Chàng trai Mỹ giỏi 23 thứ tiếng bật mí bí quyết tự học ngoại ngữ siêu nhanh
Timothy Doner là người trẻ nhất trên thế giới nói được khoảng 20 ngoại ngữ một cách trôi chảy khi cậu mới 17 tuổi. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của cậu bạn Timothy Doner để hiểu hơn về phương pháp học ngoại ngữ và tìm thấy nguồn cảm hứng để học tốt hơn nhé.
Dưới đây là những bí quyết của chàng trai thông thạo 23 thứ tiếng chỉ trong vòng 5-6 năm tự học:
Học theo cụm từ
Có rất nhiều người chúng ta vẫn học từ vựng theo cách truyền thống: thầy cô ghi từ lên bảng và chúng ta dịch sang. Tuy nhiên, với cách này, người học sẽ quên rất nhanh. Cách tốt nhất là bạn học theo cụm từ ứng với ngữ cảnh cụ thể vì điều đó kích thích não bộ ghi nhớ nhanh hơn. Khi lặp đi lặp lại các câu, bạn sẽ tìm được quy luật, ngữ pháp của nó. Đừng quên sử dụng từ điển, khi tra từ sẽ khiến bạn nhớ từ lâu hơn.
Tim Doner chia sẻ bí quyết tự học ngôn ngữ tại diễn đàn Ted Talks (Ảnh: Youtube)
Học qua các bài hát
Một bí quyết tự học ngoại ngữ nữa của chàng trai này là học qua các bài hát. Nếu bạn thấy những cấu trúc ngữ pháp từ vựng và các bài đọc ở sách giáo khoa thật nhàm chán, hãy thử học qua các bài hát hoặc phim ảnh. Việc này có thể giúp bạn nhớ lời dù không biết nghĩa từ vựng. Ngoài ra, bạn còn học được cách luyến, nối âm, ngữ điệu cho phù hợp. Bạn tải từ điển và các bài hát về máy. Nếu bạn là người mới bắt đầu học, bạn nên chọn các bài hát ít lời, ca từ đơn giản. Như thế, bạn sẽ không phải đối mặt với vấn đề là phải học quá nhiều thứ cùng một lúc. Trong bài hát ấy có xuất hiện cấu trúc đặc biệt, Timothy Doner khuyên người học có thể đem so sánh chúng với các ngôn ngữ mình đang học xem khác nhau như thế nào. Sau đó, bạn áp dụng những câu đã học khi nói chuyện với người bản ngữ hoặc khi viết nhật ký. Khi người bản ngữ sử dụng những từ, cụm từ mà mình chưa biết thì mình có thể tập dùng để bổ sung vào vốn từ. Mặt khác khi giao tiếp, họ sẽ hiểu mức độ hiện tại của mình và sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
Tiếp xúc trực tiếp với người bản ngữ
Timothy Doner chia sẻ, cậu ấy sống ở New York, nơi có rất nhiều người từ các quốc gia khác tới. Khi muốn học một thứ tiếng mới, ví như ngôn ngữ của Israel, cậu ấy có thể đến hiệu sách để gặp một người Israel hoặc đi phụ tàu để có thể được nói chuyện. Điều này đòi hỏi chúng ta phải mạnh dạn, không được sợ sai, sợ xấu hổ, có như vậy mới tiến bộ được.
Khi Timothy Doner học tiếng Trung, bạn ấy đã gọi điện cho người Trung Quốc để giao tiếp, hỏi về đường đi, món ăn. Trước đó, Tim Doner đã chuẩn bị sẵn các câu nói để quá trình nói chuyện được trôi chảy hơn, cũng khiến bản thân cảm thấy tự tin. Đây chính là chiến thuật của Tim Doner khi học một ngoại ngữ nào đó.
