Chàng trai tốt bụng bị cô gái “đào mỏ” liên tiếp 3 lần, dân mạng lắc đầu ngán ngẩm: “Sáng mắt chưa?”
Cô gái “đào mỏ” chỉ sử dụng một mánh khóe nhưng chàng trai này liên tiếp bị mắc lừa!
Cách đây ít giờ, cộng đồng mạng được phen sửng sốt trước màn đào mỏ đỉnh cao của một cô gái. Theo đó dù mới quen nhau ít phút qua mạng, cô gái đã giở trò đào mò, moi khoét tiền của chàng trai.
Cụ thể, cô gái tên N. này nhắn tin cho anh chàng: “Anh có thể giúp em tí được không nếu anh thiện chí?“. Cô ta nhờ đối phương mua cho mình một chiếc thẻ điện thoại mệnh giá 200 nghìn đồng. Chàng trai vui vẻ nhận lời giúp đỡ cô nàng.
Nhưng khi vừa gửi mã seri sang cho cô gái, người phụ nữ này lại tiếp tục mè nheo xin xỏ: “ Nếu có thể anh giúp em mua cái nữa được không? Điện thoại em chưa đủ cước, vẫn bị khóa hết chiều gọi đi và đến”. Để thêm phần tin tưởng từ đối phương, cô gái còn khẳng định: “ Anh yên tâm em chưa ăn quỵt của ai bao giờ cả”.
Chàng trai trình bày lại rằng dù rất muốn giúp đỡ cô gái nhưng tài khoản của anh đã hết tiền, hiện tại chỉ còn 17 nghìn đồng.
Nhưng N. lại đánh vào lòng trắc ẩn của chàng trai: “ Sáng nay em đi lấy hàng sớm, con gái em em để ở cửa hàng. Lúc đi nó còn đang ngủ nhưng giờ nó dậy không thấy em nó khóc ngất mất. Anh giúp em lần này, em sốt ruột gọi điện cho con gái quá. Tối em gửi lại anh”.
Cảm thấy thương cảm, chàng trai nhờ bạn mình mua thẻ điện thoại với mệnh giá 200 nghìn đồng và tiếp tục gửi cho cô gái.
N. cảm ơn chàng trai rối rít. Cô ta còn cho anh biết rằng chưa có người đàn ông nào tốt như anh. Dù còn chưa bao giờ gặp nhau mà anh vẫn nhiệt tình giúp đỡ cô.
Tuy nhiên, chưa dừng lại lòng tham ở đây, cô gái tên N. lại tiếp tục dày mặt xin xỏ thêm: “ Nếu anh có thể, anh hãy giúp em lần chót. Anh thương lấy con gái em”.
Chàng trai vẫn nhận lời giúp cô nàng nhưng anh muốn giúp đỡ trực tiếp thì N. cho biết rằng cô đang lấy hàng tận bên Ninh Hiệp, Gia Lâm.
N. hẹn anh trưa qua chỗ cô rồi cô gửi lại số tiền đã vay anh. Thậm chí cô gái này còn thề thốt rằng nếu cô nói dối, ba mẹ cô sẽ gặp tai nạn để chàng trai yên tâm giúp đỡ mình.N. còn xin số của chàng trai và lưu tên là “ân nhân”.
Video đang HOT
Cô ta giả vờ gọi cho anh để anh lưu số mình nhưng không được. Lý do là vì… số điện thoại cô dùng vẫn đang nợ cước. Anh chàng phải giúp cô mua thêm 1 thẻ nữa mới được.
Dù đã có phần nghi ngờ đây là cô gái đào mỏ, nhưng anh chàng vẫn đi nhờ bạn mình giúp đỡ ả. Tuy nhiên khi vừa nhận được chiếc thẻ điện thoại thứ 3 cũng trị giá 200 nghìn đồng, cô gái đột nhiên biến mất mặc cho anh gọi video rất nhiều lần.
Sau khi gửi chiếc thẻ điện thoại lần thứ 3 trị giá 200 nghìn đồng, cô gái bỗng nhiên im bặt không trả lời cuộc gọi hay tin nhắn của chàng trai.
