Chàng trai bỏ phố về quê “hồi sinh” chè An Bằng nức tiếng xứ Quảng
Vùng chè xanh Đại Thạnh được hợp thành từ 3 thôn An Bằng, Tây Lễ và Mỹ Lễ với tổng diện tích khoảng 30ha. Trong đó, thôn An Bằng là vùng trồng chè lớn nhất hiện nay, với diện tích 20ha chè xanh.
Xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) được người dân gần xa biết đến là vùng trồng chè thơm ngon có tuổi thọ hàng trăm năm. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm, cây chè ngày càng lép vế và dần bị thay thế bởi những loại cây trồng khác. Nhìn thấy những vườn chè đặc sản dần biến mất, chàng trai Ngô Văn Chi không đành lòng và đã mạnh dạn bỏ công việc ở thành phố về quê khôi phục lại vùng chè An Bằng.
Liên kết, giúp người dân thu nhập ổn định
Vùng chè xanh Đại Thạnh được hợp thành từ 3 thôn An Bằng, Tây Lễ và Mỹ Lễ với tổng diện tích khoảng 30ha. Trong đó, thôn An Bằng là vùng trồng chè lớn nhất hiện nay, với diện tích 20ha chè xanh. Tại đây chỉ còn gần 100 hộ trồng chè, đa số người dân đã chuyển sang trồng cây keo, hoặc làm những công việc khác để mưu sinh.
Anh Ngô Văn Chi đã rời bỏ công việc ở thành phố, để về quê đầu tư và khôi phục vùng chè An Bằng, xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). p.v
Trước đây, chè An Bằng chủ yếu được bán lá tươi cho thương lái về bán tại các chợ, phương pháp làm chè khô cũng dần bị mai một và quên lãng. Chính vì thế, tháng 3/2019, anh Ngô Văn Chi (33 tuổi, trú thôn An Bằng, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã quyết định về quê thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Đại Thạnh Phát, để khôi phục lại vùng trồng chè Đại Thạnh nổi danh một thời.
Đến tháng 8/2019, anh Chi cùng 6 thành viên khác trong HTX có cơ hội tham gia dự án sản xuất chè An Bằng theo chuỗi liên kết giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm do UBND xã Đại Thạnh hỗ trợ vốn 245 triệu đồng. Từ nguồn lực quý báu này, HTX Đại Thạnh Phát đã đầu tư máy móc sản xuất, vườn ươm cây giống, phân bón và hệ thống nước tưới cho nhiều hộ dân trồng chè tại thôn An Bằng.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Ngô Văn Chi chia sẻ: “Vùng chè An Bằng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển mạnh, nhưng vì lợi nhuận thấp nên bà con chuyển sang trồng cây keo khiến thương hiệu chè xanh An Bằng dần mất đi. Từ đó, tôi trăn trở và quyết định bỏ công việc kỹ thuật điện để về quê hợp tác khôi phục và phát triển sản phẩm chè An Bằng theo một hướng hoàn toàn mới, đó là liên kết phát triển vùng chè nguyên liệu, chế biến các sản phẩm mới từ chè và lấy tên Bancha An Bằng”.
Chè Bancha An Bằng chứa lượng caffein rất ít nên hạn chế chứng mất ngủ, giúp tiêu hóa tốt, điều hòa thân nhiệt, trợ tim, bổ thần kinh… p.v
Ông Đoàn Ngọc Hà (60 tuổi, ở thôn An Bằng, xã Đại Thạnh) cho biết, trước đây chè An Bằng thơm ngon nức tiếng xứ Quảng, nhưng theo thời gian nghề trồng chè không còn thịnh như trước, đặc biệt là đầu ra khó khăn hơn do phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm chè công nghiệp, chè làm từ các loại nguyên liệu khác.
Bản thân ông Hà đã có hơn 40 năm trồng chè, với diện tích 5 sào (trong đó có 2 sào mới khôi phục, chưa khai thác), nhưng do đầu ra không ổn định nên gia đình ông chỉ sản xuất cầm chừng, trồng vì đam mê và gìn giữ nghề truyền thống, chứ so với một số cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế kém hơn.
“Từ ngày HTX Đại Thạnh Phát ra đời, HTX đã bao tiêu sản phẩm, đảm bảo thu gom toàn bộ số chè của gia đình tôi làm ra với giá đúng như cam kết. Bên cạnh đó, HTX còn hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ giống…, nhờ đó gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định khoảng 3-4 triệu đồng/tháng từ cây chè”- ông Hà hồ hởi nói.
Hồi sinh vùng chè An Bằng
Video đang HOT
Được biết, sản phẩm chè Bancha An Bằng của HTX Nông nghiệp – Dịch vụ Đại Thạnh Phát được UBND xã Đại Thành chọn tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam năm 2020. Hiện chè Bancha đang được địa phương đầu tư trọng điểm, hướng đến xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương, cũng như khôi phục lại sản phẩm chè An Bằng từng vang bóng một thời.
