Chàng trai 9x vẽ tranh bằng thuật toán, đinh và chỉ: ‘Tôi đã từng chán nản và nghĩ đến việc bỏ cuộc’
Bằng thuật toán trên máy tính, anh Lê Văn Mạnh đã dùng đinh và chỉ để ‘vẽ’ nên những bức tranh chân dung độc đáo.
Vào khoảng tháng 4/2020, anh Lê Văn Mạnh (25 tuổi, ngụ Quận Tân Phú, TP.HCM) tình cờ xem được những video về tranh đinh chỉ. Cùng sự tò mò và ham học hỏi, anh bắt đầu tìm hiểu về môn nghệ thuật này.
Clip: Anh Mạnh chia sẻ về hành trình ‘vẽ’ tranh bằng thuật toán của mình
‘Mình đã tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật này qua các tài liệu, video ở nước ngoài. Tuy nhiên thì bộ môn này chưa được phổ biến nên nguồn tài liệu rất hạn chế.
Khi tìm hiểu về thuật toán thông qua phần mềm autocad, mình bắt đầu hiểu ra được những quy luật giữa những cây đinh và sợi chỉ. Sau nhiều lần thử nghiệm thì mình thực hiện thành công được dòng tranh này’. – anh Mạnh chia sẻ.
Những bức tranh chân dung bằng đinh chỉ độc đáo.
Anh Mạnh đã tự tìm tòi, dịch tài liệu từ nước ngoài để thực hiện đam mê.
Để thực hiện được một bức tranh chân dung bằng đinh chỉ như hiện tại, anh Mạnh đã phải tìm tòi, nghiên cứu rất nhiều tài liệu, phần mềm và nguyên vật liệu làm tranh.
‘Vì mình không phải là dân chuyên ngành, cũng không biết gì về IT nên mọi thứ đều phải tự tìm tòi. Cái khó nhất khi làm tranh này không phải là thuật toán. Vì thuật toán là kiến thức, là phần cứng thôi.
Theo mình, cái khó nhất khi làm tranh đó chính là chỉnh ảnh chân dung khách hàng. Từ bức tranh mà khách đưa ban đầu, mình phải dùng Photoshop để làm rõ nét, chỉnh màu, độ tương phản,… Sau đó dùng thuật toán để tạo ra một dãy số. Từ đó, lại chuyển sang hình vẽ 2D. Bước này mà làm không tốt thì bức tranh làm ra sẽ không đẹp, không có hồn.’ – anh Mạnh nói.
Công đoạn đóng đinh tạo khung cũng phải đòi hỏi tỉ mỉ, tập trung cao độ…
…vì chỉ cần không cách đều, hoặc lệch thì bức tranh sẽ ‘mất hồn’
Trung bình một bức tranh có từ 200 – 400 chiếc đinh, số lần cuốn chỉ qua đinh trên tranh khoảng 3.000 – 5.000 lần và phải mất 6 – 12 tiếng để anh Mạnh hoàn thành một bức tranh chân dung đinh chỉ. ‘Công việc này đòi hỏi tập trung cao độ, chỉ cần sai một chiếc đinh hay cuốn chỉ lệch thì phải làm lại từ đầu hết’.
Mỗi bức tranh đều là kết tinh của sự sáng tạo, tập trung, kiên trì và khéo léo.
Nguyên vật liệu làm tranh cũng được anh Mạnh chú trọng, lựa chọn rất kỹ càng. Theo lời anh Mạnh, anh đã thử qua rất nhiều loại chỉ để có được sản phẩm ưng ý như hiện tại. Đinh dùng để làm tranh cũng được anh Mạnh mua từ Trung Quốc, là loại đinh đồng, đảm bảo không rỉ sét, giúp tranh bảo quản được lâu.
Bức họa cô gái người Nga được anh Mạnh khéo léo thực hiện
Sơn Tùng M-TP được anh Mạnh mix thêm chỉ màu nâu để thêm phần sắc nét, chiều sâu chân dung.
