Chàng trai chuyên Toán 8.0 IELTS chia sẻ cách học tiếng Anh
Xuất phát là dân chuyên Toán, Nguyễn Hoàng Duy Phương thừa nhận từng “mất gốc” tiếng Anh hồi đầu năm cấp 3. Duy Phương cho rằng học tiếng Anh là quá trình cần sự kiên trì.
Chàng sinh viên thạc sĩ 2 văn bằng của ĐH Copenhagen (Đan Mạch) kể đầu năm cấp 3 bị mất căn bản tiếng Anh nghiêm trọng. Mặc dù khá chịu khó nói tiếng Anh nhưng kỹ năng đọc và viết của Phương rất tệ. “Vì học chuyên khối A nên đa phần em chỉ học theo kiểu đối phó và cũng không học thêm”, Phương nhớ lại.
Đến đầu năm lớp 11, chàng trai này học tiếng Anh giao tiếp do một số người Ấn Độ dạy. Vì lần đầu tiên được học với người nước ngoài, cũng như cách học rất tương tác, tập trung vào kỹ năng nghe nói nên Phương không cảm thấy nhàm chán.
“Lúc đó, em nói tiếng Anh theo kiểu tiếng bồi, không tập trung ngữ pháp mà chỉ cố phát âm đúng, học những từ vựng đơn giản. Sau khoảng 3 tháng, em rất thích vì mình phản xạ tiếng Anh với người nước ngoài tốt hơn”, Phương nói.
Nguyễn Hoàng Duy Phương đại diện cho các học sinh có điểm GPA cao nhất kỳ trong toàn trường (4/4) lên phát biểu. Phương đã tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh của ĐH Ritsumeikan Châu Á Thái Bình Dường (APU), Nhật Bản. Ảnh:VietNamNet.
Sau đó, Phương quyết tâm học nói tiếng Anh bài bản hơn nên tìm đến cô giáo người Việt chuyên dạy IELTS ở Đà Nẵng. Lúc này, Phương được học lại ngữ pháp cơ bản. Những bài đọc của IELTS có nhiều từ khó, khiến Phương luôn cảm thấy nản chí. Kỹ năng viết cũng khiến em gặp nhiều khó khăn vì phải bấm giờ để viết theo đúng “format”.
“Thật ra lúc đấy em đã nộp tiền đăng ký thi vào đầu năm lớp 12 nên trong suốt khoảng thời gian hè em tập trung làm nhiều đề đọc và nghe. Mỗi tuần cũng đặt mục tiêu viết 2 đề thi IELTS để cô sửa”.
Phương luyện kỹ năng nói bằng cách xem các kênh tiếng Anh trên YouTube, rồi bắt chước và tự tập nói một mình. Ban đầu, cậu chỉ đặt mục tiêu 5.5 IELTS là mức tối thiểu để có thể nhập học chương trình cử nhân ở Nhật Bản, nhưng kết quả em đạt 6.0.
Nhận thấy với trình độ 6.0 IELTS khó có thể đạt điểm cao trong các bài luận hoặc thi viết nên trước khi sang Nhật học đại học, em học thêm một khóa viết chuyên sâu dài 2 tháng với cô giáo người Việt.
Quá trình luyện thi IELTS, đọc là kỹ năng khó nhất với Phương, vì rất dễ bị ngợp và chán nản khi phải đọc 3 bài khá dài trong khi có quá nhiều từ mình không hiểu.
Lúc đó, chàng trai cũng tham khảo nhiều mẹo để làm bài tốt như “skim”, “scan” hay đoán nghĩa của từ dựa vào văn cảnh, nhưng tới bây giờ Phương đảm bảo rằng những kỹ năng đó thường chỉ dành cho những người vốn đã có nền tảng từ vựng tốt và thường xuyên đọc tài liệu bằng tiếng Anh.
Video đang HOT
“Với những bạn ở mức 5.0 – 6.0, em nghĩ những mẹo này không thực sự giúp cải thiện quá nhiều điểm số. Chỉ có thể dựa vào vốn từ vựng cũng như luyện đọc nhiều để không bị chán nản, mất kiên nhẫn mới có thể cải thiện được kĩ năng này”, Phương chia sẻ.