Bên cạnh việc vận động bà con nông dân tiếp tục gắn bó với cây chè, mở rộng quy mô, HTX Đại Thạnh Phát còn hỗ trợ kỹ thuật trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho nông dân, đồng thời cam kết bao tiêu lá chè tươi cho 15 hộ dân tại thôn An Bằng với giá dao động từ 15.000-18.000 đồng/kg.
Điều này đã giúp vùng chè ở Đại Thạnh dần hồi sinh, người trồng chè có thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng/ha/năm.
Anh Chi cho hay, để thương hiệu chè Bancha An Bằng phát triển thì phải đầu tư nhiều máy móc, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu chế biến nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời phải giữ được nét đặc trưng riêng của chè An Bằng là chế biến theo phương pháp truyền thống, có màu sắc đẹp, thơm dịu và ngọt.
Theo đó, các sản phẩm chè Bancha An Bằng được hái từ lá chè già, rửa sạch, phơi héo, giã, ủ, băm thủ công hết sức tỉ mỉ và sấy theo quy trình nghiêm ngặt. Sau đó, lá chè khô được đóng gói với bao bì có nhãn mác, mã vạch. Với sự đầu tư chăm chút đó, sản phẩm chè An Bằng được bán với giá 600.000 đồng/kg, xuất bán đi nhiều nơi như Đà Nẵng, TP. HCM, Hội An, Tam Kỳ (Quảng Nam)…
“Tuy HTX mới thành lập nhưng dự án phát triển vùng trồng chè và thương hiệu chè Bancha An Bằng đã bước đầu có những tín hiệu đáng mừng. Người dân đã chú trọng chăm sóc thâm canh cây chè, đảm bảo nguyên liệu làm chè khô luôn an toàn, sạch sẽ. Bên cạnh đó, tôi cũng đã giải quyết việc làm cho một số lao động chế biến chè tại HTX với mức lương 6.000.000 đồng/tháng…”-anh Chi vui vẻ nói.
Hiện nay, mỗi tháng HTX Đại Thạnh Phát thu mua hơn 3 tấn chè tươi và xuất bán 300kg chè Bancha An Bằng ra thị trường, thu lãi 40 triệu đồng. Ngoài ra, anh Chi cũng tích cực trồng thử nghiệm và ươm giống chè để mở rộng vùng nguyên liệu, hoặc xuất bán cây giống cho một số nơi khác.
Anh Chi tâm sự, HTX mới thành lập nên còn nhiều khó khăn trong quá trình ổn định sản xuất, nhất là khâu tìm kiếm thị trường. Do đó, việc mở rộng quy mô vùng chè nguyên liệu tại chỗ, kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến sẽ giúp chè Bancha An Bằng sớm sản xuất ổn định, có chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ.
Quảng Nam: U40 trồng nấm sò thu tiền rủng rỉnh quanh năm
Từng bôn ba ở xứ người làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng thu nhập khá bấp bênh, anh Nguyễn Anh Tuấn (40 tuổi), ở thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam quyết định về lại quê hương trồng nấm sò.
Nhờ trồng nấm sò đã giúp anh Tuấn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm
Trò chuyện cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tuấn cho biết, trước đây anh từng làm nghề kim hoàn, lái xe nhưng cuộc sống cứ khó khăn nên anh đã quyết tâm về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Qua tham quan thực tế tại các hộ trồng nấm ở Quảng Nam và Đà Nẵng, cùng với việc tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, cuối cùng anh đã quyết định xây dựng mô hình trồng nấm sò.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam về trồng nấm sò.
Năm 2016, anh bắt tay vào xây dựng mô hình trồng nấm sò làm hướng phát triển kinh tế cho gia đình. Ban đầu do vốn ít, kinh nghiệm chưa nhiều nên anh chỉ đầu tư khoảng 3.000 bịch nấm sò.
"Lứa nấm sò đầu tiên, tôi thu về gần 20 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi 10 triệu đồng. Nhận thấy mô hình trồng nấm sò cho hiệu quả kinh tế, lấy ngắn nuôi dài, tôi lấy số tiền lãi thu được đầu tư mở rộng quy mô. Dần dần phát triển lên được cơ sở trồng nấm như ngày hôm nay...", anh Tuấn nói.
Hàng tháng sau khi trừ chi phí anh Tuấn lãi hơn 30 triệu đồng từ việc trồng nấm sò, và dịch vụ thu mua nấm.
Theo anh Tuấn, trồng nấm sò không quá khó nhưng đòi hỏi sự nhiệt huyết và cần mẫn. Nấm sò có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của tất cả các loại cây thân gỗ không có tinh dầu và độc tố. Tốt nhất sử dụng mùn cưa gỗ mềm như: bồ đề, mít, cao su, keo...
Cho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã được gấp đáy vuông, nén mùn cưa lại bằng cách dùng hai tay nắm miệng túi và thổ mạnh khối mùn cưa xuống đất. Đổ thêm mùn cưa vào túi cách miệng túi 4 - 5cm, thổ mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khối mùn cưa tạp túi mùn cưa căng, tròn đều, trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 - 1,6kg, kích thước khối mùn cưa chiếm 2/3 túi.