Anh Mạnh tâm sự, trong quá trình mình tìm tòi và làm dòng tranh này, đôi lúc anh đã rất chán nản, từng nghĩ đến việc bỏ cuộc.
‘Mình đã làm dòng tranh này cách đây 1 năm rồi, nhưng đến nay mọi người mới biết đến rộng rãi. Khoảng thời gian một năm đó, vì không ai biết, chưa ai mua, mình đã phải bỏ tiền rất nhiều để mua nguyên liệu, tài liệu mà không có bất kỳ nguồn thu nào’.
Mẹ Maria qua bàn tay nghệ thuật của anh Mạnh
Harry Potter bằng đinh chỉ cũng vô cùng ma mị
Anh Mạnh còn sáng tạo trên nhiều loại khung khác nhau như tròn, vuông, trái tim,…
Hiện tại, anh Mạnh đã làm được hơn 40 bức tranh chân dung, tranh của anh cũng bắt đầu có đơn đặt hàng thường xuyên hơn. Giá mỗi bức tranh được anh bán từ 2.5 triệu đồng đến 5 triệu tùy loại.
Thời gian tới, anh Mạnh dự định mở thêm các lớp dạy làm tranh miễn phí cho trẻ em tự kỷ, mồ côi,… Đồng thời sẽ tìm hiểu thêm cách làm tranh đinh chỉ màu và phối hợp một vài kỹ thuật làm tranh khác mới lạ hơn.
Choáng ngợp xem hot boy vẽ tranh chân dung bằng thuật toán và đinh, chỉ
Anh Lê Văn Mạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) đã tìm hiểu và giải mã cách làm tranh chân dung đinh chỉ qua những con số. Bằng thuật toán trên máy tính, anh chàng đã dùng cây đinh, sợi chỉ để tạo hình bức tranh độc đáo ở Việt Nam.
Tranh từ đinh chỉ không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, những bức tranh được tạo ra từ thuật toán, với các đường chỉ được kéo căng chính xác đến con số thì khá đặc biệt.
Anh Lê Văn Mạnh, 25 tuổi, Q. Tân Phú, TP.HCM đã gây bất ngờ cho nhiều người khi tạo ra các bức tranh từ thuật toán máy tính. Nhiều người đến phòng tranh ở đường Lũy Bán Bích, P. Tân Thạch, Q. Tân Phú - nơi các bức chân dung từ thuật toán của Mạnh được kí gửi tỏ ra tò mò và thắc mắc về các tác phẩm đầy sức hút này.
Từ đầu tháng 4.2020, Mạnh tình cờ biết đến thể loại làm tranh đinh chỉ từ thuật toán máy tính trên một số hội nhóm Facebook. Ấn tượng với cách làm tranh của nghệ nhân nước ngoài, Mạnh bắt đầu tìm hiểu cách thức để tạo ra tác phẩm từ những con số.
"Lúc bắt đầu mình mất khoảng 4 tháng để tìm thuật toán và hoàn thiện thuật toán. Sau đó khoảng gần 1 năm, từ lúc mới biết đến bây giờ mình mới hoàn thiện được kĩ năng và cáh làm tranh như hiện tại", 9X kể lại.
Mỗi bức tranh được tạo nên từ hàng ngàn hay thậm chí hàng chục ngàn lần kéo chỉ - LÊ NAM
Các tác phẩm này chủ yếu phác họa chân dung hoặc cận cảnh khuôn mặt của con người. Vì vậy, vấn đề khó khăn nhất đối với tác giả chính là việc khách thường gửi ảnh mẫu mờ hoặc quá lẫn vào bối cảnh xung quanh. Vì vậy, Mạnh thường mất từ 2-3 tiếng đồng hồ để xử lý hậu kì các bức ảnh thông qua các phần mềm chỉnh sửa như photoshop cho sắc nét và gọn gàng hơn.
Sau đó, thông qua một phần mềm chuyên dụng, anh sẽ tải bức ảnh chân dung lên mà chờ máy tính mã hóa các điểm ảnh thành các con số. Một bức tranh có kích thước 40x40cm sẽ có khoảng 4.000 mã số, tương đương với 4.000 lần căng chỉ.