Yếu tố quan trọng nhất để sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, IELTS của Phương từ 6.0 lên 8.0, là nhờ môi trường giao tiếp có sự tương tác với mọi người xung quanh. Trường đại học ở Nhật mà Phương theo học là trường quốc tế nên có nhiều cơ hội giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài giờ học.
“Năm đầu còn có những môn về viết và đọc học thuật nên em tập trung vào những môn này. Năm 2 may mắn em được làm trợ giảng tiếng Anh và dạy tiếng Anh trong trung tâm ngôn ngữ của trường nên các kỹ năng của em tốt lên rất nhanh”.
Duy Phương được trao giải thưởng danh dự Ando Momofuku, người phát minh ra mì tôm và là người sáng lập tập đoàn thực phẩm Nissin Nhật Bản. Ảnh:VietNamNet.
Đến năm 4 phải thi IELTS để nộp cho chương trình Thạc sĩ thì việc ôn luyện lúc này không quá khó với Phương. Để đạt được điểm cao vào thời điểm này, em tập trung làm nhiều đề thi thử để nâng cao tính chính xác trong câu trả lời. Các mẹo trong cách đọc, cách làm bài cũng được Phương áp dụng để tiết kiệm thời gian làm bài.
“Khi làm sai và dò đáp án, mình cũng dễ dàng biết được tại sao mình lại làm sai chứ không khó hiểu và chán nản như trước đó 4 năm”, Phương nói.
Hiện tại theo học chương trình thạc sĩ 2 văn bằng ở ĐH Copenhagen, Phương hầu như không còn gặp bất cứ rào cản ngôn ngữ nào.
Chàng trai Đà Nẵng cho rằng học tiếng anh là một quá trình dài và phải được áp dụng vào cuộc sống của mình thì tiếng Anh sẽ không còn là một ngôn ngữ quá khó.
Hai yếu tố mà Phương đề cao là sự kiên trì và môi trường tương tác. “Môi trường tương tác ở đây không nhất thiết là phải tới trung tâm ngoại ngữ đắt tiền, có giáo viên nước ngoài, mà chỉ cần bạn chăm xem các clip tiếng Anh trên YouTube chẳng hạn rồi bắt chước theo, hay tham gia các hoạt động tình nguyện với người nước ngoài ở Việt Nam, tới các quán cà phê tiếng Anh… để mình được áp dụng những kiến thức đã học vào sử dụng thực tế”.
Theo Nguyễn Thảo / Vietnamnet
GS Trần Văn Nhung: Việt Nam nên học Singapore về dạy học tiếng Anh
Nguyên Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Nhung cho rằng việc học tiếng Anh bao năm vẫn 'lẹt đẹt' là do thiếu chiến lược bài bản và Việt Nam nên học tập Singapore trong đầu tư cho tiếng Anh.
Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã gây tranh luận về việc chọn ngoại ngữ nào là trọng tâm. Ngày 24/9, VnExpress có cuộc phỏng vấn GS Trần Văn Nhung, người một năm trước viết tâm thư gửi Bộ Chính trị đề nghị phải có quyết sách trong dạy và học tiếng Anh.
- Từng là Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, ông đánh giá thế nào về việc dạy học tiếng Anh hiện nay?
GS. Trần Văn Nhung. Ảnh: H.P.
- Việc dạy học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng trong nhà trường, câu lạc bộ, trung tâm ngoại ngữ phải ghi nhận có nhiều cố gắng. Trình độ tiếng Anh của thanh niên Việt Nam qua thời gian khá hơn nhiều. Có em học trong nước nhưng liên tục, bền bỉ và sáng tạo trong tự học nên nói tiếng Anh rất tốt. Cơ hội để người Việt học tiếng Anh tăng lên khi có nhiều phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông, người nước ngoài đến Việt Nam nhiều, chưa kể liên tục có các hội nghị, hội thảo nói tiếng Anh.