Giao tiếp với người bản ngữ qua Internet
Ngày nay, facebook đã phủ sóng rộng rãi trên thế giới. Bạn có thể tận dụng điều này để học ngoại ngữ. Rất đơn giản, chỉ cần kết bạn, theo dõi những người nổi tiếng của quốc gia nào đó là đã có thể học được ngôn ngữ. Cách học này sẽ khiến bạn không cảm thấy áp lực mà thay vào đó là sự hứng thú, vừa học vừa chơi. Lướt facebook, đọc bình luận, trả lời…. cũng giúp bạn nâng cao được trình độ. Trên facebook còn có rất nhiều nhóm lớn giúp học ngoại ngữ, hãy tham gia vào những diễn đàn đó. Bên cạnh bạn sẽ là những người luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta học ngôn ngữ mới. Timothy Doner bật mí bạn ấy dành rất nhiều cho facebook để học theo cách đó.
Ngoài ra, Timothy Doner còn nghe radio và theo dõi thông tin về chính trị, xã hội của các nước bạn ấy đang muốn học thứ tiếng đó.
Cách đây khoảng hơn 10 năm, việc học ngôn ngữ khá khó khăn. Nhưng giờ đây, Internet là một thế giới phẳng giúp chúng ta dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài.
Nghiêm túc với việc học
Ngay từ đầu, bạn cần xác định rằng học ngoại ngữ là một quá trình, đòi hỏi đầu tư thời gian và kiên trì. Timothy Doner chia sẻ cậu ấy dành rất nhiều thời gian cho việc học từ mới, khoảng 50 từ một ngày. Bạn ấy viết ra giấy càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ép mình phải ghi nhớ được quá nhiều từ trong một ngày, nó sẽ khiến bạn dễ cảm thấy nản về sau.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhận bằng tốt nghiệp của Đức tại trường Cao đẳng Đường Thuỷ II
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sửa chữa máy tàu thủy sẽ nhận hai bằng cao đẳng do Trường Đường Thuỷ II, Việt Nam và Học viện HWK Leipzig, Đức cấp.
Quá trình giảng dạy chuyên ngành Sửa chữa máy tàu thủy tại trường tích hợp nhiều phương pháp tiên tiến, giúp phát triển năng lực sáng tạo, khả năng phản biện, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo của sinh viên.
Mặt khác, sĩ số lớp không quá 16 người tạo môi trường tương tác, trao đổi kiến thức và ngoại ngữ hiệu quả.
Thiết bị thực hành ngành Sửa chữa máy tàu thủy đào tạo thí điểm cấp độ quốc tế.
Đây là một trong 22 chương trình đào tạo quốc tế chất lượng cao do trường nước ngoài cấp bằng triển khai ở Việt Nam ngày 18/7 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Cao đẳng Giao thông vận tải Đường Thuỷ II là một trong số 45 trường được đầu tư để trở thành trường chất lượng cao và triển khai chương trình đào tạo liên kết nước ngoài đối với ngành Sửa chữa máy tàu thuỷ từ năm 2018.
Trường có đa dạng ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Ngoài Sửa chữa máy tàu thuỷ này, trường còn đào tạo 11 ngành nghề khác. Trong đó có 6 ngành được nhà nước hỗ trợ 70% học phí và nhà trường đảm bảo 100% cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp. Đó là Điều khiển tàu biển, Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa, Khai thác máy tàu thuỷ, Xây dựng cầu đường bộ, Kỹ thuật xây dựng và Sửa chữa máy tàu thủy.
Với bề dày 42 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đường thủy II thường xuyên gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động.
Sinh viên Khoa điều khiển thực hành trên tàu.
Trường đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng các danh hiệu như Huân chương lao động hạng Nhì; Huân chương lao động hạng Ba; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua của UBND TP HCM.
Thế Đan
Theo Vnexpress
Ước mơ vươn xa của sinh viên Đà Nẵng tự học chứng chỉ quốc tế ICAEW Để thực hiện hoài bão tìm được công việc ở một đất nước trong khu vực Đông Nam Á, sinh viên Nguyễn Đức Hải đã khiến nhiều người khâm phục khi Hải vừa cầm trong tay chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB) của Viện kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) bằng...