Chàng trai 9X truyền tải ‘Truyện Kiều’ qua bài Tarot
Với mong muốn mang những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đến gần hơn với các bạn trẻ, chàng trai 9X đã truyền tải nội dung Truyện Kiều qua bài Tarot.
Võ Nam Du trong một sự kiện – NVCC
Võ Nam Du (24 tuổi, quê Bến Tre), từng là một học sinh chuyên sử nhưng lại theo đuổi ngành truyền thông. Đến năm 3 đại học, Du nhận ra mình cần làm một việc gì đó để vừa theo đuổi đam mê lịch sử, và mang nó đến gần với người trẻ hơn. Thế là tháng 1.2018, Nam Du cùng những người bạn của mình sáng lập ra Sử Talk. Sử Talk được hoạt động theo hình thức tổ chức sự kiện, mời chuyên gia đến để nói chuyện về lịch sử.
Học Kiều 6 tháng liên tục
Trong một lần tình cờ đọc được bài viết của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu “Triết lý Tarot và Truyện Kiều: Từ ngây thơ đến giới”, tình yêu dành cho những giá trị văn hóa trong Nam Du trổi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chàng trai 9X đã bỏ nhiều thời gian học hỏi nhiều tài liệu và tìm đến nhà nghiên cứu Nhật Chiêu “tầm sư học đạo”, quyết tâm mang công trình nghiên cứu từ trên giấy trở thành sản ph ẩm thực tế.
Những nhân vật, câu thơ trong truyện Kiều được thể hiện qua bài Tarot Kiều – NGUYỄN ĐIỀN
Video đang HOT
“Nhờ những buổi tầm sư học đạo thầy Nhật Chiêu mà mình hiểu hơn về Truyện Kiều , về tiếng Việt của thế kỷ 18, tất nhiên thầy là người gợi mở nhưng bản thân mình phải cố gắng rất nhiều. Mỗi ngày cố gắng hiểu một đoạn, học Kiều như vậy trong 6 tháng liên tục, cộng với 2 tháng tìm hiểu về bài Tarot…”.
Theo Nam Du, bài Tarot là cẩm nang chứa đựng triết lý về con người chứ không đơn giản là trò chơi hay công cụ bói toán. Việc kể Truyện Kiều thông qua Tarot sẽ đưa Truyện Kiều đến gần hơn với người trẻ. “Đây là công trình nghiên cứu tâm huyết của thầy Nhật Chiêu, thầy đã dày công kết hợp giới thiệu triết lý Tarot trong sự đối chiếu với Truyện Kiều , đây là một cách tiếp cận vô cùng độc đáo.
Nhiệm vụ của mình là làm sao để công trình nghiên cứu ấy cho người trẻ có thể dễ dàng đón nhận. Thầy Nhật Chiêu là cố vấn chuyên môn, một bạn nữa là họa sĩ Tú Ngô là người vẽ và mình đóng vai trò kết nối, chuyển các phân đoạn trong truyện Kiều thành hình ảnh minh họa, viết sách hướng dẫn…” Nam Du chia sẻ.
Tarot Kiều là sản phẩm của văn hóa dân gian phương tây kết hợp với văn hóa Việt Nam. Đây là một sản phẩm hoàn toàn mới, có điểm thuận lợi là nó thừa hưởng hào quang mà Truyện Kiều đã xây dựng nên và tất nhiên cũng rất nhiều áp lực vì phải làm sao cho giới chuyên môn là những người có hiểu biết sâu về Tarot chấp nhận. Trong tương lai, Nam Du còn mong muốn mang Tarot Kiều đến với bạn bè quốc tế.
Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, bài Tarot có thể được xem là kinh dịch của phương Tây, là một hệ thống hình ảnh mang tính tượng trưng, ban đầu là một trò chơi, sau đó được người ta sử dụng như một công cụ bói toán để khám phá, suy tư về cuộc đời, thế giới tâm hồn của con người. Hiện nay, Tarot đang rất phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn chưa nhiều người biết đến, nhất là biết đến Tarot với tư cách là một cẩm nang chứa đựng triết lý về con người và cuộc đời chứ không phải đơn thuần chỉ là một trò chơi hay công cụ bói toán.
