Chàng trai ghi tên Việt Nam vào ‘bản đồ’ nghề nghiệp thế giới
Việt Nam đã có thành tích cao nhất trong 7 lần tham gia kỳ thi tay nghề thế giới, khi Trương Thế Diệu (23 tuổi, quê Nghệ An) giành huy chương bạc môn nghề phay CNC tại cuộc thi này năm 2019.
Trương Thế Diệu tại kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019 – NVCC
Sau nhiều tháng giành huy chương bạc kỳ thi tay nghề thế giới 2019, tổ chức tại Nga, Trương Thế Diệu vẫn nhớ như in cảm giác tự hào khi khoác trên mình lá cờ Tổ quốc, đứng lên bục nhận huy chương, sau khi vượt qua đại diện 31 quốc gia, lần đầu tiên mang thành tích này về cho đất nước.
Diệu sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Quỳnh Hồng, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An. Gia đình Diệu không ai theo nghề cơ khí nhưng khi học phổ thông, Diệu đam mê với ngành kỹ thuật. “Mình thấy hứng thú từ năm lớp 11 khi được tiếp xúc với các bản vẽ của môn công nghệ và học rất tốt môn này, sau đó đã dành thời gian tìm hiểu sâu hơn. Sau khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và không đạt điểm như mong muốn, mình nộp nguyện vọng vào Trường CĐ nghề Bách khoa (Hà Nội) và trúng tuyển ngành cắt gọt kim loại”, Diệu chia sẻ.
Trong quá trình học, Diệu nhận được thông tin một doanh nghiệp của Nhật đang liên kết với trường cần tìm ứng viên cho cuộc thi tay nghề thế giới 2019 môn nghề phay CNC, nên mạnh dạn đăng ký. Trải qua 4 vòng thi trong 3 năm, vượt qua hơn 100 đối thủ, tháng 4.2019, Diệu trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tại môn nghề phay CNC tham dự kỳ thi tay nghề thế giới 2019.
Tại cuộc thi (diễn ra từ ngày 23 – 26.8.2019 tại Liên bang Nga), vượt qua đại diện của 31 quốc gia, Diệu đã giành huy chương bạc nghề phay CNC với 726 điểm, chỉ kém thí sinh đoạt huy chương vàng 4 điểm. Đây là thành tích tốt nhất của đoàn Việt Nam sau 7 lần tham dự kỳ thi này, đưa đất nước ghi tên vào “bản đồ” nghề nghiệp thế giới.
Chia sẻ thành công của mình, Diệu xúc động nói: “Lúc đầu mình chỉ tham gia để thử sức thôi, nhưng càng được rèn luyện càng thấy phải cố gắng và quyết tâm đặt mục tiêu đoạt giải cho nước nhà”. Diệu kể, trong thời gian tham gia cuộc thi, trung bình 1 ngày, Diệu phải thực hành ít nhất 10 tiếng, từ 7 giờ đến khoảng 18 – 19 giờ. Trong tuần chỉ nghỉ chủ nhật. “Ngày nghỉ duy nhất trong tuần, mình chỉ nằm ở nhà, không đi đâu chơi vì quá mệt, cứ liên tục như vậy trong gần 1 năm”, Diệu chia sẻ.
Khi tham gia kỳ thi, Diệu cũng gặp không ít khó khăn vì đây là một ngành học khó, đòi hỏi vừa tính toán lập trình, vừa phải thành thạo kỹ năng. “Bài thi khiến mình gặp khó khăn nhất là khi lập trình bản vẽ trên máy tính, đã gặp lỗi phần mềm mà trong 3 năm luyện tập chưa từng mắc phải. Sau đó, ban tổ chức xác nhận lỗi thuộc về công ty phần mềm và mình được cộng thêm giờ làm bài, bù vào thời gian khắc phục lỗi, nhưng sự cố này khiến mình bị chậm so với chiến thuật đề ra”, Diệu kể.
Video đang HOT
Nhờ sự cố gắng và quyết tâm, Diệu nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và tự tin, hoàn thành bài thi khi vừa hết giờ và giành chiến thắng vẻ vang ở cuộc thi này. Về nước, Diệu vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì. Hiện, Diệu đang học tiếp chương trình đào tạo tại Trường CĐ nghề Bách khoa (Hà Nội). Vừa học, Diệu vừa được làm việc chính thức cho Công ty Denso của Nhật Bản.
