Chàng trai Nam Bộ bỏ việc ra Bắc ’săn’ nụ cười trẻ em
Phạm Xuân Quý mang theo máy ảnh, máy in mini bắt đầu hành trình xuyên Việt, đây cũng là lần thứ 7 anh trở lại miền núi phía Bắc.
Sau hơn một năm dịch Covid-19 ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống, Phạm Xuân Quý chợt nhận ra cần trân trọng tuổi trẻ, ra ngoài trải nghiệm nhiều hơn, thay vì bị bó buộc với mối lo “cơm áo gạo tiền” . Vì vậy, anh quyết định xin nghỉ vị trí quản lý một rạp chiếu phim ở Biên Hòa (Đồng Nai), mua máy ảnh và bắt đầu những chuyến đi, từ tháng 4/2020.
5.000 bức ảnh vùng cao
Mộc Châu (Sơn La), Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái), Y Tý, Bắc Hà (Lào Cai), Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang)… là những địa điểm đầu tiên Quý nghĩ đến khi bắt đầu hành trình. Khung cảnh núi non hoang sơ, những nếp nhà bình yên trong bản làng, đặc biệt là con người mộc mạc, theo lời anh, chính là hấp lực để anh đã và sẽ quay lại nhiều lần.
Ở đâu, anh cũng dành thời gian trò chuyện, ghi lại hình ảnh về đời sống, công việc, nụ cười của người dân vùng cao, đặc biệt là trẻ em. Trong chuyến đi xuyên Việt, anh đã dành 8 ngày để ở lại Hà Giang, trong đó 6 ngày là ở dốc Thẩm Mã để làm bạn với những người già, những đứa trẻ. Suốt 7 hành trình, anh đã chụp lại hơn 5.000 bức ảnh và in hơn 500 tấm chân dung để tặng lại người dân.
Anh Quý chụp ảnh lưu niệm cùng các bạn nhỏ bán hoa rừng cho du khách ở dốc Thẩm Mã.
Quý cho biết anh không được học qua lớp nhiếp ảnh nhưng rất cố gắng để ghi lại những khoảnh khắc và biểu cảm tự nhiên nhất của trẻ em. Do các bé không biết nói tiếng Kinh, nên anh cũng học được một số câu cơ bản như “Xin chào”, “Cháu tên gì”, “Cười lên nhé”… bằng tiếng HMông.
“Các bạn nhỏ vùng cao có nụ cười ngây thơ, biểu cảm ngại ngùng rất đáng yêu. Mình cũng không quan trọng chụp được những gì, chỉ cần được trò chuyện, tặng những món quà nhỏ, đem đến nụ cười và niềm vui là đủ”, anh nói. Những hình ảnh chuyến đi cũng được anh thường xuyên đăng tải trên các hội nhóm du lịch và một số triển lãm ảnh, với mong muốn du khách sẽ đến với vùng cao, không chỉ để khám phá cảnh đẹp đất nước, mà còn giúp cuộc sống bà con ở đây tốt hơn.
Video đang HOT
Những câu chuyện sau hành trình Đông Tây Bắc
Quý chia sẻ, dù là người miền Nam nhưng anh lại cảm thấy được là chính mình khi đến với vùng cao phía Bắc, chạy xe giữa những con đường đèo uốn lượn, thưởng thức đặc sản thắng cố, mèn men… Đặc biệt, điều anh cảm thấy yêu nhất ở vùng đất này là những con người.
Trong chuyến đi tháng 5/2020, khi dừng chân tại một quán nước ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Quý vô tình để quên máy ảnh. Đến sáng hôm sau mới quay lại tìm kiếm và không còn thấy người bán hàng nào ở đây, anh đã nghĩ đến trường hợp xấu nhất là mất máy ảnh, buộc phải kết thúc hành trình sớm. Tuy nhiên, người dân ở xung quanh rất tận tình hỏi han và tìm kiếm giúp anh. Người bán hàng nước như cũng đang đợi anh đến, Quý vừa tới cửa, chị lập tức nhận ra và vào lấy chiếc máy còn nguyên vẹn cho anh. Hỏi ra mới biết chị là cô giáo, buổi tối bán hàng nước để có thêm thu nhập.
Hay một lần khác khi đang lái xe tới Bản Mù (huyện Trạm Tấu, Yên Bái), do mưa lớn và đường hẹp, quá nhiều bùn sình, sỏi đá, Quý mất lái, khiến cả người và xe đều trôi về hướng vực. Lúc này có 3 người phụ nữ đi rừng về nghe thấy tiếng kêu cứu của anh nên đã trèo xuống vực, lấy dây buộc để đưa kéo anh và xe lên. “Lúc đó mình đã nghĩ là mình chết, may mắn là được các chị giúp đỡ. Khi mình ngỏ ý gửi tặng các chị hết số tiền mặt mình có, ai cũng cười tươi và lắc đầu không nhận. Chỉ cần mỗi lần nghĩ lại, mình đều rất cảm động”, anh nói.
Trong hành trình, anh cũng nhận được biết bao sự sẻ chia, giúp đỡ của người dân vùng cao như mời anh uống nước, ăn trưa dù chỉ có những suất cơm ăn với muối khi ra đồng đi làm. Những đứa trẻ, người già khi nhận được ảnh chân dung anh tặng thì vô cùng háo hức, ríu rít nói cười.
“Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, những đứa trẻ tan học lại đi bán hàng phụ bố mẹ, người già thì cơm không đủ ngon nhưng nụ cười lúc nào cũng rạng rỡ, điều này cũng lan tỏa tình yêu, sự tích cực đến với mình”, anh nói. Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, anh sẽ lại trở lại Hà Giang, mang theo món quà, lần này không chỉ có những tấm ảnh mà còn là chiếc kẹp tóc, đồ dùng học tập… cho trẻ em nơi đây.
Chàng trai 'thu' cảnh đẹp quê hương vào gương chiếu hậu
Chàng bác sĩ đa khoa 28 tuổi chụp ảnh miền quê Vĩnh Hưng qua gương chiếu hậu, thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Huỳnh Tuấn Kiệt, sinh năm 1993, hiện là bác sĩ đa khoa mới ra trường, sống tại huyện Vĩnh Hưng. Có khao khát chia sẻ hình ảnh quê hương của mình tới nhiều người biết hơn, Kiệt dành thời gian rảnh rỗi để đi săn ảnh. Chàng trai tạo được chú ý trên các hội nhóm yêu du lịch, nhiếp ảnh với các bộ ảnh miền quê Tây Nam Bộ, đặc biệt trong số đó là bộ ảnh miền quê Vĩnh Hưng qua gương chiếu hậu.
Chàng trai miền Tây có đam mê "lang thang" bằng xe máy để chụp ảnh. Ảnh: NVCC
Vĩnh Hưng là một huyện biên giới giáp với Campuchia, dù khá mới mẻ trên bản đồ du lịch nhưng vẫn thu hút bởi nét bình yên và những cánh đồng lúa trải dài. "Đam mê chụp ảnh là một yếu tố giúp mình có thể chia sẻ hình ảnh quê hương đi khắp nơi. Mình muốn mọi người biết quê mình tuy là vùng biên giới sâu xa nhưng cảnh đẹp thiên nhiên không thua kém vùng miền nào...", Kiệt bày tỏ.
Qua gương chiếu hậu xe máy của Kiệt, hình ảnh Vĩnh Hưng hiện ra thật yên bình và giàu màu sắc. Bộ ảnh thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu du lịch và nhiếp ảnh nhờ ý tưởng độc đáo, giản dị. "Mình có tật cứ buồn là lang thang khắp nơi. Có lần đi qua một đoạn đường có hoa phượng, nhìn vào gương chiếu hậu thấy hoa hiện lên rất đẹp. Mình chợt nảy ra ý tưởng "thu nhỏ" quê mình vào gương chiếu hậu. Vậy là mình tìm hiểu xem huyện mình có những địa điểm nào đẹp và bắt đầu tập chụp qua gương. Bộ ảnh mà mình đăng trên mạng được hoàn thành trong một tuần gồm đi chụp và chỉnh ảnh. Vì chưa có điều kiện mua máy ảnh nên toàn bộ ảnh mình đều chụp bằng điện thoại", Kiệt nói về ý tưởng của bộ ảnh độc đáo này.
Kiệt chia sẻ, hành trình chụp bộ ảnh để lại cho anh nhiều kỷ niệm khó quên. Chàng trai thường đi săn ảnh một mình, với đồ nghề vỏn vẹn một chiếc xe máy và một chiếc điện thoại. "Kỷ niệm mà mình nhớ nhất là vào một ngày mưa, khi đi qua một cây cầu dây trơn trượt. Khi đó, một chị tầm ngoài 30 tuổi chạy xe lên cầu và bị té, mình có ra đỡ chị để dìu qua cầu. Chị cảm ơn rối rít và cứ hỏi mình đi đâu mà cũng bị dính mưa và mình trả lời là "săn ảnh". Sau đó, phải mất một hồi lâu để giải thích cho chị săn ảnh là gì. Chị cũng hỏi mình chụp hình như vậy có được tiền không...", Kiệt cười.
Bộ ảnh chụp qua gương chiếu hậu của chàng trai hiện đã nhận được tổng cộng hơn 5.000 lượt yêu thích từ trang cá nhân và các hội nhóm trên Facebook, với đa phần các bình luận khen ý tưởng hay, sáng tạo. Bộ ảnh cũng giúp miền quê Vĩnh Hưng được nhiều người yêu du lịch biết đến hơn. Theo như Kiệt chia sẻ, bộ ảnh hiện tại đã lên tới 200 bức. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến việc chụp ảnh tạm thời gặp trở ngại và trì hoãn. Thay vì chụp các địa điểm đông người hay các điểm du lịch, vui chơi, Kiệt chủ yếu chụp ở những đoạn đường ít người đi ở các cung đường quê.
Bức hình chụp mẹ mình trên cánh đồng là tác phẩm Kiệt ưng ý nhất. Dù không được nhiều lượt thích như những ảnh phong cảnh khác nhưng đối với Kiệt, "mẹ là nhất".
"Nếu được, mình muốn thực hiện ý tưởng này với đủ 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, chắc cũng còn lâu lắm mới thực hiện được vì mình là bác sĩ mới ra trường", Kiệt tâm sự.
Một cách làm du lịch khác của chàng trai người Dao Nặm Đăm là Làng du lịch cộng đồng của dân tộc Dao ở xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) mới được chú ý từ vài năm trở lại đây. Khi phần lớn cả làng đều làm chung một mô hình du lịch nhà sàn, hướng đến nhóm khách bình dân thì Anh Lý Văn Quang đã có hướng đi mới...