà nghiên cứu khác trên thế giới, đưa em vào một mạng lưới nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp và thay đổi em rất nhiều”, Thái cho biết.
Giáo dục thay đổi con người
Trước đây, ở lựa chọn đầu tiên, Mỹ mới là điểm đến du học mà Thái dự định. Việc Cảnh Thái đến với Nhật Bản lại từ chính ấn tượng thời thơ bé. Từ nhỏ, chàng trai này đã yêu mến “đất nước mặt trời mọc” qua truyện tranh, phim ảnh.
Cựu Bí thư Đoàn trường Ams chia sẻ: “Việc đi du học Nhật như thể là đến xứ sở diệu kỳ trong mơ vậy. Sau nhiều năm tại Nhật, em trở nên bản lĩnh, tự chủ hơn rất nhiều.
Giáo dục Nhật Bản cho em sự tự tin làm điều mình muốn với tâm huyết, bất kể yếu tố bên ngoài có thế nào. Em trân trọng cái đẹp, sự giúp đỡ của người khác hơn, điều này khiến em rất hạnh phúc”.
Thái (bên trái) trong trang phục kimono truyền thống của Nhật Bản.
Do Thái độc lập tài chính từ năm 18 tuổi nên nó có ý nghĩa và tác động rất lớn đến cách em ứng xử và nhìn nhận thế giới xung quanh. Điều đó cũng giúp em ham học hỏi và đưa ra quyết định học ngành mới ở bậc Thạc sĩ mà không chần chừ.
Chuyên ngành Đại học của em thiên về khoa học môi trường và nông nghiệp. Vào cuối năm ba đại học, Thái bắt đầu nghiên cứu đề sâu liên quan đến kinh tế nông nghiệp và em nhận được sự khích lệ từ các giáo viên trong trường. Lúc ấy, em được mời tham gia những lớp học cho nghiên cứu sinh tiến sĩ để làm khóa luận của mình.
Video đang HOT
Thời điểm đó cũng là bước ngoặt để Thái suy nghĩ nghiêm túc về các ý tưởng kinh tế nói chung chứ không đơn thuần chỉ là kinh tế nông nghiệp.
Cảnh Thái (ngồi thứ hai từ trái sang) chụp cùng đội ngũ giáo viên và sinh viên khoa nông nghiệp (ĐH Kyushu).
Ngoài học tập, nghiên cứu, chàng trai 9X không ngừng “tìm đường” và đóng góp sức lực để thế hệ trẻ Việt “vươn xa hơn, bay cao hơn” với những dự án vì cộng đồng của mình. Cảnh Thái thích những hoạt động liên quan đến giáo dục con người; tư vấn, đào tạo kỹ năng cho học sinh THPT hoặc kết nối mọi người với nhau.
Dự án “Bão” mà Thái tham gia năm 2013 chính là tiền đề cho em triển khai những dự án cá nhân của mình sau này. “Bão” là một hội trại hướng nghiệp cho các em học sinh THCS và THPT, giới thiệu tới các em về các ngành nghề trong tương lai một cách hấp dẫn, dễ hiểu.
Cảnh Thái (áo đen) trong một hoạt động giao lưu văn hóa với học sinh cấp 3 tại Nhật.
Năm 2014 và 2017, Cảnh Thái tổ chức một nhóm viết sách cẩm nang về kỹ năng tổ chức sự kiện cho các bạn học sinh THPT. Các cuốn sách được trên 7000 lượt tải, thậm chí còn nhận được lời khen và ủng hộ của giáo viên ở các tỉnh miền Tây.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, sinh viên ưu tú 9X mở một lớp kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm cho gần 30 em học sinh cấp 3, sử dụng những tài liệu do chính Thái chọn lọc từ những nguồn có uy tín và chất lượng hàng đầu trên thế giới như Harvard Business Review, MIT Open Courseware, London School of Economics, TED. Chương trình dạy học sử dụng format ở các trường đại học, lớp học quốc tế nhằm mang đến cho các em học sinh cái nhìn bao quát về môi trường học tập khi du học nước ngoài.
