Chàng trai gieo chữ bằng trái tim
Có một ngôi nhà nhỏ dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo nằm cuối thôn Ngọc Lãng (xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa, Phú Yên) cứ tối đến tiếng trẻ con học chữ ơ a lại vang lên. Chủ nhân của ngôi nhà này, được mọi người ví như “ông bụt”của trẻ nghèo.
Hỏi ra mới biết, “ông bụt” chính là chàng trai 20 tuổi Lê Thoại Kỳ…
Nghị lực từ cuộc sống
Nhiều người đã quen thuộc khuôn mặt Lê Thoại Kỳ trên màn hình tivi trong vai trò là một MC, biên tập viên chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên (VTV Phú Yên). Nhưng ít người biết rằng, tuổi thơ Kỳ bắt đầu từ một cậu bé mồ côi. Lúc còn chập chững bước đi, mẹ Kỳ đã bỏ nhà ra đi và đến giờ vẫn chưa liên lạc, tiếp đến năm 12 tuổi cha mất, Kỳ phải sống cô đơn bên bà nội nay đã già yếu. Cuộc sống bắt đầu với những ngày vật lộn bươn chải để có tiền ăn học.
Kỳ kể “Cha mẹ mất nên tôi phải lo mọi thứ, một buổi đi học buổi còn lại ra chợ làm thuê cho các hàng quán, đạp xích lô, bưng bê hàng hóa…Thù lao mỗi ngày trên dưới 10 nghìn đồng. Thường thì hơn 10 giờ khuya mới về, hôm nào dư thức ăn thừa của khách thì xin về ăn, hoặc tối đó nấu cơm rồi tranh thủ học bài cho ngày mai tới lớp”.
Học sinh tham gia lớp học tình thương của Lê Thoại Kỳ.
Khó khăn là vậy, nhưng suốt quá trình học tập, Kỳ luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Điều đặc biệt, cái tên Thoại Kỳ thường xuyên ký tên trên nhiều tờ báo, đài ở địa phương và cả trung ương. Ngay từ nhỏ Kỳ đã viết báo rất say mê, nhất là những vấn đề liên quan tới những hoàn cảnh khó khăn. Chính công việc viết báo, chính tố chất có sẵn trong con người mà sau khi học lớp 12, Kỳ được VTV Phú Yên để mắt tới và nhận vào đài làm việc. Và hiện nay Kỳ đang sống một mình không còn làm thuê mà dựa vào số tiền nhuận bút cộng tác với các báo, đài. Anh Nguyễn An Bang (biên tập viên VTV Phú Yên) cho biết: “Trong công việc Kỳ rất chững chạc, dù chưa được qua đào tạo nghiệp vụ, nhưng nhờ sự đam mê học hỏi và nghị lực sống bản thân nên Kỳ làm rất tốt, tôi xem Kỳ như một người đồng nghiệp giỏi”.
Vừa phải học vừa phải làm, nhưng Kỳ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội. Hiện nay Kỳ chủ nhiệm chương trình “Đèn đom đóm Phú Yên” của trung tâm công tác xã hội trẻ em tỉnh Phú Yên (thuộc sở lao động-thương binh-xã hội tỉnh Phú Yên). “Đèn đom đóm Phú Yên” chính Kỳ đề xuất thành lập đến nay thắp sáng hàng chục trẻ em nghèo toàn tỉnh với số tiền lên đến hết trăm triệu đồng. Bà Phạm Thị Tương Lại (phó giám đốc sở lao động-thương binh-xã hội tỉnh Phú Yên) cho biết: “Nhiều năm liền Kỳ được sở tuyên dương, khen thưởng về những hoạt động từ thiện-xã hội. Tôi đánh giá rất cao về những việc làm của Kỳ, mới đây lớp học miễn phí được xem là một việc làm thiết thực rất ý nghĩa mà Kỳ đã mang lại cho nhiều em nhỏ thiệt thòi trong cuộc sống”.
