Chàng trai của những giải thưởng quốc tế từng mất ngủ để nghĩ cách học
Từng giành nhiều giải thưởng từ các cuộc thi quốc tế nhưng cũng đã từng mất ngủ để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cho bản thân, Nguyễn Khoa Bằng khiến nhiều người tò mò về câu chuyện học tập của mình.
Nguyễn Khoa Bằng vừa nhận tấm bằng tốt nghiệp Đại học loại giỏi của trường ĐH RMIT và đã đặt chân đến Mỹ để tiếp tục theo học Thạc sĩ.
Nguyễn Khoa Bằng
Sinh nhật: 18/12/1991
Sở thích: đi du lịch, ăn uống với bạn bè, chơi thể thao…
Thành tích:
- Tốt nghiệp loại Giỏi trường ĐH RMIT
- Giải Ba cuộc thi Kế hoạch kinh doanh RMIT toàn cầu 2012
- Giải Nhất cuộc thi Kế hoạch kinh doanh RMIT toàn cầu 2013
- Giải thưởng Sinh viên tiêu biểu 2013
- Thành viên Hiệp hội danh dự Quốc tế Golden Key
Nhắc đến Nguyễn Khoa Bằng là nhắc đến những giải thưởng quốc tế mà chàng sinh viên quê Cà Mau đã giành được trong những năm ngồi trên giảng đường ĐH.
Video đang HOT
Khoa Bằng và các bạn trong nhóm nhận gải thưởng Kế hoạch kinh doanh RMIT toàn cầu
Mở đầu là giải Ba cuộc thi Kế hoạch kinh doanh RMIT toàn cầu 2012 – một cuộc thi phát triển ý tưởng kinh doanh được tổ chức ở Úc dành cho sinh viên nghề, cử nhân và sau ĐH của tất cả các cơ sở của RMIT tại Việt Nam, Úc và Singapore. Nhóm của Khoa Bằng đã vượt qua 136 đội tham dự để giành phần thưởng lên đến 500 triệu đồng và trở thành nhóm đầu tiên ở Việt Nam giành được giải Nhất kể từ khi cuộc thi được tổ chức vào năm 2001.
Bằng nằm trong nhóm 15% sinh viên viên có thành tích học tập cao nhất ngành Thương mại
Nhớ về những lần cùng bạn “mang chuông đi đánh xứ người”, Bằng chia sẻ: “Đến bây giờ, mình vẫn nhớ nhất những đêm cùng bạn bè thức trắng để làm kế hoạch. Rồi cũng không thể quên được những khi đợi kết quả, hồi hộp cả tháng trời. Và cuối cùng là niềm vui sướng vỡ òa khi được lên nhận giải”.
Không chỉ là chủ nhân của những giải thưởng danh giá, Nguyễn Khoa Bằng còn là thành viên Hiệp hội danh dự quốc tế Golden Key (nhóm 15% sinh viên có thành tích học tập cao nhất ngành Thương mại).
Từng mất ngủ… vì suy nghĩ việc học
Sinh ra ở miền quê nơi cực Nam Tổ quốc, Nguyễn Khoa Bằng bắt đầu về TP. Hồ Chí Minh để học Đại học. Những ngày đầu bỡ ngỡ, chưa thể làm quen đã từng khiến cậu bạn “mất ngủ nhiều đêm”.
Khoa Bằng tâm sự: “Có những lúc mình cảm thấy rất nản vì chưa thể làm quen được với môi trường sống cũng như học tập. Thậm chí đã từng thức trắng để nghĩ cách làm sao học tốt, khắc phục yếu điểm của mình. Rồi nghĩ về gia đình, thương bố mẹ…”. Những suy nghĩ hằng đêm ấy đã giúp Khoa Bằng có thêm động lực cũng như phương pháp để có thể học tốt.
“Ý chí, niềm tin vào bản thân và trách nhiệm đối với gia đình”, đó là câu thần chú và cũng giống như chiếc kiềng ba chân vững chắc để Khoa Bằng từng bước chinh phục những đỉnh cao trên con đường tri thức.
Là người luôn có mục tiêu rõ ràng, trước mỗi việc cần làm, Bằng thường viết mục tiêu của mình ra giấy hoặc giữ file trong máy tính và đem ra xem trong suốt quá trình. “Chấp nhận thất bại nhưng không chấp nhận bản thân chưa cố gắng hết sức”, đó là phương châm sống, cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của chàng trai quê Cà Mau.
Vì cuộc đời là những chuyến đi…
Từng đi nhiều nơi nhưng với Bằng, hai cuộc hành trình mà cậu ấn tượng nhất đó là, chuyến đi từ quê lên TP. Hồ Chí Minh để học đại học và chuyện đi đến Mỹ để học Thạc sỹ. Trong mỗi chuyến đi, Bằng “tìm thấy được những trải nghiệm vui buồn trong quá trình đi du học để theo đuổi ước mơ của mình”.