Tết nghĩa là hi vọng
Nhắc về Tết nguyên đán của Việt Nam thì đến nay, Cảnh Thái đã “lỡ” bốn cái Tết. Dịp Tết cổ truyền rơi vào tuần thi cuối kỳ hoặc đầu kỳ nghỉ ở Nhật nên Thái thường bận ôn thi và đi thi.
Cảnh Thái cho biết, người Nhật đón Tết Dương lịch thay Âm lịch. Cộng đồng du học sinh Việt Nam hay tụ tập nhau lại cùng xem Táo quân và làm một số món ăn truyền thống. Xa nhà vào thời khắc lẽ ra là các gia đình sum vầy khiến nhiều du học sinh chỉ cần nghe thấy quảng cáo tiếng Việt cũng chực trào nước mắt.
Hội du học sinh Việt Nam tại Nhật liên hoan.
Nhìn lại một năm đã qua, Cảnh Thái nhận rõ sự trưởng thành và có được những chiêm nghiệm cho bản thân. Dự định trong năm nay của chàng trai tài năng này là tiếp tục hi vọng vào những điều tốt đẹp sắp tới.
“Đối với em, Tết có ý nghĩa là để tri ân quá khứ, tự hào ở hiện tại và tin tưởng vào tương lai. Điều quan trọng nhất với em hiện nay là hoàn thành luận án xuất sắc, chuẩn bị tốt việc học tiến sĩ và thực hiện được nhiều dự án giáo dục cho cộng đồng”, Cảnh Thái chia sẻ.
Hồng Vân
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Đưa "bếp không khói" đến miền quê nghèo, nữ sinh nhận học bổng Mỹ 5,7 tỷ đồng
Câu chuyện cô học trò xinh xắn trường Ams Nguyễn Lan Chi vừa đỗ đại học Vanderbilt (Hoa Kỳ) với học bổng toàn phần trị giá 245.000 USD gắn liền với hành trình em gây quy công đông nhằm quyên gop san phâm "bếp không khói" tơi nhưng hô dân ngheo ở miền quê Việt nhăm giam thiêu tac hai cua khoi bêp đên sưc khoe và bao vê môi trương.
Ý tưởng từ bếp củi rơm nhiều khói ở các vùng quê
Nguyễn Lan Chi (sinh năm 2001) đang là học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Mỗi lần có dịp đi xa, đến các vùng ngoại thành, Lan Chi nhận thấy bà con ở quê sử dụng bếp than củi đốt gây khói ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và môi trường sống.
Từng tham gia nhiêu hoat đông ngoại khóa trong nươc va ngoai nươc, Lan Chi lập tức nảy ra ngay ý tưởng cải thiện tình trạng này. Nghĩ là làm, Chi sáng lập dư an "Cleen". Muc tiêu xuyên suôt cua dư an chinh la đem san phâm bêp không khoi đên vơi moi ngươi.
Nguyễn Lan Chi, nữ sinh Việt vừa giành học bổng 5,7 tỷ đồng từ ĐH Vanderbilt.
Ban đâu, cô học trò đa thư tư lam môt cai bêp sinh học (bếp không khói) dưa theo mô hinh cua trương đai hoc MIT (Mỹ), nhưng lai thât bai. Lí do là vì mô hình bếp mẫu này làm bằng gốm nên chi phí khá đắt, Lan Chi thay thế bằng đất sét và một số nguyên liệu khác nhưng khi thành mẫu thì bếp không chịu được nhiệt.
Thất bại nhiều lần, Chi có phần áp lực nhưng vẫn cố gắng tìm kiếm giải pháp và thấy một mô hình bếp sinh học khá hay. Lúc này, em tự túc bay vào Đà Nẵng để gặp chú giám đốc của công ty này nhằm xem xét sản phẩm bếp sinh học phù hợp với người dân nông thôn.
Khi đã ưng ý, Lan Chi quyết định hô trơ đưa san phâm bêp sach đên vơi thi trương các tỉnh thành miên Băc va qua đó, thuc đây bà con sư dung san phâm nay thay cho bêp than cu. Thê nhưng, cô gái 18 tuổi lai găp phai môt vân đê lơn hơn: không co quy đê thưc hiên dư an.
