Chàng trai khiếm thị thành sinh viên xuất sắc
Sinh ra trong một gia đình nông dân (quê ở xã Quới Điền, Thạnh Phú, Bến Tre), cuộc sống của Đỗ Minh Trí trôi qua bình lặng, yên ả. Rồi bất ngờ, Trí mắc căn bệnh hiểm nghèo và mất đi hoàn toàn thị lực…
Minh Trí mày mò học hỏi nhờ chiếc máy tính của một mạnh thường quân trao tặng
Tuổi thơ đầy mặc cảm
Minh Trí lớn lên trong hoàn cảnh rất đặc biệt, cha không nhìn thấy ánh sáng, người mẹ thì nay mắt cũng bắt đầu mờ dần theo thời gian. Cuộc sống nghèo khó nên có bao kỳ vọng cả gia đình đặt vào Trí. Vậy mà, số phận đã không cho phép, căn bệnh hiểm nghèo đã lấy đi ánh sáng của đời Trí. Bế tắc dồn theo bế tắc, hai cha con Trí đã dự định nhảy xuống sông tự tử. Cũng may sau đó mẹ Trí tìm thấy hai cha con.
Từ người sáng mắt đột nhiên không thấy gì, Trí rất tuyệt vọng và chán nản. Suốt ngày, Minh Trí lủi thủi trong phòng với sự mặc cảm và tự ti của bản thân. Không dám ra ngoài, không dám gặp bất kỳ ai kể cả hàng xóm sang chơi, Trí tự cô lập mình với cuộc sống ngoài xã hội. Nhưng rồi theo thời gian cùng với sự động viên của bố mẹ, em gái và bạn bè, Trí cũng nguôi ngoai dần.
Cậu đã bắt đầu lần mò làm những công việc lặt vặt trong nhà để giúp đỡ cha mẹ. Thấy con bớt đi nỗi mặc cảm, nhưng lúc nào cũng u sầu buồn bã, ba mẹ Trí quyết định gửi Trí đến trung tâm nuôi dạyngười khuyết tật tỉnh Bến Tre để tiếp tục học tập.
Đỗ Minh Trí đi lại nhờ chiếc gậy
Video đang HOT
Lần đầu đến sinh hoạt tại Trung tâm người khuyết tật được gặp các anh chị tuy mắt không nhìn được nhưng mọi người đều cố gắng học tập… khiến Trí nhìn nhận lại tình trạng bệnh tật của mình.
Từ ngạc nhiên, tò mò, Trí dần cảm nhận thấy có một niềm tin, hy vọng và mục tiêu phấn đấu để cậu hướng tới. Trí khởi đầu sự cố gắng nỗ lực của mình từ việc mày mò với chữ nỗi Braille mà trước đây chưa từng đụng tới và làm quen với máy vi tính.
Tập làm quen với môi trường sống xa lạ, thiếu người thân, vắng đi tình thương, tập xác định khoảng cách bằng cách đếm từng bước chân, bao nhiêu khó khăn Trí cũng vượt qua hết để rồi suốt 12 năm học Trí đều đạt loại giỏi. Thành tích học tập của Trí khiến không ít người nể phục,Trí đã trở thành niềm tự hào của gia đình bạn bè và thầy cô.
Năm 2010, với những cố gắng, nỗ lực tột bậc, Trí đã thi đỗ đại học, và hiện là sinh viên năm 3, khoa xã hội học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ngày Trí đậu đại học, cả gia đình mừng đến rơi nước mắt, nhưng mừng bao nhiêu thì cha mẹ Trí càng lo bấy nhiêu, bởi họ biết gia cảnh nghèo nàn, khó lòng cho con học đến nơi đến chốn.
Cha Trí nay đã già yếu hơn xưa, không còn đủ sức khỏe để làm ruộng, leo dừa, chỉ có thế phụ giúp việc quanh nhà. Mọi việc nhà nông của gia đình giờ do em gái Đỗ Thị Diễm Trang gánh vác, thương cha mẹ và cả em gái, Trí càng ý thức được rằng phải miệt mài học tập để sau này có điều kiện giúp đỡ lo lắng cho gia đình mình tốt hơn. Và Trí đã nỗ lực không ngừng, quyết không đầu hàng số phận, sống một cuộc sống có ích và đầy ý nghĩa.
Nghị lực “xương rồng”
Ngày đầu vào giảng đường, cái bỡ ngỡ của một người khiếm thị trước bạn bè sáng mắt là một ấn tượng không bao giờ Trí quên được. Không có chữ Braille trong giáo trình người sáng mắt, Trí học bằng lời giảng của thầy cô trên giảng đường và nghe qua đài phát thanh. Chỉ vậy mà kết quả học tập của Trí luôn đạt loại giỏi.
Vừa học, vừa làm kiếm thêm tiền đóng học phí, trang trải cuộc sống, thế nhưng, suốt gần 3 năm qua, Đỗ Minh Trí luôn là sinh viên xuất sắc của trường và là tấm gương sáng để các bạn sinh viên khác học hỏi. Quá trình học tập của Trí cũng thật gian khổ, khi vào lớp, Trí chú ý nghe giảng, dùng bộ chữ nổi truyền thống của bản thân để ghi lại các thông tin cần chú ý của bài.
