Chàng trai Sóc Trăng vượt lên nghịch cảnh, kiếm 10 triệu/tháng để học đại học
24 tuổi, Hứa Lâm Khang, chàng trai quê Sóc Trăng vượt qua những khó khăn do căn bệnh máu khó đông gây ra để học tập và tự lập trên đất Sài Gòn.
Hiện đang là sinh viên nhưng Khang đã có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng để trả các chi phí học tập và sinh sống.
Do căn bệnh này không thể chữa khỏi nên Khang phải học cách chung sống với nó từ ngày nhỏ. ‘Khó khăn đầu tiên là em bị ra máu khớp liên tục nên trước giờ ở đâu em cũng phải sống gần bệnh viện. Mỗi khi các khớp bị đau là em phải vào bệnh viện liền’.
Khang mày mò tự học về công nghệ từ năm 14 tuổi.
Trước kia, Khang thường xuyên phải từ Sóc Trăng lên Sài Gòn để thăm khám, tiêm thuốc. Có những tuần cậu phải đi tới 1, 2 lần. Sau này khi đã lên Sài Gòn sinh sống, khó khăn đó đã được khắc phục đáng kể.
Đam mê công nghệ thông tin từ nhỏ, Khang được tiếp xúc với máy tính vào năm 14 tuổi. Từ đó, cậu mày mò tự học các kiến thức trên mạng. Vì yêu thích, ban đầu Khang nhận làm website miễn phí cho người ta. Sau này, khi tự tin hơn, Khang bắt đầu kiếm được tiền từ MMO ( Make Money Online – Kiếm tiền trên mạng) từ việc làm website, chạy quảng cáo…
Những ngày đầu, cậu làm nhỏ lẻ và nhận thanh toán bằng thẻ điện thoại. Sau đó, Khang làm với quy mô lớn hơn, nhận thanh toán qua ngân hàng và các hình thức thanh toán khác. Ngoài ra, thỉnh thoảng cậu cũng làm thêm một số sản phẩm về hiệu ứng âm thanh, hoà âm, phối âm cho video hoặc kiêm luôn cả việc làm nội dung cho website, blog, quảng cáo…
Trước khi theo học đại học trực tuyến, Khang đã có thu nhập ổn định nhờ làm những công việc liên quan tới công nghệ này.
Cậu chia sẻ, người thầy đầu tiên của cậu có lẽ chính là Google. Và trong một lần tìm tài liệu từ Google về lập trình, Khang biết đến chương trình học đại học trực tuyến. Khang chọn hình thức học tập này là vì nó linh động về mặt thời gian, phù hợp với công việc mà cậu đang làm cũng như căn bệnh mà cậu đang phải ‘chiến đấu’ mỗi ngày.
‘Em thường học vào buổi tối, từ 9 giờ đến 1-2 giờ đêm, cho yên tĩnh. Ban ngày, em dành thời gian cho công việc. Có những hôm em làm việc nửa ngày, nửa ngày ở bệnh viện. Thường thường, khoảng 3 tuần em phải đến bệnh viện một lần’, Khang kể.
Video đang HOT
Khang mong muốn có những kiến thức sâu hơn về công nghệ thông tin.
Mong muốn học sâu hơn về công nghệ thông tin, Khang chọn học ngành Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm. Sau khi đăng ký theo học, cậu gặp nhiều biến cố về sức khoẻ. Bệnh viện thông báo cho Khang về ca phẫu thuật khá phức tạp trước mắt. Đó cũng là lý do làm cậu xuống tinh thần và chần chừ đến 5 tháng sau mới bắt đầu học.
Khó khăn chưa dừng lại ở đó. Cậu bị trượt một môn trong lần thi đầu tiên, trong khi thời gian hoàn thành chứng chỉ đầu tiên sắp kết thúc. Theo quy định, nếu không vượt qua học kỳ thứ nhất trong vòng 6 tháng, cậu buộc phải học lại từ đầu.
‘Sau khi ‘chết hụt’ ở môn thi ấy, em lao vào học như ‘điên’. Sáng đi làm, chiều đi bệnh viện, buổi tối em cắm cúi học. May sao em lại xin gia hạn được thêm 2 tuần nữa’.
Đến ngày thi môn cuối, Khang lại nhập viện đột xuất, trong lòng cầm chắc không thể hoàn thành học kỳ đầu tiên. Nhưng ngày cậu được xuất viện cũng là ngày cuối cùng được gia hạn. Khang đã hoàn thành các môn thi học kỳ 1 đúng hạn.