Cơ sở trồng nấm sò của anh Tuấn sản xuất theo hướng gối đầu và có công suất hơn 120.000 bịch nấm/năm.
Giống nấm có thể được nhân lên từ cơ chất: thóc, mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ... Giống nấm là yếu tố quyết định năng xuất khi nuôi trồng trong cùng điều kiện như nhau.
Do đó, theo anh Tuấn giống nấm sò phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Quan sát bên ngoài của bịch giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, màu vàng, không có vùng loang lỗ.
Giống nấm có mùi thơm dễ chịu, mỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng, nếu có mùi chua là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại...
Giống nấm không già hoặc không non (dùng giống phải đúng tuổi). Nấm sò được sản xuất theo quy mô khép kín, có hệ thống tăng nhiệt độ lên 24 độ C ở thời điểm rét lạnh và hệ thống phun sương, làm mát vào thời điểm nắng nóng.
Mỗi ngày, anh Tuấn cung ứng ra thị trường 70-100kg nấm sò, giá nấm sò tươi bán ra thị trường là 45.000 đồng/kg.
Đến nay, diện tích trồng nấm sò của anh Tuấn hơn 1.500m2 với 2 trại nấm hoạt động ổn định. Công suất hơn 120.000 bịch phôi nấm sò/năm, sản xuất theo hướng gối đầu chủ yếu tập trung sản xuất nấm sò, Mỗi năm sau khi trừ chi phí anh Tuấn lãi hơn 300 triệu đồng. Hiện anh Tuấn cũng đang thử nghiệm trồng các loại nấm khác.
Sản phẩm nấm sò đạt chuẩn OCOP 3 sao
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng nấm, kỹ thuật trồng nấm anh Tuấn cho biết, để nuôi trồng nấm đạt năng suất cao thì dùng giống phải đúng tuổi, nếu thấy bịch giống có mô sẹo, màu giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín đáy bao là giống còn non. Sử dụng giống nấm tốt nhất khi giống ăn kín đáy 3-4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ mát.
Lò hấp, sấy chế biến trong quy trình trồng nấm sò của gia đình anh Tuấn.
Về kỹ thuật trồng nấm, theo anh Tuấn, tổng thời gian trồng đến thu hoạch nấm sò từ 65-75 ngày, mỗi bịch giá thể nấm có thể thu hái được 0,5-0,6kg nấm, nấm ra thường xuyên ngưng ra rộ nhiều đợt, mỗi đợt ra khoảng một tuần sau đó ngừng khoảng 2-3 ngày.
Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi nhẹ và khô không còn khả năng ra nấm nữa thì tháo bỏ xuống và có thể tận dụng để trộn tiếp với nguyên liệu hoặc được ủ làm phân bón vi sinh.
Anh Tuấn cho biết, mỗi ngày anh cung ứng ra thị trường 70-100kg nấm sò, giá nấm sò tươi bán ra thị trường là 45.000 đồng/kg.
Hàng tháng sau khi trừ chi phí anh lãi hơn 30 triệu đồng từ việc sản xuất, thu mua, bán sản phẩm nấm. Sản phẩm nấm sò của anh chủ yếu bỏ mối cho các nhà hàng, siêu thị tại Đà Nẵng, Quảng Nam.
Hiện nay, anh Tuấn đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú Quý (thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Cơ sở sản xuất nấm của anh cũng đã liên kết với 3 hộ sản xuất nấm tại địa phương. Ngoài ra, cơ sở sản xuất nấm của anh còn giải quyết cho 8 lao động với thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài sản xuất nấm sò, hợp tác xã (HTX) còn mở thêm xưởng sản xuất gỗ pallet, mùn cửa từ xưởng gỗ cũng giúp anh Tuấn chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất nấm.
Anh Hứa Minh Phương (ở thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), cho biết, từ ngày liên kết với HTX Tân Phú Quý sản xuất nấm, thu nhập gia đình anh đã khá hơn nhiều so với trước.
"HTX đã tạo điều kiện cung cấp giống, tư vấn kỹ thuật, bao tiêu đầu ra sản phẩm, tôi rất yên tâm, thời gian tới tôi dự tính mở rộng thêm quy mô để nâng cao thu nhập cho gia đình...", anh Phương phấn khởi nói.
Được biết, sản phẩm nấm sò Đại Hiệp của Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú Quý đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2019.
Quảng Nam: 30 năm làm ra thứ mà nhà giàu, nhà nghèo, dân quê hay dân phố đều phải dùng Làng nghề làm chổi đót thuộc thôn Trường An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã trải qua nhiều sự đổi thay của cuộc sống và nhiều người đã bỏ nghề. Tuy nhiên, chị Hồ Thị Hoa, một người luôn cần mẫn, bám trụ để phát triển quy mô làng nghề và giải quyết hàng chục lao động tại địa...