Chàng trai Nguyễn Công Sở và khát vọng “truyền lửa” tới cộng đồng
Có câu nói rằng: “Ước mơ là một hạt giống tốt sẽ nảy mầm xanh”.
Mỗi chúng ta ai cũng mang trong mình những ước mơ, hoài bão riêng để nghĩ về, chinh phục và cố gắng trong cuộc đời. Có những người mong muốn cho riêng mình, nhưng cũng có những ước mong của một người là để lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Câu chuyện của chàng trai trẻ Nguyễn Công Sở là một minh chứng cho khát vọng được “cho đi”, được cống hiến hết mình và trao kiến thức đến cộng đồng như thế.
Một gương mặt thân thiện, dễ mến và giọng nói trầm ấm của chàng trai đất Hà Thành, đó là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp Nguyễn Công Sở. Đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, được mọi người biết đến với tư cách là một doanh nhân trẻ đầy nhiệt huyết trong công việc và thành công khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng ít ai biết rằng, chàng thanh niên ấy đã có một hành trình vượt lên chính mình đầy thăng trầm, vất vả.
Tuổi thơ “dữ dội” với muôn vàn khó khăn của cậu bé nghèo
Nguyễn Công Sở sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo ở ngoại thành Hà Nội. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà lại đông anh em, khi Sở mới 2 tuổi, bố mẹ anh đã phải nhờ cậy ông bà già yếu chăm lo để vào Sài Gòn buôn bán. Hàng tháng, nhận từng đồng tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ gửi về đóng học, anh càng thương gia đình và tự ý thức phải chăm ngoan, học giỏi, đáp lại công ơn đó. Đối với một đứa trẻ ở miền quê nghèo như anh, để được học tập đã là may mắn lắm.
Nhưng trớ trêu thay, Sở bị ngọng, cậu bé ấy thậm chí không phát âm đúng nổi tên mình. Chính khuyết điểm này khiến anh ngày ngày bị các bạn trêu ghẹo, châm chọc, bắt nạt thậm chí là đánh mắng.
“Cá lội ngược dòng là cá sống – Người vượt nghịch cảnh là người thành công”
Đối mặt với tình cảnh trên, có thể nhiều người sẽ buông xuôi nhưng với Sở thì khác. Anh tự nhắn nhủ với mình phải thay đổi bản thân. Bằng nỗ lực luyện phát âm hàng ngày, ngay cả trong đầu, nhắc đi nhắc lại tên của mình, ghi âm lại, rồi nhờ người khác gọi đúng tên mình trong suốt hơn 1 năm, “quả ngọt” đã đến với Công Sở. Lần đầu tiên anh đã phát âm được dấu hỏi và nói đúng tên của bản thân.
Sau khi vượt qua tự ti về giọng nói, chàng trai ấy lại miệt mài học tập, ôn luyện thật chăm chỉ để đền đáp công ơn của bố mẹ. Tin vui đã đến với gia đình Sở khi anh nhận được thông báo trúng tuyển vào trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh – một trong những trường top đầu cả nước.
Video đang HOT
“Không có gì là không thể, cứ tự tin vào bản thân thì cơ hội sẽ mở ra”
Khi đang ngồi trên giảng đường đại học, Công Sở đã may mắn biết tới một chương trình đào tạo phát triển bản thân. Dù hoàn cảnh còn khó khăn nhưng với tinh thần ham học, cầu tiến, anh đã quyết định vay tiền bạn để tham gia rồi sau đó tiết kiệm trả dần.
Sau khóa học này, dưới sự dẫn dắt của người thầy tận tâm, anh đã nhận ra được tiềm năng của bản thân, tự tin hơn và dám đứng lên chia sẻ những kiến thức, giúp những người khác khám phá tiềm năng bên trong con người họ. Có một câu nói anh mà đặc biệt tâm đắc và ghi nhớ qua khóa học đó là: “Mỗi con người đều là thiên tài, và hầu hết chúng ta chỉ sử dụng não bộ chưa tới 5% năng lực của nó”.
Không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt được thế mạnh bản thân, nhờ vào luyện tập chăm chỉ, anh đã được chọn là một trong những ứng cử viên sáng giá vào vị trí tư vấn viên dành cho bạn trẻ ngay khi còn là chàng sinh viên năm thứ hai.
Từ một cậu bé tự ti về giọng nói, Sở đã trở thành tư vấn viên tài năng cho các bạn trẻ ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Điều đó có được là nhờ vào ý chí kiên định, sự tin tưởng vào chính mình của chàng trai trẻ. Anh luôn quan niệm rằng: “Cơ hội là do tự mình tạo ra, sẽ chẳng ai đứng hoài một chỗ, nếu bạn luôn cố gắng hết mình, cánh cửa thành công nhất định sẽ vì bạn mà mở ra”.
