Chàng trai bị điện giật ngưng tim, ngưng thở được cứu sống ngoạn mục
Sau khi bị điện giật, chàng trai ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn, rơi vào hôn mê, nhưng đã được cứu sống nhờ phương pháp ‘ngủ đông’.
Bệnh nhân bị điện giật được cứu sống ngoạn mục – ẢNH: BVCC
Ngày 6.5, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM cho biết bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân N.V.P (26 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) bị điện giật gây ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn, bị hôn mê bằng phương pháp “ngủ đông”.
Theo đó, chàng trai đang thay bóng đèn điện tại nhà thì bất ngờ bị điện giật té xuống nền nhà ngưng tim, ngưng thở. Người nhà lập tức sơ cứu ép tim tại nhà và khẩn trương đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Bệnh nhân P. nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn. Ngay lập tức, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, đội ngũ cấp cứu gồm các bác sĩ và điều dưỡng tiến hành hồi sinh tim, phổi tích cực cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Sau khoảng 20 phút hồi sức liên tục, bệnh nhân có các dấu hiệu sống: có mạch đập lại, có huyết áp và tay chân có phản xạ.
Tuy nhiên, bệnh nhận vẫn hôn mê do thương tổn não sau ngừng tuần hoàn quá lâu. Thông thường, trong những tình huống như thế này, bệnh nhân rất dễ bị di chứng như sa sút trí tuệ, hôn mê nằm tại chỗ, sống thực vật.
Bệnh nhân được nhanh chóng chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực (ICU). Tại đây, trước tình trạng khẩn cấp, các bác sĩ đã đi đến quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não cho bệnh nhân. Bệnh nhân được giúp hạ thân nhiệt xuống còn 33 độ C, cho bệnh nhân đi vào trạng thái “ngủ đông” trong vòng 24 giờ liên tục.
Sau 5 ngày điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân có các dấu hiệu hồi phục sức khỏe ngoạn mục: tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc tốt, da niêm hồng, tay chân cử động tốt, ăn uống bình thường.
Sau 10 ngày nhập viện bệnh nhân toàn toàn hồi phục và xuất viện.
Bác sĩ chuyên khoa 1 (BS.CK1) Khương Kế Hạnh, Trưởng khoa ICU, cho biết phương pháp hiện đại hạ thân nhiệt là kỹ thuật đưa nhiệt độ trung tâm cơ thể nhanh chóng đến mức mục tiêu (32 độ C -36 độ C) trong khoảng thời gian nhất định nhằm giảm nhu cầu chuyển hóa của cơ thể (giống trạng thái “ngủ đông”), giúp bảo vệ và giảm thiểu tế bào thần kinh bị tổn thương khi ngưng tuần hoàn hô hấp, giảm phù não, tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân trong hồi sức cấp cứu tim mạch.
Theo bác sĩ Hạnh, việc hạ thân nhiệt chủ động là chiến lược bảo vệ thần kinh cho thấy hiệu quả cao trong thực tế lâm sàng. Đây là một kỹ thuật cao có nhiều triển vọng bổ trợ hiệu quả cho các phương pháp cấp cứu khác, cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng.
Hiện nay, phương pháp “ngủ đông” này đã được đưa vào quy trình cấp cứu hồi sinh bệnh nhân ngưng tuần hoàn và được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Nguy kịch chỉ vì cái mụn mủ trong cánh mũi
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cứng hàm, không thở được. Bác sĩ đã phải mở nội khí quản để bệnh nhân thở.
Các bác sĩ phải cố gắng mở nội khí quản cho người bệnh.
Theo TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, khoa vừa cấp cứu thành công một trường hợp bị uốn ván hết sức hiếm gặp.
Bệnh nhân Nguyễn Thị N., 76 tuổi ở Lương Sơn, Hòa Bình phát hiện có một mụn mủ bên trong cánh mũi. Sau đó bà N. có triệu chứng cứng hàm, khó nuốt. Người nhà đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu.
TS Tình cho biết ngay khi nhập viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị uốn ván, điều trị theo phác đồ nhưng 3 ngày sau, tình trạng cứng hàm của bệnh nhân tiếp tục tăng. Bệnh nhân được chuyển từ khoa truyền nhiễm sang khoa Hồi sức tích cực.
Lúc đó, bệnh nhân không há được miệng; không thở, không nuốt, không ho khạc được; gồng cứng, xoắn vặn và co giật toàn thân. Nếu không khai thông đường thở thì bệnh nhân sẽ ngừng thở, ngừng tim trong vài phút vì toàn thân đã tim tái.
Thầy thuốc không thể đặt được ống thở vào khí quản cho bệnh nhân do miệng bệnh nhân luôn cắn chặt. Chỉ còn một cách mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ với điều kiện thời gian chỉ trong vài phút. May mắn, các bác sĩ đã mở khí quản thành công.
TS Tình cho biết hiện bệnh nhân đã thở được qua ống nội khí quản.
Theo TS Tình uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, do một loại vi khuẩn kị khí (chỉ hoạt động trong môi trường không có oxy) gây nên. Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thường qua những vết thương bị bịt kín, tạo đường hầm (môi trường kị khí) như: dẫm phải đinh, gai, vết thương hở nhưng có đường hầm...
Độc tố của vi khuẩn uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây tình trạng co cứng các cơ và co giật toàn thân. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị cứng hàm không há được miệng, không nuốt được, không thể khạc đờm dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não và có thể tử vong nhanh chóng. Trong điều trị thì quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, cắt cơn co giật, chống bội nhiễm và đảm bảo dinh dưỡng.
Theo infonet
Phối hợp liên viện cứu sống nữ bệnh nhân 2 lần ngưng tim, ngưng thở Chủ quan không điều trị bệnh cao huyết áp và tim mạch, nữ bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, ngưng tim, ngưng thở nhiều lần. Bệnh nhân tưởng chừng không qua khỏi đã được 2 bệnh viện phối hợp kịp thời cứu sống trong gang tấc. Bác sĩ Vũ Đình Ngân - Phó Chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực, Bệnh...