Chàng trai tử vong sau tập thể dục, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng sau khi tập
Tập luyện thể thao vô cùng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên tập luyện không đúng cách cũng sẽ gây hại cho cơ thể và trường hợp của chàng trai 18 tuổi ở Trung Quốc là một minh chứng điển hình.
Chàng trai tử vong sau khi tập thể dục
Ngày 9/8, có một thanh niên ở Trường Sa (Hồ Nam, TQ), tên Tiểu Lương đột nhiên bất tỉnh sau khi tập thể dục. Người dân ở quanh khu vực đã gọi xe cấp cứu đưa cậu vào bệnh viện. Sau khi xe cứu thương đến, bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu cho Tiểu Lương, tuy nhiên sau gần một tiếng giải cứu cũng không thể giữ được tính mạng của chàng trai. Nhân viên y tế bước đầu phán đoán, Tiểu Lương là do vận động quá mức dẫn đến tim ngừng đập.
Ngày 9/8, có một thanh niên ở Trường Sa (Hồ Nam, TQ), tên Tiểu Lương đột nhiên bất tỉnh sau khi tập thể dục.
Theo mọi người chứng kiến sự việc cho biết, sau khi nhìn thấy Tiểu Lương ngã xuống đất, quan sát thấy môi Tiểu Lương đã tím tái, đợi khi nhân viên y tế đến hiện trường, tim của chàng thanh niên đã ngừng đập và không còn hơi thở.
Mặc dù trước mắt đã lập thu, một số khu vực buổi tối khá mát mẻ, nhưng trên cả nước vẫn còn rất nhiều nơi vẫn đang trải qua nhiệt độ cao của mùa hè, sức nóng của mùa hè vẫn khiến cơ thể con người khá khó chịu.
Nếu vận động, tập thể dục quá độ, hệ thống tuần hoàn tim của con người không chịu nổi gánh nặng, lượng máu và oxy sẽ tăng đột ngột, lượng cung cấp cho cơ thể không đủ, khi chạy bộ, tim sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu cấp tính, tiếp theo xuất hiện tim ngừng đập và lưu thông máu lên não bị gián đoạn.
Tim ngừng đập hơn 4 phút, cơ hội cứu sống là 0
Thời gian hoàng kim để cấp cứu đột tử là 4 phút, nội trong 4 phút phải hồi phục tim kịp thời, tỉ lệ giải cứu thành công đạt đến 50%, vượt quá 4 phút cơ hội giải cứu bằng 0. Do đại bộ phận những người bị đột tử thường bị phát hiện muộn, đã vượt quá thời gian hoàng kim để cấp cứu, và những người xung quanh không biết cách sơ cứu, lại gọi xe gấp cứu từ bệnh viện, do đó cơ hội cứu sống càng bị giảm sút.
Thời gian hoàng kim để cấp cứu đột tử là 4 phút, nội trong 4 phút phải hồi phục tim kịp thời, tỉ lệ giải cứu thành công đạt đến 50%, vượt quá 4 phút cơ hội giải cứu bằng 0.
Dấu hiệu cảnh báo vận động quá mức
Video đang HOT
Các bác sĩ đã cảnh cáo, nếu xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, khó thở, mất phương hướng, tinh thần hoảng hốt, tim đập nhanh và mất nước. Bạn nên chú ý, dừng việc luyện tập. Ngoài ra, nếu sau khi vận động xuất hiện tình trạng dễ bị kích động hoặc phiền muộn, chất lượng giấc ngủ suy giảm, tinh thần ủ rũ, và giảm cân, chán ăn… cũng biểu hiện việc luyện tập quá mức, sau này nên chú ý khống chế thời gian.
Những điều cấm kỵ khi tập luyện trong thời tiết nhiệt độ cao, cụ thể:
1. Không nên tập thể dục quá lâu
Thời gian tập luyện hợp lý nhất trong thời tiết nóng bức là khoảng 30 phút, để mồ hôi không chảy quá nhiều, nhiệt độ cơ thể tăng quá cao sẽ dẫn đến bị cảm nắng.