Theo tác giả chia sẻ, mỗi tác phẩm như vậy anh tốn từ 5-7 giờ để hoàn thành. Có những bức phức tạp, kích thước lớn, thời gian phải hoàn thành lên tới 15 giờ.
Hoàn thiện thuật toán là khâu quan trọng nhất để tạo ra một bức tranh - LÊ NAM
"Mình nhớ bức đầu tiên tập "vẽ" nàng Mona Lisa mất 4 ngày. Mỗi ngày 6-7 tiếng, vừa làm vừa nghỉ giải lao. Sau đó, còn làm một bức lớn hơn, có kích thước 85x85 cm. Mình phải cuốn đến 5.000 lần chỉ, đóng khoảng 500 chiếc đinh, to lắm".
Anh Mạnh từng thử qua 20 loại chỉ khác nhau để chọn ra loại ưng ý như hiện tại. Nói về lý do chỉ làm tranh cận cảnh gương mặt, 9X nói: "Mình nghĩ thể loại chân dung thứ nhất sẽ được nhiều ưa chuộng, hơn nữa phù hợp với hình thức đinh chỉ này. Tranh phong cảnh thì hạn chế về độ xa, lại nhiều chi tiết nhỏ. Càng xa thì tranh càng nhòe không được đẹp như chân dung. Mình thấy chân dung là hợp lý và làm được theo ý mình".
Anh Lê Văn Mạnh mày mò học hỏi phương thức vẽ tranh này từ nước ngoài - LÊ NAM
Có mặt tại phòng tranh nơi anh Mạnh kí gửi các tác phẩm độc đáo này, anh Nguyễn Quang Huy (27 tuổi) tỏ ra đầy phấn khích: "Tôi từng thấy thể loại tranh đinh chỉ trước đây nhưng chưa thấy ai làm tỉ mỉ và kì công thế này. Việc áp dụng các con số để tạo nên sự chính xác cho từng đường chỉ đan vào nhau khiến bức tranh rất cân đối".
Trong khi đó, người bạn đi cùng Quang Huy cũng hào hứng không kém: "Mặc dù chỉ là tranh đen trắng nhưng càng nhìn càng thấy cuốn hút. Các đường chỉ tạo nên chiều sâu vô cùng ấn tượng, đặc biệt là đôi mắt. Bởi vậy, dù có được sự hỗ trợ của máy tính nhưng nếu người thực hiện không tỉ mỉ thì khi kéo chỉ cũng rất dễ mắc sai lầm".
Mỗi điểm đóng đinh để kéo chỉ cần tuyệt đối chính xác - LÊ NAM
Bức tranh Harry Potter được anh Mạnh hoàn thiện bằng thuật toán - LÊ NAM
Sau khi đưa các tác phẩm lên trang Facebook cá nhân, nhiều người bất ngờ vì độ chi tiết và sắc thái được thể hiện, thậm chí có nhiều người không tin đây là tranh đinh chỉ mà nghĩ anh Mạnh vẽ bằng tay. Đến hiện tại, mỗi tuần anh Mạnh cũng nhận được từ 1 - 2 đơn đặt hàng, đem lại nguồn thu giúp anh duy trì niềm đam mê cá nhân. 9X cũng ấp ủ mở các lớp dạy làm tranh đinh chỉ bằng thuật toán miễn phí cho các em có vấn đề tự kỷ hoặc rối loạn tâm lý trong xã hội.
Có thể phát hiện người mắc chứng tâm thần qua bài đăng trên Facebook Theo một nghiên cứu mới đây, những nội dung trên bài đăng lên mạng xã hội Facebook có thể giúp xác định liệu người dùng có bệnh tâm thần phân liệt hay gặp rối loạn về tâm lý hay không. Nội dung bài đăng lên mạng xã hội Facebook có thể giúp xác định liệu người dùng có bệnh tâm thần phân liệt...