Hiện tại, Khang đang theo học học kỳ 2 của khoá học. Dù bệnh tật gây nhiều khó khăn cho việc học tập, làm việc nhưng Khang vẫn luôn lạc quan theo đuổi đam mê. ‘Chỉ cần làm hết sức mình, khi nào ngồi vẫn được, tay còn sức gõ, mắt vẫn chưa sụp xuống vì buồn ngủ thì vẫn có thể làm và phải làm bằng được. Em muốn nỗ lực hết sức mình để sau này nghĩ lại không phải nói ‘giá như”.
Khang chia sẻ, ngoài công nghệ thông tin, cậu cũng thích đọc tiểu thuyết, yêu viết lách.
Công việc làm MMO tự do đôi khi khiến cậu khá vất vả để cân bằng giữa công việc với học tập, nhất là khi có khách đặt hàng làm website.
Hiện Khang dự định vẫn theo MMO, xa hơn, khi đã có đủ kiến thức về lập trình phần mềm, cậu sẽ tìm một công việc thú vị hơn cho mình.
Học trực tuyến tại ĐBSCL: Cần chung tay, chung sức, chung lòng...
Để việc dạy và học trực tuyến tại các tỉnh ĐBSCL được thuận lợi, rất cần có sự chung tay của các bậc phụ huynh.
Như VOV.VN đã phản ánh những khó khăn trong việc tổ chức dạy và học trực tuyến tại các tỉnh ĐBSCL, như: trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế; thiếu trang thiết bị để dạy và học; hạ tầng mạng không đảm bảo dễ dẫn đến tình trạng"dạy cho có, học cho qua".
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức dạy học trực tuyến.
Làm thế nào để các địa phương trong vùng đang thực hiện tháo bớt những khó khăn trong công tác dạy và học trực tuyến. Nhiều người cho rằng, rất cần có sự chung tay của các bậc phụ huynh.
Ngay sau khi có chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào về việc triển khai dạy học trực tuyến cho học sinh trong thời gian tạm nghỉ để phòng chống dịch Covid - 19, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tinh giảm kiến thức và đôn đốc các địa phương, các trường tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Tại huyện Mỹ Xuyên, các trường đã triển khai thực hiện dạy trực tuyến trên Internet nhưng vấn đề học sinh không đủ trang thiết bị để học, học sinh lên lớp không đủ vẫn rất nan giải.
Nhằm giải quyết vấn đề này, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Mỹ Xuyên thực hiện cho những em không có thiết bị điện thoại thông minh, máy vi tính học theo lịch của Bộ Giáo dục trên truyền hình. Tuy vậy, cũng chỉ khoảng 70% các em học sinh tiếp cận được.
Phòng cũng khuyến khích các em học sinh không có thiết bị có thể tham gia học cùng bạn ở gần nhà và phải đảm bảo phương án phòng chống dịch Covid-19 nhưng cũng rất khó để đảm bảo các em học đầy đủ. Chính vì vậy, khi trở lại học trên lớp, việc ôn tập lại những kiến thức trọng tâm cho các em sẽ được tính đến.
"Còn phương hướng tới thì khi nào qua tình hình dịch bệnh, các em được đi học trở lại thì phải bồi dưỡng cho các em thêm, những số mà các em chưa được tiếp cận, nếu không sẽ bị chênh lệch kiến thức giữa những em được tiếp cận và không được tiếp cận", cô Võ Huỳnh Anh, Phó Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Mỹ Xuyên chia sẻ.
Cần sự quan tâm của phụ huynh để đảm bảo các em học sinh tham gia học trực tuyến đầy đủ.
Đồng quan điểm này thầy Võ Văn Thử, Hiệu trưởng Trường THPT huyện Thới Bình (thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau) cho biết, các lớp học trực tuyến trường tổ chức chỉ có trên 70% học sinh tham gia học.
Vấn đề này đặt ra việc, bắt buộc nhà trường phải củng cố lại kiến thức khi học sinh trở lại trường. Nhưng sẽ có nhiều trường không đủ phòng học để thực hiện học trái buổi như trường THPT Thới Bình nên cần nhất vẫn là làm sao để các em lên lớp đủ.
Tuy nhiên, học trực tuyến lại có một sự tự do nhất định nên cả giáo viên và học sinh dễ dẫn đến lơ là. Để đảm bảo việc dạy tốt, nhà trường đã quán triệt và tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm của giáo viên trong công tác dạy trực tuyến.
Nhà trường cũng sẽ lắng nghe những ý kiến phản hồi từ phụ huynh và học sinh về các tiết học trực tuyến để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Còn trong việc học trực tuyến vai trò của giáo viên chủ nhiệm cực kỳ quan trọng.