Nhưng so sánh trình độ của học sinh, sinh viên và thanh niên Việt Nam với người cùng lứa tuổi ở các nước khác, nhất là khu vực ASEAN, thì còn thấp hơn nhiều. Hầu hết các nước ASEAN đều nói tiếng Anh, phổ cập trong công việc cũng như giao tiếp hàng ngày.
- Vì sao đưa tiếng Anh vào dạy và học đã lâu mà trình độ tiếng Anh của người Việt, đặc biệt là học sinh, sinh viên vẫn còn kém?
- Tôi nghĩ thầy cô giáo, học sinh, sinh viên, nhà quản lý giáo dục, nhà trường đã có nhiều cố gắng, nhưng việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh ở nước ta chưa trở thành chiến lược quốc gia. Cách đây hơn một năm, tôi từng viết bức tâm thư gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đề nghị cần đưa việc này thành "quốc sách", biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Việt, chứ không đơn thuần chỉ là việc một ngoại ngữ. Cần có chỉ đạo quyết tâm từ bên trên xuống thì mới có thể dạy và học tốt được. Với quan điểm toàn cục, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục đã và đang chỉ đạo, định hướng chiến lược ngoại ngữ cho đất nước ta trong thời hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, trong đó có vai trò đặc biệt của tiếng Anh. Chỉ khi cả hệ thống chính trị và xã hội vào cuộc để định hướng và ủng hộ ngành giáo dục và đào tạo thì chiến lược này mới thành công.
Tiếng Anh cần được phổ cập ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, nơi nào có điều kiện thì cố gắng từng bước dạy các môn học bằng tiếng Anh. Các trường đại học càng cần nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa. Nếu chỉ xem nó là ngoại ngữ, không gắn vào chuyên môn, thực tiễn thì tiếng Anh khó "sống" được. Cái khó nhất vẫn là giáo viên. Nhưng chúng ta vẫn phải mạnh dạn làm dần, thầy cô có thể vừa dạy vừa học thêm.
- Thế hệ của giáo sư gặp khó khăn gì khi tiếp cận với tiếng Anh?
- Xin nêu một ví dụ, khoảng năm 1986-1987, khi dạy Giải tích toán học (Calculus) cho sinh viên năm thứ nhất của Khoa Toán - Cơ - Tin học, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), tôi đã thử nghiệm dạy bằng tiếng Anh. Thầy cũng còn kém tiếng Anh, trò còn bỡ ngỡ, nhưng tôi đã đi dần từ những từ khóa/keywords và cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Thầy trò vừa dạy vừa cùng nhau học. Sau ba tháng đã khá lên nhiều và tôi thử hỏi sinh viên có muốn trở lại học bằng tiếng Việt không, các em vẫn muốn tiếp tục thực hành với tiếng Anh.
Thế hệ chúng tôi ngày trước gặp nhiều khó khăn, nhất là trong những năm chiến tranh và bị cấm vận, học tiếng Nga ở Việt Nam đến 6 năm, nhưng chỉ biết đọc sách Toán, nói sai trọng âm hết. Khi chuyển sang học tiếng Anh thì sách giáo khoa rất hiếm, có mỗi cuốn của thầy Vũ Tá Lâm, lại phải dùng sách giáo khoa của Nga và từ điển Anh-Nga. Rốt cục tiếng Anh là công cụ thời đại thì không được học bài bản, còn các thứ tiếng khác dù được học bài bản thì rất ít khi dùng đến. Thật lãng phí thời gian và sức lực.
Thế hệ trẻ bây giờ thuận lợi hơn, có Internet, sách báo, tivi, được giao tiếp với người nước ngoài..., nên nếu có đủ nghị lực, động lực và mục đích rõ ràng để tự học tiếng Anh thì sẽ tiến bộ nhanh. Thông minh, giỏi tiếng Anh hơn cha chú, thế hệ trẻ sẽ hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả và bình đẳng với "thiên hạ".
Theo GS Nhung, phải biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai chứ không phải đơn thuần là một ngoại ngữ nữa. Ảnh: Giang Huy.
- Theo ông, giải pháp đột phá để nâng cao trình độ tiếng Anh cho người Việt Nam là gì?
