Chàng trai Hải Dương là thủ khoa Đại học Ngoại thương
Gần một tháng sau ngày được vinh danh thủ khoa tại lễ tốt nghiệp vào 30/9, Vũ Tá Trường Giang, 22 tuổi, mới có dịp trở lại thăm Đại học Ngoại thương (Hà Nội).
Gặp lại thầy cô, sinh viên khóa dưới, chàng trai quê Hải Dương mỉm cười nhớ lại quá trình chinh phục danh hiệu thủ khoa.
Gần một tháng sau ngày được vinh danh thủ khoa tại lễ tốt nghiệp vào 30/9, Vũ Tá Trường Giang, 22 tuổi, mới có dịp trở lại thăm Đại học Ngoại thương (Hà Nội). Gặp lại thầy cô, sinh viên khóa dưới, chàng trai quê Hải Dương mỉm cười nhớ lại quá trình chinh phục danh hiệu thủ khoa.
Là con út trong gia đình được xem có “nền tảng tốt”, mẹ là giáo viên dạy Văn, bố là kỹ sư xăng dầu tại thành phố Hải Dương, Giang được tiếp xúc với tiếng Anh từ tiểu học. Với khả năng ngoại ngữ tốt, nam sinh đỗ vào lớp chuyên Anh trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Năm lớp 12, Giang đạt giải nhì cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh.
Được tuyển thẳng vào khoa Ngôn ngữ Anh của Đại học Ngoại thương, nhưng Giang lựa chọn tiếp tục ôn thi THPT quốc gia. Thời điểm chuẩn bị thi, chàng trai không thật sự đam mê ngành nghề gì, cũng không có định hướng cụ thể cho tương lai. Nghe theo lời khuyên của bố mẹ, Giang nộp nguyện vọng vào chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại thương vì “bằng kinh tế khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội và lựa chọn. Hơn nữa, Ngoại thương là trường tốt”.
Nam sinh Hải Dương là thủ khoa Đại học Ngoại thương
Video đang HOT
Sau khi thi đỗ với 26 điểm khối D01 (Ngữ Văn, Toán, tiếng Anh), nam sinh tiếp tục thử thách bản thân khi đăng ký vào chương trình tiên tiến của khoa với tỷ lệ chọi xấp xỉ 1:4. Trúng tuyển, Giang được học chương trình ba năm đầu tại Đại học Ngoại thương và chuyển tiếp một năm cuối ở Đại học Colorado State, Mỹ.
Quá trình học, Giang dần yêu thích ngành Kinh tế đối ngoại, thích tính toán định lượng, sợ nhất môn Tài chính vì “không giỏi về tiền bạc”. Giang không thức đêm học, muộn nhất đến 1h sáng. Lúc rảnh rỗi, ngoài việc đi xem phim, nam sinh sẽ tập yoga để giúp đầu óc thư thái, tạo cảm giác thoải mái.
Sau khi hoàn thành chương trình ba năm tại Đại học Ngoại thương, Trường Giang phân vân việc học chuyển tiếp ở Mỹ vì biết gia đình sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ. “Mình tâm sự với bố mẹ và hai người đều động viên mình đi vì cho rằng đầu tư cho giáo dục chưa bao giờ là phí phạm”, Giang kể.
Trong một năm tại Đại học Colorado, ban đầu chàng trai làm phụ việc ở căng tin trường, sau đó đăng ký vào một dự án của bệnh viện thú y, đảm nhận vị trí trợ lý phân tích dữ liệu. Việc vừa học, vừa làm giúp Giang có cơ hội tiếp xúc nhiều với người bản xứ để có thêm trải nghiệm, số tiền kiếm được nam sinh dùng để trang trải phí sinh hoạt và du lịch.
Vũ Tá Trường Giang, thủ khoa Đại học Ngoại thương năm 2019. Ảnh: Thanh Hằng
Trường Giang cho rằng thời điểm khó khăn nhất ở Mỹ là bước vào đợt thi của học kỳ đầu tiên khi vừa phải sắp xếp và hoàn thành việc tại bệnh viện, vừa dành thời gian ôn tập các môn trên lớp. “Tuy bận rộn, vất vả, mình lại thấy hứng thú và say mê”, Giang chia sẻ.
Kết quả, nam sinh đạt 3,96/4 (40/42 môn được A) trong ba năm tại Đại học Ngoại thương và 3,95/4 (11/12 môn được A) trong năm cuối ở Đại học Colorado State, giành vị trí thủ khoa tốt nghiệp.
Quãng đời sinh viên, Giang luyến tiếc nhất khi không tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. “Không đến mức buồn tẻ, nhưng nếu tích cực hơn với các hoạt động trong và ngoài trường, mình sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp”, Giang nói.
Khi được hỏi điều khác biệt nhất của Giang ở thời điểm hiện tại và cách đây 4 năm, chàng trai dáng thư sinh gãi đầu, cho rằng đó là việc tìm ra hướng đi cho mình. “Trước kia, mình học là học thôi, không biết sẽ dùng vào việc gì. Sau thời gian ở Đại học Ngoại thương, mình hiểu kiến thức đã học được ứng dụng vào lĩnh vực nào, từ đó xác định con đường sẽ theo đuổi”, Giang nói.