Miệt mài khổ luyện, chàng trai 9x giành Huy chương bạc tay nghề thế giới
Để có tấm Huy chương Bạc danh giá đầu tiên về nghề phay CNC cho Việt Nam, chàng trai trẻ xứ Nghệ Trương Thế Diệu (SN 1997) miệt mài khổ luyện 3 năm ròng.
Trương Thế Diệu tại cuộc thi tay nghề thế giới lần thứ 45, năm 2019
Hai năm khắc nghiệt
Trương Thế Diệu sinh ra và lớn lên ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ước mơ của Diệu là trở thành sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng không thành do không đủ điểm thi. Cậu quyết định làm hồ sơ vào trường Cao đẳng nghề Bách khoa, ngành Cắt gọt kim loại, khoa Cơ khí. "Hồi đó, điểm thi của tôi đủ để vào một số trường đại học khác nhưng mục tiêu số một không đạt được, tôi quyết định chọn học nghề. Lúc lựa chọn học nghề tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, học nghề sẽ có cơ hội được thực hành, tự tay làm những sản phẩm mình yêu thích và cơ hội tìm kiếm việc làm rộng mở hơn", Diệu chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Trương Thế Diệu vì thành tích đoạt Huy chương Bạc cuộc thi tay nghề thế giới năm 2019. Ảnh: NVCC
Học được một năm, biết Công ty DENSO Nhật Bản cần tuyển thí sinh để đào tạo tham gia thi nghề phay CNC trong cuộc thi tay nghề thế giới 2019, Diệu quyết định thử sức, nộp hồ sơ. Diệu trúng tuyển.Kể từ đây, chàng trai xứ Nghệ trải qua một hành trình khổ luyện khắc nghiệt, từng bước chinh phục các mục tiêu do chính mình đề ra.
Vòng sơ loại, Diệu đã vượt qua hơn 100 ứng viên đến từ các trường đại học, cao đẳng khu vực phía Bắc, lọt vào top 10. Tiếp tục luyện tập trong 3 ngày, bước vào cuộc thi tiếp theo, Diệu lọt vào top 4 thí sinh xuất sắc nhất được Công ty DENSO chọn đào tạo trong suốt 3 năm. Điều đặc biệt, khi lọt vào top 4, sinh viên năm 2 trường nghề Trương Thế Diệu cũng chính thức trở thành nhân viên Công ty DENSO.
Để trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia cuộc thi tay nghề thế giới 2019, nghề phay CNC (tháng 4/2019, tại Liên bang Nga), Diệu tiếp tục trải qua 4 vòng thi để vượt qua 3 thí sinh còn lại. "Hai năm luyện tay nghề CNC là hai năm khắc nghiệt nhất với tôi. Mỗi ngày ròng rã từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, chỉ nghỉ 30 phút ăn trưa, không có giờ giải lao. Nghề CNC đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao. Dù tôi có niềm đam mê với bộ môn này, nhưng thời gian đầu còn lóng ngóng bị sai nhiều, đôi khi chỉ một chi tiết nhỏ phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Có những ngày tôi ôm máy tính hơn 10 giờ, hoa cả mắt, cơ thể mệt mỏi rã rời", Diệu kể.
Trong 2 năm luyện tay nghề, Diệu được công ty đưa đi thi cọ xát tại Thái Lan, Nhật Bản, Nga. "Thi cọ xát nhưng khắc nghiệt không kém gì thi thật. Mỗi một chuyến đi kéo dài hai tuần, các chuyên gia có những ý tưởng khác nhau để ra đề thi hóc búa. Tôi nhớ nhất cuộc thi ở Nhật, tôi đã bật khóc vì không làm được bài. Tôi phải cảm ơn những người bạn đồng hành, thầy cô đã động viên, giúp tôi lấy lại thăng bằng", Diệu nói.
Tự hào hai tiếng Việt Nam
"Trải qua hành trình học tập, rèn luyện đầy khắc nghiệt, vượt qua hơn trăm thí sinh khác để trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia đấu trường quốc tế, thú thật tôi rất áp lực. Lúc đi thi, tôi đặt mục tiêu chiến thắng không phải chỉ cho riêng tôi mà vì đồng đội, vì thầy cô giáo,... và hơn tất cả là vì hai tiếng Việt Nam", Diệu chia sẻ.