“Hạnh phúc là sự chia sẻ”
Video đang HOT
Kỳ bày tỏ: “Chính cuộc sống khó khăn bản thân mà tôi càng đồng cảm với những trẻ em cùng chung số phận, điều đó càng làm tôi thôi thúc đến với lớp học tình thương này, nhìn những nụ cười trong veo của các em dường như tôi cảm thất thấy ấm áp hơn”.
19 giờ, ngôi nhà nhỏ của Kỳ lại rộn ràng tiếng trẻ em kéo đến, đa số các em đăng ký theo học đều xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn. Lớp học được gọi là “đa ghép” khi mà ngôi nhà phải chia làm nhiều lớp duy chỉ một thầy giáo Kỳ. Bảng chia làm rất nhiều phần, góc trên chia ra làm bài toán lớp 7, phía góc dưới dạy tiếng Anh lớp 4, phía phải dạy Địa lí lớp 5… cứ thế một tay cầm phấn, một tay cầm sách, lúc lại chạy đến từng chỗ hướng dẫn chỉ bảo từng em, tất cả bằng tình thương thiện nguyện trong tâm hồn của Kỳ.
“Gọi là lớp học cho “sang” nhưng thực chất mỗi khi đến lớp các em ngoài việc mang theo sách vở còn không quên mang theo một chiếc ghế. Do chưa có điều kiện nên đành vậy, tuy các em ngồi phếch đất lấy ghế nhựa làm bàn học nhưng em nào cũng say mê học tập. Có hôm số lượng đông quá phải chia ra học trong nhà, ngoài hiên và cả trong nhà bếp”, Kỳ nhoẻn cười và cho hay.
Lê Thoại Kỳ dạy học bằng cả trái tim yêu trẻ nghèo.
Em Bùi Nhật Nguyên (học sinh lớp 5D Trường tiểu học Quang Trung, TP. Tuy Hòa) cho biết “Nhà em khó khăn ngoài việc học trên lớp còn phải phụ giúp mẹ làm mọi việc trong gia đình, nên không có điều kiện đi học thêm như nhiều bạn. Biết được thầy Kỳ mở lớp dạy học miễn phí nên em đăng ký theo học. Em vào học được gần 2 tháng, ở đây thầy dạy rất nhiệt tình bằng những kiến thức thầy dạy em tự tin hẳn lên khi đến lớp”. “Thấy nhiều em đăng ký học nên tôi cũng cho con tham gia. Nhờ lớp học của Kỳ mà con tôi có thể bổ sung kiến thức mà lại không tốn tiền”, chị Nguyễn Như Tâm, mẹ em Nguyên vui vẻ kể lại.
Khi hỏi về công việc ý nghĩa mình đang làm, Kỳ tâm sự: “Hiện nay các em đăng ký học rất đông, tôi chỉ mong muốn có được một phòng học đầy đủ tiện nghi để đảm bảo việc học tập, để các em tiếp thu bài tốt nhất. Mặc dù không được đào tạo ngành sư phạm, nhưng bằng những kiến thức mình đã từng học, tôi sẽ cố gắng dạy lại cho các em. Có những hôm được điểm 9, 10 các em mang đến khoe tự nhiên cảm thấy vui sướng điều đó làm tôi yêu quý công việc mình làm ơn, hạnh phúc là sự chia sẻ chính điều đó sẽ giúp tôi gắn bó lớp học mãi”.
Theo Giáo dục & Thời đại
Trẻ bạc mặt học chữ "đón đầu" lớp 1
"Chạy đua" chuẩn bị vào lớp 1, thời điểm này không ít trẻ đang học mẫu giáo đã phải quay vòng để học chữ theo yêu cầu của bố mẹ. Thậm chí, không ít phụ huynh còn cho con nghỉ học ở trường mầm non, chỉ chuyên tập trung vào học chữ.