Bài đăng than thở của chàng trai nhanh chóng nhận về nhiều lượt tương tác từ dân mạng. Ai cũng lắc đầu ngán ngẩm về độ khờ khạo của anh này.
- Cô ta lừa 1 mánh khóe đến 3 lần mà anh vẫn mắc mưu được, đến chịu.
- Người thân nhờ mua thẻ điện thoại cho cũng cần phải xác minh, thế mà anh chàng này cả tin gửi 3 lần thẻ điện thoại có giá trị khá lớn cho cô gái.
- Thanh niên đúng là chưa trải sự đời, quá dại gái, không biết bây giờ đã sáng mắt chưa?
- Tự dưng biếu không người lạ 600 nghìn đồng, không biết anh ta thừa tiền hay là tốt bụng một cách ngốc nghếch nữa.
Hiện bài đăng vẫn nhận về hàng nghìn lượt tương tác từ dân mạng. Đây cũng là bài học cho nhiều người, cần cảnh giác hơn để tránh các đối tượng xấu lợi dụng.
Cảm ơn Duy, em đã khiến cuộc sống này đẹp hơn
Gần như cả cuộc đời Duy liên tiếp đón nhận bất trắc, nhưng ẩn sâu trong con người khó nghèo ấy là trái tim thành thật và cách sống thẳng ngay. Duy là người đi mua ve chai mang trả lại hơn 200 triệu đồng cho khổ chủ.
Chiếc xe đạp là "cần câu cơm" mỗi ngày của anh Duy - Ảnh: TRẦN MAI
Buổi sáng hôm nay như mọi ngày, anh Lư Ngọc Duy (32 tuổi, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) thức dậy sửa chiếc xe đạp, tần tảo thu mua ve chai - thu nhập quyết định chén cơm của gia đình. Có thể đầy hoặc lưng, nhưng anh Duy bảo: "Nghèo mà thấy mình thanh thản, còn hơn giàu mà lòng cắn rứt".
Chạng vạng chiều 26-4, khi đập chiếc tủ sắt cũ bán phế liệu, lần đầu tiên trong đời anh Duy thấy cọc tiền lớn đến vậy. Cả đời nghèo khó, bệnh tật, bất ngờ từ trên trời rơi xuống số tiền hơn 200 triệu đồng, phút giây ấy là sự đấu tranh giữa lòng tham và thật thà với nhiều người. Nhưng với anh Duy thì không, đơn giản bởi "đói cho sạch, rách cho thơm".
Có lần tôi bị mất 500.000 đồng mà thơ thẩn cả ngày. Nói chi người ta mất mấy trăm triệu đồng, tôi nghĩ vậy mà không thể tham lam được.
Anh LƯ NGỌC DUY
Bỗng thành triệu phú
Trên mạng xã hội, anh Duy đang trở thành "người hùng" của cộng đồng mạng. Có lẽ sự "thèm khát" tử tế và lòng trắc ẩn trong mỗi người nên ai cũng muốn truyền tải câu chuyện đẹp đi xa. Khi mọi người đang tung hô anh trên thế giới ảo thì ngoài đời thật, chàng trai hiền lành đang tất bật mưu sinh. Trên vai anh còn gồng gánh cơm áo của một gia đình mà ở đó bệnh tật cứ ghé thăm thường xuyên.
Mấy ngày sau buổi chiều bỗng thành "triệu phú", anh Duy bình tĩnh hơn và câu chuyện cũng được chắp nối đầy đủ. "Chiều hôm đó tôi mua được ít phế liệu, chở về vựa ve chai bán. Lúc này thấy một chiếc tủ sắt cũ để trước căn nhà đang sửa chữa bên hành lang quốc lộ. Tôi vào nhà hỏi mua thì chủ nhà bán với giá 20.000 đồng" - anh Duy kể.
Chất chiếc tủ lên xe, những vòng quay thêm nặng nề nhưng niềm vui cũng lớn hơn khi trong đầu anh Duy nhẩm tính sẽ có thêm 10.000 đồng từ chiếc tủ ấy. Số tiền ấy được anh Duy quy đổi thành ba lạng cá nục cho bữa tối của cả nhà khiến hạnh phúc lớn hơn. Đoạn đường dài thành ngắn, sau những trục trặc khi xe hỏng bất ngờ trên đường, anh cũng mang được thành quả đến vựa ve chai.