Hiện Trường Giang làm chuyên viên phân tích dữ liệu tại một công ty thanh toán điện tử. Chàng trai dự định làm việc tại Việt Nam 2-3 năm sau đó tìm học bổng du học bậc thạc sĩ.
Cô Phạm Thanh Hà, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, đánh giá Trường Giang có thế mạnh về các môn học cần tư duy logic chặt chẽ và phân tích dữ liệu. “Giang chăm chỉ, khiêm tốn, luôn chủ động học hỏi. Đây là phẩm chất đáng quý của những người trẻ tuổi nên tôi tin rằng dù ở vị trí công việc như thế nào, em ấy cũng hoàn thành tốt”, cô Hà nói.
Theo VnExpress
Thủ khoa là món quà dành tặng mẹ
Thực hiện lời khuyên dạy của người mẹ đã mất cùng với niềm đam mê trở thành thầy giáo, Nguyễn Quang Duy (sinh năm 1998) đã nỗ lực hoàn thành tín chỉ trong 3 năm học và trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học (ĐH) Thủ đô Hà Nội năm 2019.
Thủ khoa Nguyễn Quang Duy.
Gặp chúng tôi trong Lễ tuyên dương 86 thủ khoa xuất sắc các trường ĐH, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2019 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới đây, Nguyễn Quang Duy không giấu được sự xúc động. "Em hãnh diện vì đạt danh hiệu thủ khoa đầu ra và có mặt trong Lễ tuyên dương. Trong giây phút này, người mà em nghĩ tới nhiều nhất là mẹ. Nếu có một điều ước, em ước có mẹ ở bên cạnh chứng kiến giây phút con trai đứng trên sân khấu nhận Bằng khen"- Duy nói và rơm rớm nước mắt.
6 năm trước, mẹ của Duy đã vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn, sau đó, cậu dường như suy sụp. Không thể đắm chìm trong nỗi buồn, chịu thất bại trong cuộc sống, Duy đã quyết tâm vực dậy. Những tháng ngày tiếp theo, cậu luôn tự nhủ phải cố gắng học tập, thực hiện lời dặn của mẹ khi còn sống là phấn đấu trở thành người thầy giáo giỏi, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. "Mẹ là người có ảnh hưởng lớn trong cuộc đời, là người khơi dậy niềm mơ ước làm thầy giáo, để em theo đuổi đến tận bây giờ" - Duy tâm sự.
Mơ ước trở thành hiện thực khi Nguyễn Quang Duy trúng tuyển vào ngành Giáo dục Tiểu học, ĐH Thủ đô Hà Nội với 36 điểm khối D (trong đó môn Văn, Toán nhân đôi). Lên ĐH, nhận ra cách học khác với phổ thông, bản thân phải tự học, tự nghiên cứu, Duy đã dành nhiều thời gian lên thư viện trường tìm các tài liệu liên quan đến môn học. Ngoài học ở trên lớp, sinh viên trường ĐH Thủ đô Hà Nội còn được nhà trường tổ chức các đợt đi thực tập sư phạm. Chàng thủ khoa cho biết, những lần đi thực tập là được tiếp xúc với các giáo viên giàu kinh nghiệm, học sinh với nhiều tính cách khác nhau. Từ đây, bản thân học hỏi được rất nhiều để áp dụng vào công tác dạy học khi ra trường.
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội luôn tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp sớm nếu hoàn thành các tín chỉ theo quy định. Nhận thức được điều này, Duy đã cố gắng hết mình để kết thúc chương trình học trong 3 năm và là thủ khoa đầu ra, kết nạp Đảng khi còn ngồi trên ghế giảng đường ĐH. Tự hào là thủ khoa đầu tiên của khóa sinh viên ĐH Thủ đô Hà Nội, Duy cảm thấy vinh dự nhưng trong suy nghĩ của cậu, đây chỉ mới là bước đệm khởi đầu, hành trình phía trước còn nhiều chông gai đòi hỏi bản thân phải cố gắng và "không ngủ quên trong chiến thắng".
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp loại Xuất sắc của trường ĐH Thủ đô Hà Nội, Nguyễn Quang Duy được nhận vào giảng dạy tại trường Tiểu học Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Duy dự định sẽ học nâng cao trình độ tiếng Anh, Tin học để trang bị cho bản thân kỹ năng cần thiết.
Theo kinhtedothi
Những thủ khoa không học đại học Điểm của họ có thể đỗ rất nhiều trường đại học, thậm chí là những trường có tiếng nhưng lại rẽ theo hướng khác. Họ trở thành thủ khoa của những trường nghề năm 2019. Mẹ ủng hộ con học nghề Lê Thị Bình, học sinh Trường THPT Thiệu Hóa, Thanh Hóa, đạt 22,4 điểm khối B trong kỳ thi THPT quốc gia...