Nếu bạn muốn có được những thứ bạn chưa từng có thì bạn phải làm những việc bạn chưa từng làm
Đang ở tuổi “căng tràn sức sống”, Sở đã không ngần ngại mà thực hiện khát khao của chính mình. Luôn mang trong mình ước mơ được thay đổi cuộc sống, giúp đỡ gia đình, và nắm bắt tư tưởng “phi thương bất phú”, Sở đã quyết định từ bỏ học Y vào năm 3 đại học để “dấn thân” vào kinh doanh.
Trong hành trình mới này, Công Sở đã gặp không ít khó khăn và thách thức. Có nhiều giai đoạn khiến anh thực sự chán nản, mệt mỏi, tưởng chừng phải “dứt áo ra đi”. Tuy nhiên, với sự nhạy bén và tập trung, Sở đã từng bước vượt qua những thăng trầm của sự nghiệp để tiến tới thành công như ngày hôm nay. Anh chia sẻ, ngoài đam mê cháy bỏng ra thì bàn thân anh còn phải luôn phải trau dồi kiến thức mỗi ngày. Thành công là sản phẩm của quá trình học hỏi từ kinh nghiệm và thất bại – kết quả của sự kết hợp giữa cuộc sống, kinh nghiệm và những người chúng ta vẫn gặp hàng ngày.
Mặc dù đã có một vị thế nhất định trong sự nghiệp và được nhiều người nể trọng nhưng chàng trai trẻ vẫn luôn khiêm tốn, và học hỏi không ngừng. Với anh, “cuộc sống là một hành trình bất tận” và “Tri thức là sức mạnh”.
Chàng trai trẻ và khát khao “truyền lửa” đến cộng đồng
Có câu nói rằng “Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, khi bạn còn trẻ thì hãy biết cách học hỏi. Khi bạn thành công, hãy biết cách chia sẻ và chỉ dẫn”. Sở không tự nhận mình giỏi hơn ai cả, nhưng chính những năm tháng tự học, tự làm thì anh càng hiểu được những khó khăn của tuổi trẻ. Với tâm niệm “Cho đi là còn mãi”, anh mong rằng mình có thể cho đi nhiều hơn, lan tỏa niềm đam mê và động lực để giúp mọi người có cuộc sống tốt hơn qua những kinh nghiệm, bài học và cả thành công, vấp ngã của chính mình.
Với khả năng nắm bắt tâm lý con người, lại có kiến thức sâu về kinh doanh đầu tư, chắc chắn Nguyễn Công Sở sẽ trở thành một người dẫn đường có tâm và có tầm, giúp thật nhiều bạn trẻ thay đổi cuộc sống cũng như tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.
Cần đặt chứng chỉ IELTS đúng vị trí để tạo công bằng trong tuyển sinh
Năm 2021, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở thành "tấm vé" đặc biệt giành suất vào những ngôi trường mơ ước.
Tuy nhiên, chính từ cuộc đua IELTS đang "sốt" lại khiến chúng ta cần chậm lại để nhìn nhận về sự bình đẳng trong tuyển sinh và ngay cả trong chính các loại chứng chỉ mặc dù vẫn được đánh giá là tương đương.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Mối lo về một cuộc đua đầy áp lực
Trước "cơn sốt" IELTS như hiện nay, trong các loạt bài trước, Lao Động đã đề cập tới việc không ít phụ huynh cố tìm cho con một lớp luyện IELTS từ mẫu giáo, cấp 1 để nhận được cú lừa "treo đầu dê bán thịt chó".
Mới đây, phát ngôn của một học sinh trong một chương trình truyền hình tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa" cho cuộc tranh luận về xét tuyển đầu vào bằng chứng chỉ ngoại ngữ. "Việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào xét tuyển đại học là rất thực tiễn, cần thiết cho công tác tuyển dụng sau này. Bởi ông chủ của bạn sẽ thích điều này hơn là điểm 10 Toán, Lý, Hóa, Sinh" - nữ sinh này bày tỏ.
Tuyển sinh kết hợp các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang là phương thức được nhiều trường đại học top đầu sử dụng để tuyển đầu vào, đặc biệt với những trường, ngành học cạnh tranh. Hiện đã có khoảng 30 trường đại học lớn trên cả nước ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL hoặc đưa chứng chỉ ngoại ngữ thành yếu tố trong các phương thức xét tuyển kết hợp.
Sau năm 2021, nhiều thí sinh trượt "ấm ức" vì điểm cao nhưng vẫn không giành vé bởi số chỉ tiêu đã chia bớt cho những bạn điểm thi thấp hơn nhưng xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ. Theo thống kê của Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2021, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp IELTS vào trường cao gấp hơn 5 lần chỉ tiêu. Trong khi đó, thí sinh tuyển sinh vào Trường Đại học Y Dược TPHCM cũng nộp hồ sơ xét chứng chỉ gấp 3, 6 lần chỉ tiêu...