Sau khi về, Trí nhờ thêm các bạn đọc lại các thông tin cần thiết được trình chiếu trong lớp mà Trí không thấy để bổ sung vào kiến thức. Ngoài ra, Trí còn sử dụng máy tính bàn để tìm thêm tư liệu, máy tính của Trí có cài thêm chức năng hỗ trợ giọng nói để đọc cho Trí nghe. Bên cạnh những buổi đến giảng đường đại học, Trí đã học xoa bóp bấm huyệt tại chùa Kỳ Quang, quận Gò Vấp. Được 1 người quen giới thiệu cho chỗ làm bán thời gian, Trí tranh thủ làm thêm để kiếm thêm tiền chi tiêu cho bản thân và đỡ gánh nặng cho gia đình.
Trí tâm sự: “Gia đình của mình có tình yêu thương gắn kết rất sâu sắc là một điều tuyệt vời. Tuy bây giờ tương lai phía trước không còn như mong đợi, ước mơ nó không đi theo đường thẳng. Nhưng nó không hoàn toàn mất đi tất cả, mình có thể thay đổi hướng đi của ước mơ, làm nó theo một cách khác để hoàn thành… Tuy có khó khăn hơn, nhưng nếu ai kiên trì, nhẫn nại sống với suy nghĩ đẹp và lạc quan hơn thì sẽ thành công”.
Bị khiếm thị, nhưng Trí lại sống bằng tinh thần lạc quan, bước qua khó khăn của cuộc sống, bỏ quên đi nỗi bất hạnh của bản thân để thực hiện ước mơ, viết tiếp con đường đến trường, Trí là một người xứng đáng làm tấm gương sáng để các bạn trẻ nhìn theo.
Nói về chàng sinh viên Đỗ Minh Trí, thầy Trần Quyết Thắng (cán bộ của phòng công tác quản lý sinh viên khoa xã hội học của trường) cho biết: “Trí là một sinh viên đặc biệt, bạn có nhiều cố gắng trong học tập, Trí tham gia nhiều phong trào, hoạt động của lớp. Ngoài ra, nhà trường còn đặc biệt ưu ái, trong các kỳ thi, Trí có thể thi bằng chữ nổi để có thể dễ làm bài hơn”.
Dự định về tương lai, với ước mơ đẹp, Trí mong muốn trở thành một thầy giáo, một nhân viên công tác xã hội đứng trên bục giảng để dạy cho các bạn có hoàn cảnh bất hạnh như chính bản thân mình bây giờ, truyền lại cho các bạn những gì mình đã trải qua để các bạn có thể vươn lên không tự ti mặc cảm vào số phận mà sống tiếp.
Theo TTVN
Trẻ khiếm thị giao lưu với thần đồng văn học Nga Mikhail Samarsky
Chiều 27.12, thân đông văn hoc Nga Mikhail Samarsky, tác giả bô sach Cầu vồng trong đêm, đã có buôi giao lưu với cac em học sinh Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quân 10, TP.HCM).
Cac em học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu cố gắng chạm vào người Mikhail Samarsky trước lúc chia tay - Anh: Hoang Quyên
Buôi giao lưu diên ra trong không khi âm ap va tran đây tinh yêu thương lân sư hâm mô cua cac em nho khiêm thi danh cho tac gia 17 tuôi.
Chia se y tương viêt bô sach Cầu vồng trong đêm, Mikhail Samarsky kê: Sau lần gặp măt môt người bạn khiếm thị ở công viên trơ vê nha vao năm 12 tuôi, anh đa tự bịt mắt minh trong vong ba ngày, ba đêm.
Moi sinh hoat thương ngay cua anh luc đo trơ nên cưc ky kho khăn. Môi khi đi ra ngoai, anh thường dẫn theo chú chó nhỏ dẫn đường va câm môt cây gây trên tay.
"Mọi việc làm của tôi trở nên chậm chạp vì phải mò mẫm từng thứ một, kể cả khi lấy chén, muỗng va ly để ăn uống", Samarsky nói.
Samarsky cho biêt trong ba ngày bịt mắt đó, anh còn làm bể chiêc bình pha lê quý của mẹ anh khi mò mâm đường đi.
Tư những trai nghiêm vất vả khi thử làm người mù, anh quyết định viết Cầu vồng trong đêm, vơi nôi dung xoay quanh cuôc phiêu lưu của môt chú chó nhỏ dẫn đường cho người mù để danh tặng cho người bạn của mình.
Nguyễn Thành Vinh, một học sinh khiếm thị, nhận xét: "Cũng có nhiều tác phẩm viết cho người khiếm thị nhưng người viết thương thê hiên ơ khía cạnh người sáng mắt. Trong khi đó, Samarsky đa hóa thân thanh người mù nên anh hiểu người mù muốn gì, cần gì. Khi đọc, môi ngươi chúng em đều cảm thấy mình trong đo...".
Buổi giao lưu ngắn ngủi diễn ra chừng môt giờ đồng hồ. Trước lúc chia tay, nhiều em học sinh cố gắng đến gần Samarsky để được môt lân chạm tay vào thần đồng. Đap lai tình cảm yêu mên cua cac em, Samarsky xúc động nắm chăt tay tưng em nhỏ.
Theo VNE
Tuổi thơ nghèo khó của những du học sinh Việt xuất sắc Trải qua tuổi thơ vất vả, nhưng họ vẫn không ngừng nỗ lực và trở thành sinh viên đình đám của các trường ĐH lớn trên thế giới. Gia cảnh khó khăn vẫn tỏa sáng trên đất Pháp Lê Thị Minh Thi sinh ra trong một gia đình đầy khó khăn tại xã Hòa Bình, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Khi cô...