Chàng trai mang miếng ‘dưa hấu’ đi kiểm định, chuyên gia thốt lên: Anh có phúc hơn Từ Hi
Anh thanh niên chẳng ngờ được rằng món đồ mà mình mang đến còn “chất lượng” hơn cả bảo vật của Từ Hi Thái hậu.
Trong số phát sóng gần đây của chương trình “ Kiểm định bảo vật”, một người đàn ông trung niên họ Trương khoảng 30 tuổi đến từ Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc đã mang tới trường quay một món đồ có hình dạng giống với miếng dưa hấu nhờ các chuyên gia thẩm định và ước tính giá cả.
Anh Trương mang tới trường quay món đồ có hình dạng giống với miếng dưa hấu. (Ảnh: Haokan Baidu).
Theo anh, khoảng hơn 10 năm trước, trong một chuyến công tác tới Myanmar, anh đã mua lại một viên ngọc thô, sau đó mời một nghệ nhân tới để chạm khắc viên ngọc theo hình ảnh của miếng dưa hấu.
Sau khi nhận bảo vật từ tay người đàn ông và tiến hành kiểm định, các chuyên gia phải ngạc nhiên mà thốt lên : “Anh quả thật còn có phúc hơn cả Từ Hi Thái hậu”.
Theo chuyên gia, khi nhắc đến cổ vật có hình dạng dưa hấu, mọi người sẽ nghĩ ngay đến kho báu vô song được chôn cất trong lăng mộ của Từ Hi Thái hậu (1835-1908). Cổ vật có màu sắc giống ngọc lục bảo trong lăng mộ của Thái hậu nhà Thanh có vỏ xanh, ruột đỏ, cùi trắng và hạt đen, trị giá tới 2,2 triệu lạng bạc vào thời điểm đó.
Anh Trương đã thuê một nghệ nhân giúp mình chạm khắc viên ngọc thành hình miếng dưa hấu. (Ảnh: Haokan Baidu).
Video đang HOT
Tuy nhiên, với những đặc tính vốn có của ngọc lục bảo, rất khó tồn tại những màu sắc riêng biệt như vậy. Từ năm 1902 đến năm 1908, Từ Hi Thái hậu mỗi năm đều nhập khẩu vài tấn đá tourmalines từ Mỹ.
Loại đá tourmalines Từ Hi Thái hậu ưa thích có màu sắc trong xanh ngoài đỏ, còn được gọi là watermelon, có nghĩa là dưa hấu. Vì vậy cổ vật có hình dạng giống dưa hấu được tìm thấy trong lăng mộ của bà không phải là ngọc lục bảo mà là dưa hấu được chạm khắc bằng đá tourmalines.
Cổ vật được tìm thấy trong lăng mộ Từ Hy Thái hậu thực chất được làm từ đá tourmalines. (Ảnh: Baidu).
Viên đá mà chàng trai mang đến chương trình mặc dù có màu sắc đơn điệu nhưng được làm từ ngọc lục bảo. (Ảnh: Haokan Baidu).
Sản phẩm được kiểm định hôm nay, mặc dù nhìn tổng quát có màu sắc đơn điệu, nhưng nếu kiểm tra kỹ sẽ thấy nó được chạm khắc rất điêu luyện, từ vỏ đến hạt dưa hấu, cũng như các đường nối thị. Nghệ nhân điêu khắc đã làm nổi bật lên màu sắc tự nhiên vốn có của ngọc lục bảo.
Đồng thời, những vết nứt trên bề mặt, tưởng chừng là lỗi kỹ thuật, nhưng thực chất là dụng ý của tác giả khi minh họa hình ảnh miếng dưa hấu được cắt khi quả dưa hấu chín quá độ, khi cắt nhỏ sẽ tạo nên độ nứt nhất định trên mỗi miếng dưa.
Cuối cùng, các chuyên gia nhất trí rằng đây chính là tác phẩm được chạm khắc bằng ngọc lục bảo chính hiệu.
Sau khi nghe thấy các chuyên gia khen ngợi tác phẩm của mình, anh Trương vội vàng hỏi giá trị của món đồ. Các chuyên gia nói đùa: “Anh còn có phúc hơn Từ Hi, bảo vật trong tay anh là miếng dưa hấu được chạm khắc bằng ngọc lục bảo chính hiệu, trị giá lên tới cả trăm nghìn đô la”.
Giếng cổ phát ra tiếng gõ kỳ dị, chuyên gia ngẩn người: 'Thấy báu vật của Phật rồi!'
Có thể nói đây là một kỳ tích hiếm có trong giới khảo cổ học.