Khốn khổ trẻ 5 tuổi luyện chữ
Liên tục hơn một tháng nay, chiều nào cũng vừa rời lớp học là bé Long, đang theo học một trường mầm non ở Q. Tân Bình (TPHCM) lại được bố mẹ cho ăn uống vội vàng rồi "hộ tống" lên xe đến một điểm luyện chữ gần nhà. Cùng với một số bạn, bé học từ 6h30 đến 7h30 tối. Riêng hai ngày cuối tuần, các em học liền 2 ca sáng và chiều.
Chị L.T.K, mẹ bé Long kể những ngày đầu phải đến lớp luyện chữ, bé phản ứng rất dữ, khóc không chịu viết, phải mất mấy buổi làm quen. "Đến giờ thì cháu nó viết được chữ rồi, đọc chữ cái rất trôi. Sắp tới, cô sẽ dạy thêm môn Toán. Có vậy mình mới yên tâm cho cháu vào lớp 1".
Học chữ trước khi vào lớp 1 có thể làm bé mất hứng thú với việc đến trường. (Ảnh minh họa)
Theo chị K, lý do cho con học chữ trước là sợ khi con vào lớp 1 thua bạn bè vì như chị biết thì nhiều bé cùng lớp cháu Long còn học từ rất lâu. Hơn nữa, chị cho rằng con mình biết rất thông minh, nhanh nhẹn nên muốn con sớm để phát huy khả năng.
Với một lịch học dày đặc không kém, con gái chị M, ngụ ở đường Võ Thị Sáu (Q.3) cùng lúc "luyện" chữ tại hai thầy. Tuần 3 buổi vào ngày chẵn, cháu được bố mẹ gửi tại trung tâm luyện chữ. Còn những ngày lẻ, vợ chồng chị M thuê giáo viên về tận nhà để kèm cặp cho con. Các lịch sinh hoạt, vui chơi, đi công viên của con chị trước đây giờ đều gác lại để đầu tư cho việc học.
Người mẹ tỏ ra rất hứng khởi khi khoe, con gái mình đã đọc vanh vách và làm toán ngon lành cuốn sách lớp 1, tập 1. "Cháu biết trước thế này thì khi vào lớp 1 khỏe re, không phải lo gì hết. Chắc chắn nó hơn hẳn mấy đứa cho xem", người mẹ tự tin.
Chị M còn tỏ ra tiếc nuối, lúc đầu vợ chồng họ còn dự tính cho con nghỉ học ở trường mầm non để chuyên sâu học kiến thức lớp 1 trước. Nhưng do không thu xếp được thời gian trông cháu nên đành "vỡ kế hoạch" chứ nếu không, cô con gái nặng 16 kg của chị M còn được luyện... không kém sĩ tử ôn thi đại học.
Không ít gia đình không có điều kiện cho con học ngoài thì bố mẹ còn làm thay việc thầy cô, cứ buổi tối là ngồi vào bàn học dạy chữ cho con. Hay như anh Trần Văn Lợi, nhà ở Q.12 còn nhờ cô sinh viên ở trọ gần nhà... dạy chữ cho cô con gái 5 tuổi của mình. "Cháu nó chưa thích học nhưng tui nghĩ là cần phải học trước", anh Lợi nói.
Phản khoa học
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, thực tế có một số phụ huynh chỉ cho con học lớp mầm, lớp chồi, còn sang lớp lá là cho nghỉ vì "bận" học thêm. Hoặc nhiều trẻ 5 tuổi chỉ đến lớp lá và kỳ 1, còn sang kỳ 2 lại nghỉ ở nhà học chữ để chuẩn bị vào lớp 1.
Điều này rất phản khoa học vì lớp lá là một giai đoạn tạo nền tảng về nhân cách, sức khỏe, kỹ năng rất quan trọng cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Hiện nay, chương trình giáo dục mầm non mới trẻ được làm quen với chữ viết, con số... nhưng đúng chương trình, mức độ phù hợp với độ tuổi.