"Luc đo, moi ngươi trong dư an cung đa dân mât niêm tin nhưng đên cuôi cung em đa đê xuât y tương gây quy băng viêc ban tui tote-bag băng vai: vưa co thê gây quy cho hoat đông phân phat bêp; vưa co thê khuyên khich moi ngươi sư dung tui vai thay vi nui nilon. Cleen đa gây quy đươc 26 triêu đồng va em dung toan bô sô tiên đo đê mua bêp va trao tăng cho ngươi dân", Chi kể lại.
Lan Chi cho hay, giá thành một chiếc sinh học này khá rẻ (250.000 đồng). Sau khi Chi hỗ trợ những người dân nghèo thay thế dùng loại bếp cũ bằng bếp sinh học đã nhận được phản hồi rất tích cực. Nhiều người dân đã tự ý thức thay đổi và thậm chí mua bếp tặng người thân, bạn bè dùng.
Chi và nhóm trong buổi tặng bếp sinh học đến bà con ở Phủ Lý, Hà Nam.
Trong bai luân ứng tuyển vào Đại học Vanderbilt, Lan Chi kê vê cuôc găp măt cua em vơi chú Bích - Tông giám đốc cua công ty bếp sinh học tại Đa Năng. Em kê vê trai nghiêm cua minh khi phai tư minh đi đên môt vung đât xa la ơ cuôi đât nươc, cung như cuôc noi chuyên cua em vơi chu Bich đa thay đôi goc nhin cua mình vê môt ngươi lanh đao va vê hoat đông công đông như thê nao.
"Chú Bích là chủ một công ty quy mô tương đối lớn nhưng vẫn xuống chế tạo những bếp sinh học với mọi người công nhân. Em có một góc nhìn khác về tinh thần lãnh đạo, sự thân thiện và gây cảm hứng với nhân viên từ chú.
Hầu hết nhân viên ở đây đều là người khuyết tật, công ty ra đời ngoài mục đích kinh doanh còn tạo ý nghĩa khi giải quyết công ăn việc làm cho những người khuyết tật vốn rất khó tìm việc...", Lan Chi chia sẻ.
Kể cho vị giám đốc nghe về thất bại khi chế tạo bếp sinh học của mình, Lan Chi nhận được lời khuyên hữu ích cho hướng đi của mình.
"Việc chế tạo bếp có thể chưa phải là việc con cần làm ngay bây giờ. Quan trọng và cần hơn, con nên bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức của mọi người.
Sau này khi còn đã học được kiến thức tiên tiến ở trường đại học Mỹ, con có thể quay về rồi tự sáng chế những chiếc bếp sinh học của mình" - lời của chú Bích vẫn còn nguyên trong tâm trí Lan Chi.
Lan Chi xinh xắn, đáng yêu đời thường.
Và ước mơ chế tạo những chiếc bếp cũng như những sản phẩm vì cộng đồng của cô gái Việt sẽ được viết tiếp ở Đại học Vanderbilt - nơi em vừa giành học bổng toàn phần ở đợt nộp đơn sớm.
Trao đổi với PV Dân trí, không giấu nổi vui mừng, Lan Chi tâm sự: "Em thât sư rât bât ngơ va xuc đông khi nhân đươc thư châp nhân cua trương, bơi Vanderbilt vân luôn la môt ngôi trương co ti lê châp thuân thâp trong bang xêp hang cac trương đai hoc tai Mỹ".
Tư khi con la môt hoc sinh câp 2, Lan Chi đa âp u niêm đam mê vơi Toan hoc va cac môn tư nhiên. Đươc biêt Vanderbilt la môt ngôi trương co thê manh vê cac linh vưc khoa hoc cung nhưng nghiên cưu va dư an chuyên sâu, em đa manh dan nôp hô sơ vao trương Ky Thuât (School of Engineering).
Năng lực, cá tính và nỗ lực vì cộng đồng của Lan Chi đã lay động được trái tim của hội đồng tuyển sinh. Không những giành vé trúng tuyển, nữ sinh Việt còn xuất sắc nhân đươc hoc bông tri gia 245.000 USD (khoang 5.7 tỷ đồng) cho 4 năm hoc tai Vanderbilt.