Các thầy cô sẽ là "sợi dây liên lạc" giữa nhà trường và phụ huynh học sinh để truyền tải nhanh và hiệu quả nhất các kế hoạch học tập. Ngoài ra, phải đảm bảo công tác hỗ trợ, kiểm tra và giám sát để đảm bảo chất lượng.
Cũng theo thầy Thử, điều tiên quyết của việc đảm bảo chất lượng nằm ở việc học sinh phải tham gia học. Trong việc này, ngoài vai trò của giáo viên chủ nhiệm thì các bậc phụ huynh đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì các em học tại nhà. Ai cũng biết, do dịch covid-19 phức tạp nên buộc phải học trực tuyến. "Vì sự nghiệp trồng người", nhà trường gặp khó nhưng sẽ thực hiện được, các bậc phụ huynh cũng cần chung tay quan tâm, đốc đốc các em học tập để đảm bảo kiến thức.
"Dịch bệnh diễn ra bất ngờ để đáp ứng tình hình thì giảng dạy trực tuyến là phương pháp tối ưu. Đây là việc bất ngờ, bị động nhưng dù sao đi nữa thì các trường cũng phản ứng kịp. Tức là cơ sở hạ tầng mặc dù mình còn yếu nhưng dù sao thời gian qua công nghệ thông tin ở nước ta phát triển rồi. Việc dạy học trực tuyến có khó khăn nhưng chúng tôi thực hiện được", thầy Võ Văn Thử chia sẻ.
Tỉnh Cà Mau đang áp dụng phương pháp soạn giảng và giao bài tập để các học sinh không thể học trực tuyến củng cố kiến thức.
Nhằm đảm bảo hiệu quả cho việc triển khai dạy học trực tuyến, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cà Mau đã song song thực hiện cả dạy cả trên Internet và truyền hình. Hiện Sở Giáo dục - Đào tạo Cà Mau đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức giảng dạy.
Để đảm bảo các em học hiệu quả, các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn bắt buộc phải cùng tham dự giờ học trên đài truyền hình với học sinh. Sau đó, hướng dẫn học sinh của mình thực hiện nhiệm vụ đặt ra trong các giờ học được tổ chức, đồng thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, chấm bài tập cho các em.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn trong việc học trên Internet ngành Giáo dục Cà Mau cũng đã triển khai đa dạng phương pháp học. Ngoài việc dạy trên các phần mềm dạy và học trực tuyến, hình thức học bằng cách tạo nhóm Zalo, Facebook hoặc các mạng nội bộ của trường để giáo viên và học sinh cùng trao đổi kiến thức và tự học cũng được áp dụng.
Tuy nhiên, cũng như nhiều tỉnh tại ĐBSCL, một thực tế không thể phủ nhận tại Cà Mau là điều kiện học tập của các em có sự chênh lệch giữa các khu vực vùng sâu, vùng xa và thành thị. Để khắc phục "khiếm khuyết" này, các trường sẽ tiến hành giảng dạy cho học sinh thông qua hình thức soạn giảng, giao bài tập đến từng học sinh.
"Chất lượng học sinh có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn. Nắm tình hình này, chúng tôi đã có chủ trương dạy trực tuyến cho học sinh với nhiều phương pháp. Nếu nơi nào có điều kiện thuận lợi thì dạy trên online, các mạng. Còn nơi nào học sinh không đủ điều kiện kết nối mạng, điện thoại thông minh thì sở chỉ đạo các trường, để giáo viên định hướng ôn tập học sinh thông qua việc soạn giảng và giao bài tập cho học sinh. Trong thời gian đó thì tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh", ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cà Mau nói.
Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc học trực tuyến là cần thiết. Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, các địa phương, các trường tại vùng ĐBSCL vẫn đang nỗ lực thực hiện để đảm bảo kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, một thực trạng rất nan giải là số lượng học sinh tham gia học trực tuyến luôn thấp ở mức báo động.
Trong vấn đề này, không chỉ cần sự quan tâm của các cấp ngành, các thầy cô mà các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm, đôn đốc con em mình học tập để đảm bảo kiến thức./.
Thạch Hồng-Trần Hiếu
Chàng trai mắc bệnh máu di truyền mất một chân ước mơ có việc làm Dù căn bệnh máu khó đông (hemophilia) đã lấy đi của Hồ Huy Bảo một chiếc chân cùng bao ước mơ, hy vọng, nhưng trên gương mặt, trong ánh mắt của cậu học sinh giỏi năm nào vẫn tràn đầy niềm lạc quan và không một chút oán than số phận. Căn bệnh hemophilia đã cướp đi của Bảo một chân. Ảnh: Công...