Chàng trai dùng trí tuệ nhân tạo để phục chế phim, ảnh lịch sử
Chàng trai này đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phục chế các tư liệu lịch sử, với mong muốn giúp thế hệ trẻ thêm yêu lịch sử và trân trọng giá trị hòa bình.
Từng là sinh viên ngành công nghệ thông tin, nhưng đến năm 2020, Viên Hồng Quang (28 tuổi), sinh sống và làm việc tại Hà Nội, bén duyên với con đường phục chế hình ảnh, các bộ phim tài liệu cũ.
Quang bắt đầu phục chế từ những hình ảnh đơn giản nhất. “Sản phẩm đầu tiên mình phục chế là bức ảnh trắng đen của một gia đình. Mình mất 3 tuần để vừa nghiên cứu và hoàn thiện. Sau đó, mình bắt đầu tối ưu dần để cho ra những bức ảnh có chất lượng tốt và độ hoàn thiện cao”, chàng trai kể lại.
Quang bắt đầu phục chế từ những hình ảnh đơn giản nhất NVCC
Bên cạnh kiến thức về bối cảnh lịch sử thì kỹ thuật xử lý hình ảnh cũng vô cùng quan trọng. Tuy có sự hỗ trợ của AI nhưng Quang cho biết việc xử lý các thước phim không đơn giản. Phải làm thế nào tăng được độ sắc nét và tốc độ khung hình để phim chuyển động thật nhất. Tuy nhiên, Quang cho rằng khó khăn nhất vẫn là vấn đề tài chính.
Nhưng với tình yêu mãnh liệt dành cho những bộ phim lịch sử, chàng trai này đã có cho mình hơn 1.000 sản phẩm phục chế bao gồm cả hình ảnh và video. Quang chia sẻ: “Khi mình thật sự muốn và nghiêm túc dành thời gian cho nó thì chắc chắn sẽ có kết quả. Mình không nghĩ đến cái khó mà cứ tập trung vào điều muốn làm, vấp ngã thì lại đứng dậy và tiến về phía trước”.
Những hình ảnh và thước phim do Quang phục chế mang ý nghĩa lịch sử rất to lớn. Việc “khoác áo mới” cho các tư liệu lịch sử là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Sau 3 năm gắn bó với việc nghiên cứu và phục chế, một trong những sản phẩm mà Quang tâm đắc nhất đó là đoạn trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1964. Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, đoạn phim đã thu hút hàng triệu lượt xem. Đây là thước phim khiến tên tuổi của Quang được nhiều người biết tới.
Bên cạnh những thước phim tài liệu về Bác Hồ, chàng trai này còn tạo nên những hình ảnh chân thực và sắc nét cho những tên tuổi nổi tiếng như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng…
Mới đây, dự án lớn nhất của Quang trong năm 2023 và cũng là niềm tự hào của chàng trai này là bộ phim Vĩ tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân. Đây là bộ phim dài nhất (gần 2 tiếng) mà Quang phục chế từ trước tới nay.
Nhờ có màu sắc, âm thanh vô cùng chân thực và sống động sau phục chế nên khi bộ phim được chiếu ở H.Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã lấy đi nước mắt của nhiều người xem. Trước những hình ảnh đó, chàng trai xúc động chia sẻ: “Mình rất vui vì sản phẩm tạo ra đã chạm tới cảm xúc của người xem. Tuy không phải đạo diễn hay quay phim nhưng mình vẫn rất tự hào vì đã góp phần đưa bộ phim đến gần hơn với khán giả”.
Sau khi xem bộ phim hơn 50 năm trước được Quang phục chế lại, nhà văn, đạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phượng, là một nhân chứng, thành viên đoàn phim, nhận xét: “Những hình ảnh về cuộc chiến ác liệt tại Vĩnh Linh được tái hiện một cách rõ ràng và sắc nét. Tôi thật sự rất bất ngờ và xúc động về bộ phim mà Hồng Quang đã phục chế. Từ âm thanh cho đến từng nét mặt của các nhân vật xuất hiện trong phim rất rõ nét và sáng sủa. Bộ phim này đã thể hiện rất rõ về tình yêu nước cũng như sự chịu khó của Hồng Quang”.
Nỗi lo về AI ngày một lớn
Đài NBC News ngày 29.8 đưa tin Công ty OpenAI đã khởi động chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT Enterprise phục vụ hoạt động kinh doanh.
Được phát triển trong 1 năm, dưới sự trợ giúp của hơn 20 công ty, ChatGPT Enterprise có quyền truy cập không giới hạn vào chương trình GPT-4 với hiệu suất tăng gấp đôi so với các phiên bản trước. OpenAI cũng có kế hoạch ra mắt cấp độ sử dụng khác, được gọi là ChatGPT Business, cho các nhóm nhỏ hơn, nhưng không nêu mốc thời gian.
ChatGPT Enterprise được công bố giữa lúc cuộc đua phát triển AI tiếp tục nóng lên. Sự phát triển quá nhanh của AI đã khiến hơn một nửa dân số Mỹ lo lắng. Theo cuộc khảo sát mới của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), 52% dân số Mỹ lo ngại về vai trò của AI trong đời sống. Không chỉ người dân, các chuyên gia đầu ngành cũng tỏ ra nghi ngại trước rủi ro từ AI. Chia sẻ với CNBC, Chủ tịch Brad Smith của Tập đoàn Microsoft nói giống như bất kỳ công nghệ nào khác, AI có "nguy cơ trở thành công cụ và vũ khí" và do đó "sự điều khiển của con người" là cần thiết.
Vấn đề AI gây tranh cãi. Ảnh REUTERS
Trước các mối lo, lãnh đạo đảng Dân chủ ở Thượng viện Mỹ Chuck Schumer dự định chủ trì diễn đàn về AI vào ngày 13.9 tới để lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, phiên họp còn nhằm đánh giá rủi ro của AI đối với việc làm, nạn tin giả và trộm cắp tài sản trí tuệ, cũng như triển vọng dùng công nghệ cho mục đích nghiên cứu y khoa. T ờ The New York Times đưa tin sự kiện lần này dự kiến quy tụ những nhân vật tầm cỡ như tỉ phú Elon Musk của Tập đoàn Tesla và ban lãnh đạo của các gã khổng lồ như Google, OpenAI và Microsoft.
Đạo diễn 'Kẻ hủy diệt' Terminator: "Tôi đã cảnh báo về AI từ năm 1984!"
Bên cạnh đó, các tổ chức tin tức lớn ở Mỹ cũng đang "chiến tranh lạnh" với OpenAI, tích cực ngăn chặn việc ChatGPT dùng lượng thông tin khổng lồ từ báo chí để đào tạo các chatbot, nhằm đảm bảo doanh thu và ngăn tin giả, theo CNN.
Lầu Năm Góc dùng AI để giám sát bầu trời thủ đô Mỹ Bầu trời thủ đô Washington, D.C. sẽ sớm được giám sát chặt chẽ bởi trí tuệ nhân tạo (AI). AI sẽ hỗ trợ phát hiện các vật thể tiềm ẩn nguy cơ đối với bầu trời thủ đô của Mỹ. Theo trang Flightglobal, Lầu Năm Góc ngày 28/8 thông báo sẽ chi 100 triệu USD để thiết lập hệ thống giám sát không...