Chàng trai da cam vào đại học
Với ba lần phẫu thuật vì tay chân không lành lặn, nhưng Đặng Thế Lịch (SN 1992) vẫn quyết tâm vượt khó, thi đỗ đại học, để trở thành người duy nhất đến nay ở làng Hữu nghị Việt Nam (Từ Liêm, Hà Nội) bước chân vào giảng đường đại học.
Từ lúc sinh ra, chân tay Đặng Thế Lịch (quê ở thôn 1, xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã bị co quắp, được bố mẹ đưa ra Bệnh viện Nhi T.Ư khám và biết em bị nhiễm chất độc da cam (di chứng từ ông nội).
Sau khi phẫu thuật và điều trị một năm, chân tay Lịch vẫn như cũ nên bác sỹ đành cho về nhà.
Bảy tuổi, Lịch vẫn chưa biết đi, phải bò lê rất khổ. Thương cháu, bà nội xếp những chiếc ghế tựa thành hàng và dìu Lịch tập đi. Không ít lần, cả hai bà cháu cùng té ngã nhưng sau một thời gian ngắn, Lịch đã đứng và tự bước đi dù còn xiêu vẹo. Đi được, nhìn chúng bạn trong xóm cắp sách đến trường, Lịch lại ao ước được đi học.
Đặng Thế Lịch trên giảng đường
Video đang HOT
Thấy tờ lịch trên tường ghi chữ “Chúc mừng năm mới”, Lịch cố nhớ rồi dùng ngón tay viết lại trên nền đất. Nét chữ đầu đời nghuệch ngoạc nhưng đã lóe lên tia hy vọng cho cậu bé kém may mắn. Thấy con ham học, bố mẹ xin cho Lịch vào lớp 1 khi 8 tuổi.
Tay co quắp cứng đơ nên Lịch không sao có thể tự cầm viên phấn viết chữ. Do vậy, buổi sáng đến trường Lịch phải nhờ cô, tối về nhà nhờ bố mẹ, chị gái giữ tay để điều khiển viên phấn theo ý muốn.
Sau bao ngày khổ luyện, cuối cùng những chữ cái O, A… từ bàn tay dị tật của Lịch cũng thành hình.
Từ nhà tới lớp mất 6 cây số, đôi chân Lịch bị dị tật không thể đi xa nên trong suốt 5 năm học cấp 1, bác và mẹ thay nhau cõng em đi về.
Khi Lịch học xong cấp 1, do bố bị bệnh nặng nên mọi việc đều dồn lên đôi vai mẹ. Gia cảnh túng quẫn, mẹ Lịch khuyên con nên nghỉ học, vì không ai đưa đón. May sao, cùng xóm có người bạn nhận chở Lịch đi học hằng ngày.
Với nghị lực của bản thân, suốt 8 năm học Lịch đều đoạt học sinh giỏi, từng đạt giải nhì học sinh giỏi cấp huyện và giải khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm 2007, vì gia cảnh khó khăn nên gia đình đã xin cho Lịch vào làng Hữu nghị Việt Nam để được chăm sóc và học tập.
Năm 2008, Lịch được chuyên gia người Đức làm phẫu thuật chỉnh hình và nắn thẳng bàn chân (trước đó bàn chân Lịch co quắp không xỏ được dép, đến trường phải đi chân trần). Ra viện, Lịch đi học lại nhưng vì bàn chân chưa khỏi nên phải ngồi xe lăn suốt cả năm lớp 9.
Học xong THCS, Ban lãnh đạo Làng Hữu nghị VN đã xin cho Lịch vào học tại trường THPT Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội). Trường học cách chỗ ở 3 cây số nên thêm một lần Lịch được đi học nhờ sự đưa đón của nhân viên Làng Hữu nghị VN.
Năm 2011, khi đang học lớp 11, dưới gan bàn chân phải của Lịch xuất hiện một khối u, phải vào Viện 103 mổ rồi tiếp tục trở lại trường.
Tốt nghiệp THPT với điểm số 42, Lịch được cô chú trong Làng Hữu nghị cùng thầy cô, bạn bè động viên thi đại học. Lịch làm hồ sơ thi vào ngành Công tác xã hội (Khoa Xã hội học, Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội) và trúng tuyển.
Ngày con nhập học, mẹ Lịch đành để chồng cho con gái chăm sóc và lên Hà Nội làm giúp việc, nuôi Lịch ăn học.
Chân tay dị tật, Lịch phải thuê trọ ở gần trường. Hằng ngày, Lịch phải vất vả đi từ phòng trọ lên tận tầng 4 của trường để học. Vô vàn khó khăn nhưng Lịch vẫn nỗ lực theo đuổi ước mơ được ngồi trên ghế giảng đường.
Theo tiền phong
Tinh thần hiếu học của người Việt trên đất Nga
Sinh ra và lớn lên ở Nga, đầu năm học cấp hai, Nguyễn Huy Trường Nam thi đỗ vào trường Phổ thông số 1543, ngôi trường chuyên hàng đầu của thành phố Moskva. Trường Nam liên tiếp giành nhiều giải cao trong các cuộc thi toán, hình học, tin học... của thành phố và trên toàn nước Nga.
Ngoài ra, Nam còn đoạt nhiều giải thưởng khác ở trường trong các cuộc thi tiếng Nga và tiếng Anh.
Nguyễn Huy Trường Nam (ngoài cùng bên trái) tham dự cuộc thi Olympic lập trình Toán toàn Nga năm 2011.