"Thông thường chủ vựa sẽ cân mua. Nhưng hôm ấy lại bảo tôi đập tủ ra, nhờ vậy mà phát hiện tiền, vàng" - anh Duy thật thà.
Dưới ánh đèn mờ mờ và vết rách nhỏ trên bọc nilông đủ để anh Duy nhận ra những cọc tiền có giá trị lớn. Anh bí mật mang về nhà, báo với gia đình trả lại cho khổ chủ. Bà Lê Thị Huệ (mẹ anh Duy) vẫn nhớ khoảnh khắc ấy, tay bà run lên khi nắm lấy bọc tiền dày cộm, không biết là bao nhiêu nhưng chắc chắn phải trả lại nguyên vẹn cho chủ nhân thật sự của số tiền.
Trong căn nhà ọp ẹp khó nghèo ấy tỏa ra một sự giàu có vô bờ của sự thật thà. Cả nhà đều tán đồng việc trả lại tiền cho người mất. Trong đêm tối, cả nhà "hộ tống" số tiền đến nhà ông Phạm Nê - trưởng Công an xã Đức Nhuận.
"Tôi biết nhà mình mua chiếc tủ sắt cũ nhưng không mang đến thẳng, mà đến trưởng công an xã vì số tiền quá lớn, phải kiểm đếm. Thêm nữa tôi không biết số tiền đó của ai bởi nhà nông bỏ 180 triệu đồng và 1,3 lượng vàng trong tủ không nhớ thì hi hữu" - anh Duy nói.
Lúc anh Duy cùng trưởng công an xã kiểm đếm số tiền, ở một nơi nghèo khó khác, bà Đinh Thị Nữ (xã Đức Nhuận) đi xúc cát thuê về đến nhà tá hỏa khi chiếc tủ sắt không còn. Lúc này bà mới thú thật với chồng là trong chiếc tủ ấy có số tiền vàng lớn chục năm qua bà bí mật tích cóp để sửa lại căn nhà. Nếu mất số tiền ấy, gia đình bà Nữ lâm cảnh trắng tay, căn nhà đang sửa dang dở sẽ phải dừng lại.
Nghèo tài sản nhưng chẳng thiếu tấm lòng, ngay trong đêm hôm ấy toàn bộ tài sản được trả lại cho bà Nữ sau khi gia đình nói chính xác số tiền, vàng bị mất như Công an xã Đức Nhuận kiểm đếm. Trao lại số tiền, anh Duy trút đi gánh nặng, cảm giác như thể hoàn thành một việc lớn của đời mình.
"Có lần tôi bị mất 500.000 đồng mà thơ thẩn cả ngày. Nói chi người ta mất mấy trăm triệu đồng, tôi nghĩ vậy mà không thể tham lam được. Đó không phải của mình mà là mồ hôi, công sức của người khác" - anh Duy trải lòng.
Nếu anh Duy tham lam, gia đình tôi chẳng biết phải làm thế nào. Tôi cảm ơn anh rất nhiều.
Bà Đinh Thị Nữ
Bi thương và yêu thương
Những viên thuốc trợ tim gắn bó với anh Duy từ năm 13 tuổi, đó là thời điểm bà Huệ nhìn thấy con trai ốm, sốt. Lo lắng, bà đưa con vào Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM khám, phát hiện con bị hở van động mạch chủ. Phải mổ điều trị nhưng mất sáu năm sau, khi Duy 19 tuổi, người mẹ khó nghèo mới tích cóp một khoản tiền và bán luôn căn nhà cấp bốn mới đủ số tiền 25 triệu đồng thực hiện ca mổ.
Duy khỏe trở lại thì gia đình anh cũng lâm cảnh không nhà, phải đi ở nhờ nhà người thân. Hoàn cảnh bi đát, UBND xã Đức Nhuận ưu ái bán cho một mảnh đất nhỏ, cho vay vốn nuôi bò. Mất thêm mấy năm làm việc, gom góp mới dựng được căn nhà và thoát cảnh ở nhờ.