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho biết việc vận dụng những tác phẩm văn học lớn trên thế giới để làm ra những bộ Tarot là chuyện hết sức bình thường góp phần tạo dựng đời sống tinh thần phong phú hơn. Dùng Truyện Kiều để tạo ra Tarot Kiều rất phù hợp vì nó là một tác phẩm tương đối ngắn gọn nhưng có tính khái quát sâu rộng cao về nhân sinh, về tư tưởng, tình cảm,…mà những tác phẩm khác còn nhiều hạn chế.
“Khi thực hiện công việc này theo sự góp ý giảng giải của tôi thì tôi thấy các bạn trẻ thực hiện khá tốt, không có những điểm bất ổn gượng gạo thường thấy ở những bộ Tarot thường thấy. Các bạn theo dõi rất sát sao bài viết của tôi cùng với tinh thần học hỏi một cách nghiêm túc, tôi tin Tarot Kiều sẽ là một sản phẩm mang vẻ đẹp linh hồn của Việt Nam được người trẻ đón nhận” nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho biết.
SGK mới Ngữ văn 6: Hiểu chương trình để triển khai hiệu quả
Chỉ còn thời gian ngắn nữa, sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 6 theo Chương trình mới được đưa vào giảng dạy.
Cô và trò Trường THCS - THPT Ban Mai. Ảnh: NTCC
Dù Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai, tập huấn đến GV khoảng 2 năm nay, nhưng GV cần tâm thế tốt nhất cho thay đổi lớn lao này.
Đổi trục trong giáo dục
Chúng tôi gọi Chương trình phổ thông mới môn Ngữ văn là sự đổi trục trong giáo dục. Nói như vậy có nghĩa, đây là sự thay đổi căn cốt từ mục tiêu, quan điểm giáo dục và giá trị cốt lõi của bộ môn. Nếu chương trình phổ thông hiện hành (2006) chủ yếu hướng tới phát triển kiến thức, kĩ năng cho HS, chương trình phổ thông mới chuyển trục hình thành, nuôi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho người học.
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển những ưu điểm của các chương trình hiện hành. Chương trình đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng theo mô hình phát triển năng lực của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững, phồn vinh.
Mục tiêu giáo dục phát huy tính chủ động, tiềm năng của mỗi HS, hình thành, phát triển cho người học phẩm chất cao đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách, phát triển cá tính thông qua hoạt động khám phá, tiếp nhận các văn bản ngôn từ, đặc biệt là văn bản văn học cùng việc rèn luyện nghe, nói và thực hành tạo lập các kiểu văn bản thông dụng.
Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Ở mỗi cấp học, chương trình Ngữ văn được thiết kế để hiện thực hóa những mục tiêu cụ thể.
Về nội dung cốt lõi: Cấp tiểu học, THCS (giai đoạn giáo dục cơ bản), chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức văn học, tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói, nghe. Ngữ liệu được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi cấp học. Cấp THPT (giai đoạn giáo dục hướng nghiệp): Chương trình môn học củng cố, phát triển kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp HS nâng cao năng lực ngôn ngữ, yêu cầu cao hơn về năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, thông tin có độ phức tạp hơn về chủ đề và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực với việc đọc và viết về văn học.
Chương trình phổ thông mới môn Ngữ văn còn thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ chỉ đánh kết quả qua các bài kiểm tra định kì để xếp hạng sang đánh giá quá trình nhằm cân bằng và điều chỉnh quá trình dạy học. Chuyển từ đánh giá việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề, khả năng tư duy và sáng tạo. Chuyển từ một kênh GV đánh giá sang đánh giá đa chiều, HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
HS Trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Nội) trong giờ học Ngữ văn.