2. Không tập thể dục với cường độ quá mạnh
Nhiệt độ ngoài trời cao, kết hợp với việc thể dục quá độ có thể làm cho cơ bắp vượt quá mức cho phép, từ đó rất dễ dẫn đến tổn thương, vì vậy cần phải đảm bảo cường độ tập luyện với tiết tấu nhịp nhàng.
Nhiệt độ ngoài trời cao, kết hợp với việc thể dục quá độ có thể làm cho cơ bắp vượt quá mức cho phép.
3. Quần áo mặc để tập luyện phải thoáng khí
Khi tập luyện thể thao ngoài trời phải chú ý đến quần áo tập phải mát mẻ, thoáng khí. Cố gắng lựa chọn bộ đồ thể thao giúp bài tiết mồ hôi hiệu quả, ở ngoài trời thì tốt nhất nên mang theo một cái mũ, kính râm,… để đảm bảo phần đầu và phần mặt được che mát.
4. Không nên uống nhiều nước sau khi tập thể dục
Tập thể dục sẽ đổ rất nhiều mồ hôi, nếu sau khi luyện tập uống quá nhiều nước sẽ khiến tăng gánh nặng cho hệ thống tuần hoàn máu, hệ thống tiêu hóa và đặc biệt là gánh nặng cho tim. Đồng thời, uống càng nhiều nước sẽ càng ra nhiều mồ hôi, gây hiện tượng mất muối, từ đó dẫn đến co giật và chuột rút.
5. Cấm sau khi tập thể dục uống nước lạnh ngay lập tức
Nếu bị kích thích bởi nước lạnh, lỗ chân lông đang giãn nở đột nhiên bị co lại.
Trong thời tiết nóng nực, tập luyện thể dục nhiệt độ cơ thể sẽ tạo ra nhanh hơn, và để giúp cơ thể hạ nhiệt, các mao mạch huyết quản của da sẽ mở rộng, nếu bị kích thích bởi nước lạnh, lỗ chân lông đang giãn nở đột nhiên bị co lại, sẽ gây rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể, sự điều tiết nhiệt độ cơ thể của đại não thất thường, đặc biệt rất dễ sinh bệnh.
Ngoài ra, sau khi tập luyện không nên uống các loại nước ngọt lạnh, lượng lớn loại nước ngọt lạnh đi vào cơ thể không chỉ làm giảm nhiệt độ của dạ dày, mà còn làm loãng dịch dạ dày và làm hỏng chức năng sinh lý của dạ dày.
Cách chính xác để làm sau khi tập thể dục trong thời tiết nhiệt độ cao là nhấp từng ngụm nhỏ nước lọc không lạnh, nghỉ ngơi, sau đó lau khô mồ hôi trên cơ thể. Nên tắm bằng nước ấm, để giảm khả năng chấn thương sau khi vận động.
Theo Trí Thức Trẻ
Bà bầu tắm nước nóng tăng nguy cơ dị tật thai nhi, dễ gây sinh non, sẩy thai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu tắm nước nóng có thể gặp rủi ro bất trắc và cản trở sự phát triển của thai nhi.
Tắm nước nóng giúp cơ thể xua tan cảm giác mệt mỏi, xoa dịu các v, nhức xương thường đến trong giai đoạn mang thai. Nhưng bà bầu thích tắm nước nóng và ngâm mình trong nước nóng quá lâu liệu có thật sự an toàn?
Không thể phủ nhận nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cảm giác đau nhức các cơ, tăng lưu thông máu, giữ cho tinh thần thật thoải mái khi ngâm mình trong bể nước nóng. Tuy nhiên, có những trường hơp cần được cảnh báo nên tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nước nóng. Phụ nữ mang thai tắm nước nóng ở nhiệt độ quá cao có thể gây ảnh hưởng không tốt đến người mẹ và đứa bé.