Thế mạnh từ hoạt động ngoại khóa
Kể lại quá trình nộp hồ sơ du học Mỹ, Chi cho hay em đã chuân bi cho ươc mơ này tư năm lơp 10. Vơi em, khâu chuân bi kho khăn nhât co le la khi em phai cân băng giưa viêc hoc tâp va cac hoat đông ngoai khoa trong ba năm cấp ba.
Theo nữ sinh Ams, trong hô sơ, điêm sô không phai la yêu tô quyêt đinh nhât ma la sư kêt hơp cua cac chưng chi, bai luân va hoat đông ngoai khoa.
Lan Chi luôn coi viêc lam cac hoat đông ngoai khoa la niêm vui, bơi em thich tiêp xuc vơi moi ngươi va em cam thây tư hao khi co thê gop sưc thay đôi cuôc sông cua moi ngươi xung quanh băng nhưng viêc lam be nho cua minh. Và Chi nghi rằng, thê manh cua em chinh la hoat đông ngoai khoa.
Cô gái Việt và bạn bè quốc tế tham dự trại hè khoa học ở Nhật Bản.
Cô học trò tâm sự: "Em yêu thich viêc đi đây đo cung như thưc hiên cac hoat đông công đông, đăc biêt la môi trương va khoa hoc, nên trong ba năm hoc câp 3 em đa tich luy cho minh môt lương lơn cac dư an lơn nho trong va ngoai nươc.
Trong cac bai luân phu cua trương Vanderbilt, em đêu co nhăc đên nhưng trai nghiêm va nhưng bai hoc ma em đa hoc đươc trong suôt qua trinh tham gia cac hoat đông công đông. Em nghi đam mê cua em đa cham đên nhưng nha tuyên sinh va giup em gianh đươc tâm ve vao trương Vanderbilt tai Mi".
Lan Chi sắp xếp thời gian hợp lý để vừa học tập tốt, vừa phát triển bản thân qua hoạt động ngoại khóa.
Chuẩn bị hồ sơ sớm, toàn diện và phát triển hồ sơ theo hướng nổi bật cá tính bản thân, Nguyễn Lan Chi đã hoàn thành mục tiêu chinh phục ngôi trường đại học mơ ước ở đất Mỹ.
Hiên tai, Lan Chi dư đinh theo đuôi nganh Ky thuât Xây dưng tai Đại học Vanderbilt. "Em hi vong minh co thê tiêp tuc ươc mơ khoa hoc tai Mỹ va thay đôi môi trương xung quanh em môt cach tôt đep hơn băng chinh sưc cua minh", nữ sinh xinh xắn nói.
Thành tích của Nguyễn Lan Chi
- Học bổng 245.000 USD tai đại học Vanderbilt (top 14 National University).
- Điểm SAT 1: 1530/1600, SAT 2 Toan: 800/800; SAT 2 Hoa: 800/800; GPA lơp 11 đạt 9.6; TOEFL 113/120.
- Giai Ba Thanh phô môn Tiêng Anh năm lơp 11 va 12.
- Ngươi sang lâp dư an Cleen: môt dư an gây quy công đông va quyên gop san phâm bêp sinh hoc tơi nhưng hô dân ngheo nhăm giam thiêu tac hai cua khoi bêp đên sưc khoe va bao vê môi trương.
- Đông sang lâp dư an The Unifier: môt dư an hương tơi giam thiêu stress va nâng cao sưc khoe tâm ly cho cac hoc sinh, sinh viên tai Ha Nôi.
- Đông sang lâp dư an Cherrity Project: dư an phat triên ưng dung điên thoai chuyên dung cho cac san phâm tư thiên hoăc phi lơi nhuân.
- Tham gia chương trinh Global Leadership Conference tai Đai Loan .
- Tham gia chương trinh International School of Science Japan (ISSJ) cua Manai Institute of Science and Technology.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Hành trang du học châu Âu: Quan trọng hơn cả vẫn là ngôn ngữ và tâm lý Trong "Ngày hội Giáo dục châu Âu" diễn ra tại Hà Nội mới đây, sinh viên Việt Nam đã có cơ hội tìm hiểu hệ thống giáo dục xuất sắc của châu Âu, văn hóa và truyền thống của châu lục này qua chia sẻ về kinh nghiệm thực tế từ các cựu sinh viên xuất sắc. Theo thống kê của Cục Đào...