- Hãy nhìn sang Singapore, sau năm 1965 khi tách ra thành một đảo quốc độc lập từ Malaysia, ông Lý Quang Diệu chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này dùng luôn (copy) sách giáo khoa phổ thông của nước Anh cho trường học, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Dù ông là người gốc Hoa và có người khuyên rằng nên đưa tiếng Hoa vào Singapore nhưng Lý Quang Diệu không đồng ý. Ông cho rằng tiếng Anh phải được đưa vào trong nhà trường, giao tiếp trong công sở.
Trước sự phản đối kịch liệt của cộng đồng người gốc Hoa ở Singapore khi quyết định dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong các trường học, ông Lý Quang Diệu nói: "Muốn chống lại thì hãy bước qua xác tôi". Lý Quang Diệu hiểu rõ một điều muốn thịnh vượng về kinh tế và vươn lên tầm cao thế giới để biến Singapore thành một quốc gia kỹ trị thì không có con đường nào khác ngoài việc phải làm cho trẻ con giỏi tiếng Anh thật sự, ngay từ bé khi bước chân vào nhà trường.
Trong khi đó Malaysia lại chủ trương dùng tiếng Malay là chủ yếu. Kết quả là rất nhiều học sinh, sinh viên nước này bỏ ra nước ngoài, trong đó có nhiều thanh thiếu niên con nhà giàu. Mỗi năm nước này bị chảy máu ngoại tệ nhiều tỷ đôla Mỹ, chất lượng đại học đi xuống.
Cách đây ít năm, Thủ tướng Mahathir Mohamad khi ấy đã rút ra bài học kinh nghiệm đắt giá về giáo dục và yêu cầu người dân trở lại với tiếng Anh, cá nhân ông là người tiên phong. Tôi từng nghe ông nói chuyện bằng tiếng Anh rất trơn tru trong một giờ đồng hồ. Nói vậy để biết chỉ cần một quyết định lệch hướng có thể khiến nền giáo dục đi xuống, tiền và chất xám bị chảy ra nước ngoài.
Tôi thấy rằng Việt Nam nên học tập Singapore về dạy và học tiếng Anh. Việc áp dụng ban đầu sẽ khó cho cả giáo viên và học sinh, nhưng khó vẫn phải làm vì đó là cách nhanh nhất. Cố GS Bộ trưởng Tạ Quang Bửu từng nói: "Dạy ngoại ngữ giống như dạy bơi, cứ ném xuống ao. Đó là cách nhanh nhất để biết bơi".
- Cùng với tiếng Anh, Bộ Giáo dục đưa nhiều ngoại ngữ vào lộ trình xây dựng ngoại ngữ thứ nhất. Ý kiến của giáo sư thế nào?
- Vấn đề này đã được bàn đến nhiều, UNESCO cũng khuyến khích các nước không nên có sự "độc trị" của một ngoại ngữ, ngoài tiếng Anh nên học thêm các thứ tiếng khác, bởi mỗi ngoại ngữ như một cửa sổ giúp nhìn ra vườn hoa nhiều hương sắc. Học nhiều là tốt nhưng đừng lan man quá vì ngoại ngữ chỉ là công cụ cần thiết. Còn kiến thức tổng hợp và các kỹ năng đa chiều mới là điều quyết định giúp một người hội nhập quốc tế.
Điều cuối cùng, thi gì thì thi, học gì thì học, nhưng cần chú trọng ba môn Văn, Toán và Tiếng Anh. Vì Toán tạo khung tư duy logic, hệ thống cho mọi khoa học. Văn học là nhân học, dạy cách ăn nói, dạy làm người và chung sống. Tiếng Anh để giao tiếp, làm ăn với thế giới hội nhập đầy thách thức ngày nay.
Theo VNE
Ngộ nhận về học tiếng Anh: Không cần bắt chước người bản ngữ "Tại sao phải cố bắt chước nói giọng Anh trong khi bạn chẳng hề sinh ra và lớn lên tại Anh?", câu nói trên làm nản lòng không ít người học ngoại ngữ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nói được như người bản xứ thì quá tốt. Vậy sự thật là thế nào? Trên thế giới chỉ có một số...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
Thế giới
22:40:38 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025