Cuộc thi tay nghề thế giới diễn ra trong 4 ngày. Diệu trải qua 3 bài thi, mỗi bài gồm phần lập trình trên máy tính, sau đó gia công trên máy CNC với vật liệu nhôm hoặc thép, tổng thời gian 3 môn là 18 giờ đồng hồ, trong đó có môn thi kéo dài trong 7 giờ đồng hồ. "Do được luyện tập khắc nghiệt trong suốt 2 năm nên bài thi diễn ra trong 7 giờ đồng hồ, tôi vẫn thấy rất bình thường. Thấy thí sinh nước khác miệt mài làm bài thi, tôi càng có thêm động lực cố gắng làm bài tốt nhất", Diệu nói.
Bài thi khiến Diệu gặp khó khăn nhất là Module 1, lập trình bản vẽ trên máy tính bị lỗi, một lỗi chưa từng gặp. Chuyên gia về phần mềm và kỹ thuật cuộc thi phải khắc phục, sửa lỗi mất hơn 10 phút, ảnh hưởng đến chiến thuật gia công của Diệu. Nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm, chàng trai đến từ Việt Nam đã hoàn thành tốt bài thi vừa đúng với thời gian ban tổ chức đưa ra. Bài thi còn lại Diệu hoàn thành sớm hơn thời gian của Ban tổ chức quy định.
Trương Thế Diệu vẫn nhớ rõ khoảnh khắc khi được xướng tên lên bục nhận Huy chương Bạc cuộc thi tay nghề thế giới 2019. Thành tích của Diệu đồng hạng với thí sinh đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng là kết quả cao nhất của Việt Nam sau 7 năm tham gia cuộc thi này. "Khi được xướng tên lên bục nhận huy chương, một cảm giác tự hào trỗi dậy trong tôi. Tự hào hai tiếng Việt Nam, tự hào mình là người Việt Nam", Diệu xúc động nói.
Tiếp sức cho bạn trẻ vươn ra thế giới
Chia sẻ về thành công đã đạt được, Diệu cho rằng đó là kết quả của đam mê và sự khổ luyện. "Các bạn trẻ hãy lựa chọn con đường học tập, lập nghiệp theo đam mê của mình, đừng đi theo ước muốn của người khác. Bởi có đam mê, bạn sẽ có động lực để vượt qua mọi thử thách để đi đến thành công", Diệu chia sẻ.
Diệu cho rằng, các bạn trẻ hãy cân nhắc lựa chọn giữa học đại học và học nghề. Theo Diệu, học nghề vừa không mất nhiều thời gian, tốn ít chi phí, lại được thực hành, cơ hội có việc làm cao.
Hiện tại Diệu làm việc ở Công ty DENSO Nhật Bản, trong vai trò là người hướng dẫn, đào tạo các thí sinh chuẩn bị tham gia cuộc thi tay nghề thế giới năm 2021. "Trước đây, khi còn là thí sinh ôn thi, tôi nghĩ mình là người vất vả nhất nhưng giờ đứng trong vai trò của người hướng dẫn, tôi thấy áp lực, phức tạp hơn nhiều. Tôi phải vạch ra các kế hoạch, bản vẽ làm sao cho thí sinh ôn luyện, thực hành một cách tốt nhất, tự tin bước vào đấu trường quốc tế", Diệu chia sẻ.
Mục tiêu lớn nhất của Diệu trong thời gian tới là giúp thí sinh đạt được tấm huy chương bộ môn nghề phay CNC tại cuộc thi tay nghề thế giới được tổ chức ở Thượng Hải, Trung Quốc vào năm 2021.
(còn nữa)
3 năm ôn luyện đi thi, có 1 năm học lý thuyết, 2 năm thực hành, luyện tay nghề. Trong suốt 2 năm thực hành, Trương Thế Diệu có một thời gian biểu duy nhất, học từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, chỉ nghỉ 30 phút ăn trưa, không nghỉ giải lao giữa giờ, cả tuần nghỉ mỗi ngày Chủ nhật. Đoạt được tấm Huy chương Bạc thế giới danh giá, Diệu vừa được đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019 ở lĩnh vực lao động sản xuất.
LƯU TRINH
Theo Tiền phong
Hai nữ sinh chinh phục ngành kỹ thuật "Ngày đầu tiên bước vào lớp học, em sốc muốn xỉu. Cả lớp toàn con trai, các bạn cứ nhìn em chằm chằm đầy ngạc nhiên như thể em là kẻ đi lạc. Sau đó, em biết thêm tin sốc hơn, cả khóa 170 sinh viên, duy nhất em là nữ", ỗ Thị Thu Hiền kể. ỗ Thị Thu Hiền tại xưởng thực...