“Ấn tượng đầu tiên là bên này đang rất lạnh, trời mới đang chuyển thu. Và cảm thấy thích thú khi được hòa mình vào cuộc sống đa sắc tộc của nước Mỹ”, Khoa Bằng chia sẻ.
Chàng trai đến từ mảnh đất Cà Mau luôn nỗ lực hết mình trong học tập
Trong 2 năm theo học tại Mỹ, Bằng đã tự đặt ra những mục tiêu cho mình: nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm sống và mở rộng các mối quan hệ xã hội.
Ước mơ của chàng trai mê kinh doanh Nguyễn Khoa Bằng là “xây dựng được một công ty riêng. Ở đó không chỉ có một ngành mà kinh doanh nhiều ngành. Các ngành sẽ hỗ trợ và nâng nhau lên”.
Khoa Bằng nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học RMIT
Cả một chân trời tri thức mới đang chờ Khoa Bằng khám phá và chinh phục. Chúc cho những ước mơ, hoài bão của chàng cử nhân Nguyễn Khoa Bằng sẽ thành hiện thực.
Theo TTVN
Những cách học đơn giản mà hiệu quả ngày Tết
Tết không chỉ là thời gian xả stress mà còn là thời điểm học rất hiệu quả với những tips cực hay.
Vui chơi không quên... nhiệm vụ
Thực tế đã cho thấy kì nghỉ Tết là dịp nghỉ lễ quan trọng và có nhiều hoạt động vui chơi giải trí nhất trong năm nên không khó hiểu khi nhiều teen gác hẳn việc học sang một bên để chơi hết mình. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà nhiều bạn đã quên sạch những kiến thức đã ôn luyện trước Tết. Cũng vì mải vui chơi nên sau khi trở lại trường, thói quen học tập chăm chỉ và cách học khoa học, hợp lý của nhiều bạn cũng "theo Tết mà bay" đi hết.
Thỉnh thoảng hãy cùng bạn bè ôn lại kiến thức
Để khắc phục tình trạng này, các bạn hãy cố gắng dành ra một khoảng thời gian trong dịp Tết để tranh thủ ôn luyện lại kiến thức, làm thêm những bài tập để tạo cho mình những phản xạ và không quên những kiến thức trọng tâm. Chỉ cần mỗi ngày bạn bỏ ra khoảng 1 - 2 tiếng để ôn lại những kiến thức trọng tậm và làm một số bài tập hay, thú vị thì chắc chắn sau Tết sẽ không bị rỗng kiến thức đâu nhé.
Việc chăm chỉ một chút trong dịp đầu năm, chẳng hạn như làm bài tập trong ngày mùng 1, cũng sẽ tạo cho bạn thói quen học tập tốt và những sự hứng khởi, may mắn trong học hành, thi cử cả năm sắp tới.
Tranh thủ học mọi lúc moi nơi
Kì nghĩ lễ cũng là dịp teen quây quần bên gia đình và có những chuyến đi chơi xa, thăm thú nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham gia vào nhiều lễ hội thú vị. Đây cũng là điều kiện thích hợp cho các bạn trau dồi thêm nhiều kiến thức để có thể áp dụng vào các bài kiểm tra, thi cử, thậm chí là thi đại học.
Tranh thủ tìm hiểu về các khu di tích, lễ hội là một cách nạp kiến thức hiệu quả
Thông thường ở các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các lễ hội thường có những bảng cung cấp những thông tin bổ ích. Ngày tết đến những nơi này, các bạn vừa có thể du xuân vừa có thể tranh thủ thu nạp thêm cho mình. Đây là các học mà chơi, chơi mà học cực kì hữu ích trong kì nghĩ Tết này phải không nào. Các bạn sinh viên xã hội nhân văn, đặc biệt là khi phải đối mặt với những môn thi ở các chuyên ngành như Văn hóa học, Quản lí văn hóa, Xã hội học... thì việc học thêm kiến thức từ đời sống xã hội như thế này lại càng cần thiết hơn.
Bên cạnh đó trong những chuyến sum họp cùng gia đình, những câu chuyện lịch sử của ông, những phương pháp học tập bên nước ngoài của anh chị đi du học... cũng đều là những kiến thức vô cùng bổ ích. Hãy tranh thủ những dịp đoàn viên hiếm hoi này để có thể tìm hiểu về những điều thú vị mà sách vở ít khi đem đến cho bạn.
Đặc biệt, các "thần dân" cuối cấp cần tránh tâm lí xả hơi sau một năm học tập căng thẳng. Bởi lẽ ra Tết đã là tháng 2, còn rất ít thời gian cho việc ôn luyện Đại học. Vì vậy hãy tranh thủ từng ngày và lấy lại đà học tập ngay sau Tết nhé.
Theo VNE
Cách học ở xứ người Không dừng lại ở việc lạ lẫm với môi trường sống mới từ thời tiết, thức ăn đến sinh hoạt..., du học sinh còn gặp trở ngại lớn với cách học hoàn toàn khác "Tuy tiếng Anh không tệ nhưng mình luôn mất tự tin khi phải nói trước lớp và thường lúng túng khi tham gia thảo luận. Phong cách học đòi...