Những em có "đầu vào" cao sau đó lại dễ "đuối" hơn các bạn vì tâm lý chủ quan với việc học. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Trước lo ngại của nhiều phụ huynh rằng nếu không cho con đi học chữ trước thì khi vào lớp 1, các con sẽ không theo kịp bạn bè, ông Sơn phân tích, tâm lý cho con học chữ trước khi vào lớp 1 hình thành nhiều năm nay trong phụ huynh, cùng một lúc thay đổi rất khó. Các trường mầm non, tiểu học cần có các hoạt động tuyên truyền giúp phụ huynh thay đổi nhận thức. Ông giám đốc Sở cũng khẳng định, bản thân ông cũng không cho con học chữ trước và nhấn mạnh: "Theo chỉ đạo của Sở, GV lớp 1 phải dạy trên nền tảng ban đầu trẻ học chữ. GV không được "đốt cháy" giai đoạn".
TS Trần Lan Hương (đại diện ban soạn thảo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi thuộc Bộ GD-ĐT) cho hay, nhiều phụ huynh ngộ nhận việc chuẩn bị cho con vào lớp 1 là tập trung vào việc hình thành các kỹ năng học tập như đọc, viết, đếm... những thứ cơ bản trẻ sẽ học ở lớp 1 mà cần phát triển các chức năng tâm sinh lý để đảm bảo cho việc học. Điều này dẫn đến trẻ phải đi học theo sự ép buộc của bố mẹ. Nếu trẻ bị ép học mà không thích thú sẽ gây áp lực lên bán cầu não trái làm trẻ căng thẳng và mất hứng thú với việc học.
Điều cần thiết giai đoạn này là sự chuẩn bị toàn diện cho con về sức khỏe, tâm lý, nhận thức... để con có hứng thú và đảm bảo được việc học. Hãy tạo điều kiện tối đa để con phát triển cơ tay nhỏ như để trẻ tự mặc và cởi được áo, có kỹ năng cắt, nặn, dán, xé và sử dụng được bút thành thạo. Đồng thời, giúp trẻ nhận thức bản thân, tự tin vào khả năng của mình để vững vàng khi rời bố mẹ.
"Dù thấy nhiều cháu cùng tuổi với con mình đã học chữ thêm bên ngoài nhưng vợ chồng tôi nhất quyết không cho cháu học trước. Tôi muốn con mình phát triển thật tự nhiên, không bị gò ép bởi mong muốn của người lớn. Tôi cũng không mua trước sách lớp 1 cho cháu vì muốn giữ cho con sự háo hức, hứng thú để khám phá trong những ngày đầu đến trường". - Chị Lâm Ái Nghi, ngụ ở đường 43, P.Tân Tạo, Q. Tân Bình, TPHCM có con đang học lớp lá
"Hiện nay, áp lực xét tuyển vào lớp 1 không còn nhưng phong trào PH cho con học chữ trước vẫn rộ lên. Việc ép trẻ học trước là điều không nên vì GV tiểu học là người làm công việc này tốt nhất. PH chưa không lường được rằng nếu người dạy dạy không đúng, sau này để trẻ học lại theo chương trình rất cực". - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hoa Mai, hiệu trưởng hệ thống trường quốc tế Việt Úc
"Khi những em bắt đầu học chữ rất hứng thú, tập trung với những nét chữ đầu đời thì những em học trước lại rất lơ đãng, chủ quan vì biết rồi. Thời gian đầu, các em có thể hơn các bạn nhưng khi việc học vào nề nếp thì các em đuối hẳn. Những em được học trước sau đó thường là những em kém nhất. Chưa kể, việc PH cho con học trước cũng gây khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên". -Cô Lê Thanh Sương, GV lớp 1 trường Tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp), TPHCMTheo DT
Xóa áp lực ép trẻ mầm non học chữ! Từ tháng 3, phụ huynh đổ xô tìm thầy dạy chữ hoặc cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ. Hoc chư trươc tuôi... đã trở thành ap lưc cho tre. Theo thống kê tại quận Tân Phú (TPHCM), đến nay (thang 2/2012) vân còn gần 33% số trẻ năm tuôi chưa ra lớp lá. Hơn một nửa trong số đó được...