Lưu ý 4 năng lực
Năm học 2021 - 2022 chờ đón sự thay đổi đầu tiên với chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6. Vì trục giáo dục thay đổi từ kiến thức sang năng lực nên chương trình Ngữ văn 6 được thiết kế theo các năng lực sẽ hình thành ở người học: Nghe - nói - đọc - viết.
Với kĩ năng nghe: GV rèn cho HS cách nghe chủ động theo quy trình bốn bước cũng là bốn yêu cầu cơ bản của kĩ năng này: Nghe - hiểu, nghe - phản hồi, nghe - chắt lọc, nghe - ghi nhớ. GV áp dụng các phương pháp phát triển kĩ năng nghe chủ động qua hoạt động cụ thể trong giờ học như: Nghe đọc truyện, nghe và điền từ, nghe để trả lời câu hỏi, nghe để tóm tắt lại... và kết hợp nghe - nói tương tác qua thảo luận, tranh biện, bày tỏ quan điểm.
Kĩ năng nói: Với chương trình Ngữ văn 6, kĩ năng nói được cụ thể hóa qua nội dung học tập như: Kể về một trải nghiệm đáng nhớ với bản thân, kể được một truyền thuyết và cổ tích một cách sinh động, trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Đặc biệt, kĩ năng nói được phát triển kết hợp với nghe qua hoạt động "nói - nghe tương tác" qua thảo luận nhóm nhỏ để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Kĩ năng đọc: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của chương trình Ngữ văn nói chung, Ngữ văn 6 nói riêng. HS cần đọc hiểu văn bản văn học, nghị luận và văn bản thông tin với các yêu cầu cụ thể như: Đọc - hiểu nội dung và hình thức. Đọc để so sánh và kết nối văn bản, đọc mở rộng; yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thầm và đọc thành tiếng, đọc lướt, ghi chép trong khi đọc... Điều mới mẻ, thú vị nhất của chương trình Ngữ văn mới là HS được định hướng đọc mở rộng với những gợi ý, yêu cầu cụ thể. Hoạt động này giúp người học mở rộng kiến văn, thực hành kĩ năng đọc - hiểu văn bản đã được GV hướng dẫn.
Kĩ năng viết: Viết là hoạt động, cũng là kĩ năng vô cùng quan trọng với người học Văn. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng, HS vô cùng vất vả, chật vật với việc tạo lập văn bản. Thông qua tìm hiểu chương trình Ngữ văn lớp 6 mới, chúng tôi thấy những khó khăn HS gặp phải được hỗ trợ, định hướng rõ ràng hơn. Kĩ năng viết được hướng dẫn cụ thể từ quy trình viết đến hình thức thực hành viết. Về quy trình, HS được hướng dẫn 4 bước từ chuẩn bị trước khi viết đến tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa. Chương trình Ngữ văn 6, HS được thực hành viết bài văn miêu tả, tự sự (như chương trình hiện hành) và luyện viết kiểu bài mới như thuyết minh, nghị luận ở mức độ đơn giản.
Triển khai Chương trình, SGK mới, cấp quản lí cần nắm vững cách thức vận hành nhà trường theo chương trình mở; tạo điều kiện cho GV được tự chủ, linh hoạt trong quá trình dạy học. Nhà trường cần chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu để triển khai chương trình mới. Với GV Ngữ văn, cần nắm vững định hướng chương trình, hiểu mục tiêu, cách thức đạt mục tiêu một cách sáng tạo, linh hoạt; tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Đây là ngôi trường cấp 3 đẹp như tranh vẽ, chất lượng dạy học cực đỉnh, mỗi lần xuất hiện ở "Đường lên đỉnh Olympia" đều khiến các tỉnh khác e dè Ngôi trường này không chỉ là nơi học tập mà còn là địa điểm tham quan nổi tiếng. Ngôi trường cổ kính, có lịch sử hơn 1 thế kỷ Trường Quốc Học (thường gọi là Quốc Học hay Quốc Học - Huế; tên chính thức hiện nay: Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học) là một ngôi trường nổi tiếng ở Huế....