Tám năm trước, Duy kết hôn với một cô gái khó nghèo cùng xã. Hai đứa trẻ ra đời là niềm hạnh phúc vô bờ. Gió vào nhà trống, vốn đã khổ, đứa con trai đầu lòng khỏe mạnh bất ngờ mang bệnh tự kỷ cùng lúc cha mẹ qua bên kia sườn dốc của đời người, Duy phải gánh vác tất cả.
Đã có lúc anh quần quật làm nông, rồi xin làm bảo vệ thời vụ kiếm tiền trang trải cuộc sống nhưng bệnh tật không buông tha, hơi thở anh chưa lúc nào bình yên. Anh phải nghỉ làm bảo vệ, chuyển qua thu mua ve chai, chủ động nghỉ ngơi lúc không ổn.
Gần như cả cuộc đời Duy liên tiếp đón nhận những bất trắc, nhưng ẩn sâu trong con người khó nghèo ấy là trái tim thành thật và cách sống thẳng ngay.
Tôi chỉ mong mình khỏe mạnh, mỗi ngày thu mua ve chai kiếm được vài đồng mắm muối nuôi gia đình là đủ rồi.
Anh Lư Ngọc Duy
Gia cảnh trái ngược với tấm lòng, hành động đẹp của anh Duy chạm đến bao trái tim. Ở nơi xa xứ, những người con quê hương Mộ Đức cùng nhau góp tiền, gửi về hỗ trợ anh Duy như lời cảm ơn cho hành động đẹp giữa cuộc sống bon chen, tâm hồn bao người được tưới mát từ quê nhà. Thầy Ngô Khắc Vũ - giáo viên Trường THPT Mộ Đức 2 - thay mặt nhà hảo tâm trao số tiền 15 triệu đồng cho anh Duy với những lời chia sẻ: "Cảm ơn Duy, em đã khiến cuộc sống này đẹp hơn".
Rời khỏi nhà Duy, trái tim chúng tôi ấm áp khi nghĩ về một lòng tốt và xót xa khi nghĩ về một hoàn cảnh. Chỉ ước gì cuộc đời anh tươi sáng như tấm lòng của anh. Có lẽ mong ước đó là của rất nhiều người...
Việc làm thể hiện đạo lý
Anh Duy nhận khen thưởng từ UBND xã Đức Nhuận - Ảnh: NGÔ KHẮC VŨ
Ngày 28-4, tại UBND xã Đức Nhuận, ông Huỳnh Văn Ảnh - chủ tịch UBND xã Đức Nhuận - mời anh Duy lên trao hoa và giấy khen cho hành động đẹp của người đàn ông nghèo khó với những lời gan ruột: "Việc làm của anh Duy thể hiện đạo lý đói cho sạch rách cho thơm, người dân và chính quyền cảm phục vô cùng".
Vẻ ngượng ngùng lộ rõ, có lẽ anh Duy chỉ chuẩn bị tâm lý cho việc trả tiền, chẳng nghĩ đến giây phút đứng trước đám đông vào thời khắc ấy.
Những cái bắt tay, những lời động viên cũng dừng lại, anh Duy đạp xe trở về tổ ấm nhỏ bé bên đồng ruộng của mình. Cởi chiếc áo sơmi, anh trở lại là người mua ve chai. Anh phải tiếp tục lao ra ngoài đường, những phế phẩm thu mua được vẫn là nguồn sống của gia đình. Uống viên thuốc, tra nhớt vào xích chiếc xe đạp, anh Duy bắt đầu một ngày kiếm gạo.
Xúi "trẻ con" trộm thẻ của bố mẹ để donate, follow kênh, anh chàng streamer bị dân mạng lên án "Có làm thì mới có ăn" Một pha xử lý tinh quái nhưng đáng nhận về vô số chỉ trích từ phía anh chàng streamer. Nhiều người vẫn nghĩ rằng streamer là một trong những công việc sẽ mang tới thu nhập cao cho những người theo đuổi. Điều này đúng, nhưng chắc chắn chưa đủ, vì số tiền bạn kiếm về sẽ chỉ thật sự đáng kể nếu...