Tới đây, tuyển sinh năm 2022 được dự đoán là sẽ có thêm cuộc đua về chứng chỉ. Điều này vô hình trung tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng thí sinh giữa các vùng miền khác nhau bởi không phải thí sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận những chứng chỉ này.
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hương - giáo viên dạy Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI thừa nhận, có một cơn sốt về chứng chỉ IELTS. Theo chị Hương, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố điểm thi IELTS có thể thay cho điểm thi môn tiếng Anh và tùy từng trường sẽ có quy đổi tương ứng, một số ngành có thêm IELTS thành điều kiện xét tuyển... thì tạo cho học sinh có thêm một cơ hội, một cách thức xét tuyển mới vào trường đại học. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phụ huynh, học sinh phải chạy theo IELTS một cách mù quáng.
"Có IELTS là một lợi thế nhưng không phải bắt buộc. Nhiều phụ huynh, học sinh tự tạo áp lực để chạy theo tấm chứng chỉ IELTS. Không phải em nào cũng phù hợp để luyện thi chứng chỉ này, nếu ép quá có thể dẫn đến phản tác dụng. Cùng với đó, chi phí để học và thi là một khoản tiền lớn. Bố mẹ cần ngồi lại và trò chuyện cùng con để phương pháp phù hợp nhất. Tôi cho rằng, việc học tốt kiến thức trên lớp, dành thời gian ôn luyện đúng phương pháp thì học sinh vẫn có thể vào đại học bằng đúng năng lực của mình" - chị Hương chia sẻ.
Công bằng giữa các thí sinh và các loại chứng chỉ
Về vấn đề này, TS Ngô Minh Hải - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Trier, CHLB Đức, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định - cho rằng, hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ đã quy định rất rõ: Việt Nam có chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc và nước ngoài có chứng chỉ IELTS, TOEFL và một số chứng chỉ tương đương. Như vậy, việc nhiều trường chỉ sử dụng một số chứng chỉ quốc tế thôi thì đang đi ngược một chủ trương rất đúng.
"Các trường có quyền lựa chọn chứng chỉ mà mình cảm thấy uy tín nhưng nếu không phù hợp sẽ dẫn đến hệ quả không công bằng trong tuyển sinh, bỏ lọt nhân tài. Nếu sử dụng đa dạng chứng chỉ, cả trong và ngoài nước thì thí sinh có nhiều lựa chọn và những lựa chọn này đều được công nhận tương đương nhau" - ông Hải nhận định.
Về vấn đề chất lượng chứng chỉ không đồng đều, ông Hải cho biết thêm, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo chất lượng tương đương giữa các loại chứng chỉ. Chứng chỉ IELTS dừng ở việc một chứng chỉ tiếng Anh do một trung tâm uy tín cấp, chứ không thay thế cho hệ thống chứng chỉ.
TS Ngô Minh Hải cho rằng, cần công bằng giữa các loại chứng chỉ để thí sinh có thể tiếp cận tuỳ thuộc khả năng của mình.
Ông Hải nhấn mạnh rằng, nếu chạy theo chứng chỉ IELTS hay một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nào khác cũng sẽ có thể bỏ lọt nhân tài bởi vì không phải ai điều kiện để tiếp cận tri thức đó. Bản chất tuyển sinh đại học thì cần có năng lực học tập, tư duy, kỹ năng để chứng minh khi học tại trường vì thế chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là phần nào đó thôi. Với cách tuyển sinh hiện nay của nhiều trường, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đang chiếm trọng số khá lớn khiến ảnh hưởng đến các phần còn lại.
Theo quan điểm của TS Hải, trường đại học phải là nơi tạo thêm giá trị cho sinh viên, trong quá trình học sẽ được bổ sung những điều còn thiếu, hoặc yếu để họ có thể phát huy được tốt nhất năng lực của mình. Ví dụ, một người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Toán hoặc Kinh doanh rất tốt nhưng thiếu về ngoại ngữ thì môi trường đại học không phải từ chối hay không nhận họ. Trường đại học phải là đào tạo, bổ sung thêm năng lực ngoại ngữ để họ trở thành người toàn diện. Đó mới là ý nghĩa cao nhất của giáo dục đại học.
TS. Khiêm Nguyễn - Startup trẻ với đam mê trồng người Thầy giáo, doanh nhân trẻ Khiêm Nguyễn - Giám đốc đào tạo Công ty NLP Power - quan niệm, thước đo giá trị của startup không chỉ là tài sản, tiền bạc mà còn là sự cho đi trong cuộc sống, sự đóng góp cho cộng đồng, xã hội... "Nếu bạn mô phỏng một người xuất sắc, bạn sẽ là cái bóng của...