Chàng tiến sĩ 27 tuổi giảng dạy tại Singapore
17 tuổi tốt nghiệp THPT, 20 tuổi tốt nghiệp đại học với bằng loại ưu hạng nhất, 25 tuổi hoàn thành chương trình tiến sĩ của Trường đại học Công nghệ Nanyang (Singapore). Đó là chàng trai Nguyễn Kiến Trúc Giang, sinh năm 1986, hiện là giảng viên Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore).
TS. Nguyễn Kiến Trúc Giang làm việc trong phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore). (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Trong chuyến về quê ăn Tết tại tỉnh Tiền Giang, dù rất bận rộn nhưng Tiến sĩ Nguyễn Kiến Trúc Giang đã ưu ái dành cho Dân trí một buổi trò chuyện thú vị về công việc hiện tại ở Singapore.
PV: Chào Tiến sĩ Nguyễn Kiến Trúc Giang, xin anh cho biết công việc hiện tại của mình ở Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) là gì?
TS. Nguyễn Kiến Trúc Giang: Hiện tại tôi đang tập trung chủ yếu vào công việc nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên thực tập và làm luận án tốt nghiệp. Trong đó, tôi đang hướng dẫn cho 2 nghiên cứu sinh tiến sĩ, 1 luận văn tốt nghiệp và 4 sinh viên nằm trong tốp 5% của trường. Cả 7 nghiên cứu sinh và sinh viên này đều là người Việt Nam.
Ngoài ra, tôi cũng hỗ trợ các em viết quỹ nghiên cứu (research grant), viết bằng sáng chế (patent) và lên kế hoạch để mở công ty về biotech ( công nghệ sinh học).
Video đang HOT
25 tuổi, Trúc Giang hoàn thành chương trình tiến sĩ của Trường đại học Công nghệ Nanyang (Singapore). Anh hiện là giảng viên Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore). (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Quá trình làm việc tại Singapore, anh thấy môi trường làm việc, giảng dạy ở đây như thế nào?
Môi trường làm việc ở Singapore khá là minh bạch, rõ ràng. Họ rất coi trọng năng lực của mình, nếu mình giỏi thực sự thì sẽ được nhận vào làm việc. Hay nói cách khác là cạnh tranh công bằng. Bạn có năng lực, bạn làm được việc thì sẽ được trọng dụng.
Mỗi năm trường đều có đánh giá và khen thưởng thích đáng cho nhân viên. Tiêu chí là dựa trên báo cáo khoa học được công bố, càng nhiều công trình nghiên cứu thì lên càng nhanh.
“Được về Việt Nam đón Tết là một niềm vui lớn. Đi xa nhà, nhớ nhất là đồ ăn quê hương, đặc biệt là những món ăn mẹ nấu và những buổi sum họp gia đình được quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Giao thừa ở Singapore thì hơi buồn nên thỉnh thoảng tôi cùng bạn bè ra khu Chinatown xem đốt pháo và ngắm người đi qua lại để có không khí Tết.” - TS Nguyễn Kiến Trúc Giang
Tiến sĩ có thể chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học của bản thân?
Thực sự thì tôi cũng chẳng có bí quyết gì đâu. Theo tôi nghĩ chỉ có 3 thứ rất quan trọng đó là sự đam mê với công việc, tính kỷ luật bản thân cao độ và sự chăm chỉ, chịu khó trong công việc.
Nếu trung bình mỗi ngày làm việc 8 tiếng, 5 ngày trên tuần là 40 giờ một tuần thì không đi xa được. Nếu bạn muốn thành công, hãy tự hỏi bạn có sẵn sàng làm việc 10 – 12 tiếng một ngày và 7 ngày một tuần và nếu bạn có thể bỏ ra 70 – 80 giờ một tuần thì công việc của bạn sẽ nhanh hơn gấp đôi. Tôi đã và đang làm việc như vậy từ hồi học cấp ba tới giờ.
Kỳ thi ĐH năm 2013 đang đến gần, anh có lời khuyên hay chia sẻ gì tới các em thí sinh trước kỳ thi này không?
Tôi chỉ có một lời khuyên nhỏ là các bạn hãy tự tin và làm hết mình. Phần nhiều các bạn sinh viên còn thiếu tự tin vào khả năng của mình và chưa học hết sức. Khi đã vào cuộc thì phải chiến đấu tới cùng. Nếu bạn muốn đậu vào một trường đại học tốt, có một tương lai tốt thì hãy ngồi vào bàn học ngày đêm, bạn có sụt cân, có stress, có mất ngủ, có lo âu (chút ít) thì mới thể hiện một sự quyết tâm lớn.
TS Trúc Giang (hàng thứ nhất, bên phải) chụp ảnh cùng bạn bè tại Tiền Giang trong chuyến nghỉ Tết. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Tiến sĩ có dự định gì nếu về Việt Nam giảng dạy?
Hiện tại, tôi mới học xong được hơn 1 năm, vẫn còn chưa đủ kinh nghiệm nên chưa có dự kiến để về Việt Nam giảng dạy. Nhưng nếu có cơ hội tôi sẽ về thỉnh giảng ở Việt Nam để được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
Xin cảm ơn Tiến sĩ!
Theo Dnatri
Trao 10 giải thưởng "Quả cầu vàng" năm 2012
Sáng 10-11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tuyên dương tài năng trẻ khoa học công nghệ Việt Nam và trao giải thưởng "Quả cầu vàng" năm 2012.
Đây là hoạt động chính của "Gặp gỡ toàn quốc tài năng trẻ khoa học công nghệ Việt Nam" do Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chúc mừng các nhà khoa học trẻ, tài năng trẻ khoa học công nghệ và bày tỏ vui mừng khi 45% người được vinh danh có trình độ trên đại học. Phó Thủ tướng biểu dương Trung ương Đoàn trong nhiều năm đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác phát hiện, tôn vinh tài năng trẻ khoa học công nghệ, đặc biệt đã có sáng kiến phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng Kết nối tài năng trẻ Việt Nam, tiến tới xây dựng mạng lưới tập hợp, thống nhất đội ngũ tài năng trẻ trong cả nước.
PhóThủtướngNguyễnThiệnNhântraogiảithưởng"Quảcầuvàng"năm2012chocáctàinăngtrẻkhoahọccôngnghệ Ảnh:TTXVN
Cùng với việc tuyên dương 141 nhà khoa học trẻ, tài năng trẻ khoa học công nghệ, 10 gương mặt tiêu biểu đã vinh dự nhận giải thưởng Khoa học kỹ thuật Thanh niên "Quả cầu vàng". Đây là giải thưởng do Trung ương Đoàn cùng Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp trao tặng hằng năm cho những tài năng trẻ tiêu biểu nhất trong 4 lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ y - dược; công nghệ sinh học; công nghệ môi trường.
TTXVN cho biết Hội đồng Kết nối tài năng trẻ Việt Nam gồm 35 thành viên, do bà Nguyễn Thị Hà, Bí thư Trung ương Đoàn, làm chủ tịch, cũng đã ra mắt.
B.T.C
Theo người lao động
GS. TS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ những câu chuyện thú vị về "sự" học GS. TS Nguyễn Lân Dũng là một trong hai người tốt nghiệp đại học ít tuổi nhất Việt Nam, ra trường khi vừa tròn 18 tuổi. Từ rất lâu rồi, công chúng đã quen với Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân (GS.TS.NGND) Nguyễn Lân Dũng với hình ảnh vị giáo sư biết tuốt chuyên giải đáp mọi thắc mắc trên truyền...