Vì sao bà bầu tắm nước nóng không tốt?
Hiệp hội mang thai tại Mỹ đã cảnh báo rằng bà bầu tắm nước nóng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề rủi ro trong quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm thân nhiệt của bà bầu tăng cao khiến thai nhi trong tử cung cũng bị làm nóng, vượt quá mức nhiệt độ bình thường. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu nhiệt độ nước nóng cao hơn 39 độ C có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực và trí não của thai nhi. Do đó, các bà mẹ mang thai được khuyến cáo không nên ngâm mình trong nước nóng trong thời gian dài.
Ngoài việc gây ảnh hưởng cho thai nhi, tắm nước nóng cũng không tốt cho sức khỏe của người mẹ, chẳng hạn như làm giảm huyết áp đột ngột. Đây là biến chứng nguy hiểm cần tránh trong thai kỳ. Huyết áp giảm sẽ kéo theo tình trạng bào thai không nhận đủ dinh dưỡng và oxy, từ đó làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, sinh non, thậm chí là tử vong.
Hơn nữa, nhiều mẹ bầu sử dụng vòi sen để xả nước nóng trực tiếp vào cơ thể cũng tăng nguy cơ gây tổn thương cho da. Nó dễ làm khô da, gây ngứa da, tạo nếp nhăn.
Đồng thời, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu người mẹ tắm nước nóng trong 3 tháng đầu thai kỳ còn tăng nguy cơ gây khuyết tật ống thần kinh và tình trạng mất nước về sau. Nguyên do là khi bà bầu tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38 độ làm ngăn cản quá trình vận chuyển oxy đến bào thai.
Hơn nữa, trong 5 -10 tuần đầu tiên, phần xương sống của thai nhi vẫn chưa hoàn thiện, nhiệt độ nước quá nóng dễ làm bé mắc phải dị tật cột sống hoặc sẩy thai.
Bà bầu tắm nước nóng thế nào để an toàn cho mẹ và con?
Mặc dù bà bầu được khuyên nên hạn chế hoặc tránh tắm nước nóng tuy nhiên nếu muốn tắm nước nóng để thư giãn, mẹ bầu có thể chọn cách tắm an toàn nếu đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Không tắm ở nhiệt độ nước quá cao;
- Bà bầu nên tắm bằng vòi sen thay vì tắm bằng bồn tắm, nhiệt độ thích hợp từ 35 - 37 độ C;
- Nếu ngâm mình trong bồn tắm, bà bầu không nên sử dụng nước có nhiệt độ cao hơn 39 độ C và thời gian ngâm không quá 10 phút;
- Khi cơ thể bị cảm hoặc không khỏe, mẹ tắm càng nhanh càng tốt, tốt nhất chỉ nên lau mình qua nước ấm;
- Để an toàn cho mẹ và bé, bà bầu không nên tắm hơi hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng;
- Bà bầu tắm vào ngày nắng nóng có thể dùng nước bình thường để tắm cho thoải mái và uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước dễ khiến mẹ bầu bị choáng. Đây là biện pháp giúp giảm nguy cơ gây hại sức khỏe cho cả người mẹ lẫn con.
Như vậy, các chuyên giá khuyến cáo bà bầu nên tránh hoặc hạn chế tắm nước nóng trong thai kỳ để bảo vệ an toàn cho thai nhi và người mẹ. Tuy nhiên, nếu tắm đúng cách thì đây hình thức thư giãn rất tốt cho bà bầu để giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian mang thai.
Theo Webtretho
Tại sao bạn bị chóng mặt? Đầu quay, mắt mờ, thiếu cân bằng - bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bạn cảm thấy có một hoặc nhiều triệu chứng này khi bạn đứng dậy khỏi chỗ ngồi hoặc ra khỏi giường? Shutterstock Theo Medical Daily, trong hầu hết các trường hợp, một người cảm thấy choáng váng sẽ giảm dần trong vòng vài giây. Và trong những...