Năm 2009, Trường Nam được vinh dự đại diện cho học sinh Moskva tham gia Hội thảo học sinh quốc tế được tổ chức tại Đức. Sở hữu nhiều thành tích học tập "đáng nể", cùng với những trải nghiệm thú vị từ các chuyến đi đến nhiều nơi trong nước Nga cũng như các nước khác, nhưng Trường Nam không kể nhiều về thành công của em.
Tinh thần cầu tiến, ham học, vượt khó dường như đã ngấm sâu vào tính cách của Nam - cậu bé xuất thân từ dòng họ Nguyễn Huy nổi tiếng hiếu học, hay chữ ở đất Trường Lưu (Can Lộc, Hà Tĩnh). Từ nhỏ, Nam đã được nghe bố mẹ kể về truyền thống học hành của quê hương, dòng họ và gia đình. Làng Trường Lưu xưa có nhiều danh nhân văn hóa như Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự... và nhiều người thành đạt thời nay như Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.... Trường Lưu cũng là làng đầu tiên ở Việt Nam lập ra "ruộng khuyến học" từ xa xưa. Truyền thống hiếu học ấy càng được hun đúc trong con người Nam dưới sự dìu dắt của bố mẹ em - những nhà trí thức từng học ở Liên xô cũ. Bố mẹ Nam luôn khuyến khích Nam đọc sách để nâng cao kiến thức, luôn dành thời gian lắng nghe và thảo luận về những vấn đề mà em quan tâm. Bố mẹ còn khuyến khích Nam dành nhiều thời gian rèn luyện sức khỏe, tinh thần tự lập, kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa như: đi trại hè trong rừng sâu, tham gia các hoạt động xã hội do trường tổ chức...
Trong các chuyến đi, bạn bè người Nga và quốc tế thường vẫn nhớ những mẩu chuyện Nam kể về quê hương Việt Nam, về những món ăn Việt Nam đặc sắc, về không khí ấm cúng của gia đình em, một gia đình truyền thống thuần Việt. Hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam được xây dựng nên từ tâm hồn Nam, một cậu bé sinh ra và lớn lên ở Nga, tiếp nhận sâu sắc nền văn hóa Nga nhưng vẫn luôn tự hào về cội nguồn Việt Nam, thật sự là một điểm sáng đáng quý.
Mỗi khi có dịp về thăm Việt Nam, Trường Nam thích về quê nội, ngoại ở Hà Tĩnh, Nghệ An để được đi xe bò, được bước chân trên những con đường đất, được hít thở không khí trong lành buổi sớm mai... và được nghe giọng nói rặt miền xứ Nghệ. Ngọn lửa tình cảm gắn bó với quê hương được thắp sáng trong lòng Nam chính là nhờ vào phần lớn công sức của bố mẹ em. Bố mẹ luôn khuyến khích Nam nói tiếng Việt ở nhà và với bạn bè người Việt, thường kể cho em nghe những mẩu chuyện thú vị về quê hương, cùng em theo dõi những chương trình về văn hóa Việt Nam qua truyền hình...
Ở trường, Nam hòa nhập, tiếp thu kiến thức khoa học và văn hóa một cách dễ dàng nhờ vốn tiếng Nga hoàn hảo, nhờ phương pháp dạy học tích cực, luôn khuyến khích học sinh tự chủ động tìm hiểu và phát huy khả năng của từng em. Thầy cô giáo người Nga không phân biệt màu da hay quốc tịch của học sinh, luôn hết lòng vì các em, gây dựng cho Nam niềm hứng thú học tập và tinh thần ham hiểu biết. Nhờ đó, Nam không bị gò ép để chạy theo thành tích cao trong một môn học riêng biệt nào, em yêu thích các môn học và nhẹ nhàng đoạt giải trong các kỳ thi như vượt qua sự thử sức với chính bản thân mình.
Không những thế, Trường Nam còn giữ tròn "trọng trách" của ông anh cả, luôn bảo ban, giúp đỡ cô em gái tên Linh, trong mọi việc ở trường và ở nhà. Phát huy truyền thống của gia đình, bé Linh cũng liên tục đạt được nhiều thành tích xuất sắc: giành giải hạng đầu trong cuộc thi tiếng Anh toàn thành phố, hạng nhì cuộc thi Toán toàn quận, hạng 3 cuộc thi đàn piano trongvùng... Thành tích của hai anh em càng góp phần khẳng định ưu thế của học sinh Việt Nam ở Nga, nâng cao mối thiện cảm của nhiều thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh Nga khi nhắc đến những cái tên của học sinh người Việt.
Từ câu chuyện của hai anh em Nguyễn Huy Trường Nam, mong sao mỗi em nhỏ người Việt sinh sống trên đất Nga nói riêng và các nước trên thế giới nói chung luôn cảm thấy hãnh diện về nguồn gốc quê hương Việt Nam, luôn yêu quý và tự hào khi sử dụng tiếng Việt. Trường Nam cũng như các bạn trẻ tài năng người Việt khác sẽ tiếp tục là những sứ giả văn hóa, mang hình ảnh đẹp của đất nước và con người Việt Nam giới thiệu đến bạn bè khắp mọi nơi trên thế giới.
Theo T.Trang
Đại Đoàn Kết
Trao học bổng khuyến học cho 10 thủ khoa đại học năm 2012 Sáng nay 20/9, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã trao 12 suất học bổng khuyến học VNPT - Chắp cánh tài năng Việt với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng tới 10 thủ khoa đại học năm 2012 và 2 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 10 thủ khoa cùng ông Tô Mạnh Cường - Phó tổng...