Hơn 1.000 năm trước, vùng đất Thượng Hải ngày nay đã là một trung tâm kinh tế quan trọng cho hoạt động thương mại xuất khẩu nước ngoài của Trung Quốc. Thị trấn Bạch Hạc ở khu vực Thượng Hải, trước đây được gọi là "Thanh Long trấn" vốn là một thương cảng rất quan trọng trong thời nhà Đường và nhà Tống.
Sau này do dòng chảy các con sông dần bị chuyển hướng và vị trí của chúng thay đổi, nơi đây mất chức năng như một pháo đài kinh tế. Tuy nhiên, những dấu vết của một thời kỳ hoàng kim vẫn còn sót lại tại đây.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, có một "âm thanh lạ" phát ra từ giếng cổ ở Thượng Hải, đoàn khảo cổ đã đào suốt 6 năm và vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một cung điện dưới lòng đất.
Năm 2009, Thượng Hải đặc biệt cử một nhóm chuyên gia khảo cổ tiến hành kiểm tra trọng điểm Thanh Long trấn. Trong quá trình thăm dò, người ta đã phát hiện ra khu vực phía tây nam của một chiếc giếng sâu bị bỏ hoang và lấp đầy đất đá có điểm bất thường.
Công trình trong giai đoạn khai quật. Hình ảnh: 163.
Theo các nhà khảo cổ, những giếng cổ như thế này thường được xây dựng dành riêng cho các ngôi đền, chùa.
Nhóm khảo cổ nhanh chóng bắt tay vào dọn dẹp ở đây. Từ các tư liệu lịch sử và cấu trúc đất đá tại đây, các chuyên gia nhận định rất có thể nó đã được xây dựng vào thời nhà Tống. Số thợ thủ công bắt tay vào hoàn thiện công trình này cũng không hề nhỏ. Độ sâu của giếng cổ lên tới 5 mét.
Điều bất ngờ là khi các chuyên gia đang tiến hành vệ sinh giếng cổ thì bên dưới phát hiện ra âm thanh bí ẩn. Tiếng động lạ phát ra từ bên trong giếng cổ giống như có người gõ dưới đất. Không lâu sau, khi các chuyên gia đang vệ sinh các chi tiết trong giếng thì một cột nước bất ngờ xuất hiện.
Phát hiện này khiến đoàn khảo cổ ngây ngẩn cả người. Vì vậy họ đã khẩn trương triển khai một số lượng lớn nhân lực đến cứu hộ và khai quật tại đây. Sau 6 năm, cuối cùng họ cũng tìm thấy tàn tích của Long Bình Tự dưới lòng đất. Đồng thời các chuyên gia cũng phát hiện ra một quần thể 'cung điện ngầm' với thiết kế vô cùng đồ sộ.
Có thông tin cho rằng, kiến trúc của ngôi chùa này được thiết kế bằng gạch xây hình bát giác và ở giữa có một phiến đá hình thang. Thậm chí phiến đá này lớn đến mức có thể để 3 đến 5 người đi qua cùng một lúc.
Chiếc bình được cất giấu ở nơi sâu nhất. Ảnh: 163.
Điều ngạc nhiên hơn nữa là nhóm khảo cổ tìm thấy nhiều đồng tiền cổ bên trong sảnh chính của cung điện dưới lòng đất, số lượng lên tới hơn 10.000.
Ngoài ra, ở đây người ta còn tìm thấy một kho tàng thư có kiến trúc bốn tầng. Nơi này cất giữ một chiếc lọ bằng đồng ở nơi sâu nhất. Sau khi mở nắp lọ, các nhà khảo cổ đã phát hiện bên trong có bốn viên ngọc thiêng. Theo dự đoán đây là viên xá lợi Phật vì các thông tin hoàn toàn phù hợp với "xá lợi trong tháp" được đề cập trong kinh Phật.
Ngoài báu vật của Phật đó, vô số tiền đồng, đồ sứ, vàng bạc, ngọc bích cũng được khai quật ở di tích Long Bình Tự. Điều đáng nói là sau hàng nghìn năm chúng không những được bảo quản tốt mà còn không có dấu hiệu bị đánh cắp. Phải nói đây là một kỳ tích trong lịch sử khảo cổ học.
Phát hiện nhiều sinh vật chết người trong đống rơm, gia đình gọi cho chuyên gia và cái kết Những sinh vật nguy hiểm liên tục xuất hiện bên trong đống rơm khiến chủ nhà vô cùng lo lắng và phải gọi cho vị chuyên gia này. Một gia đình đã phát hiện ra điều bất thường phía sau ngôi nhà của mình, cụ thể là bên trong đống rơm có những sinh vật cực kỳ nguy hiểm liên tục xuất hiện...