Chàng thủ khoa kép năm 2017 mong muốn về quê trồng rừng
Quỳnh mong muốn sẽ được về công tác tại tỉnh Lai Châu để được cống hiến sức mình xây dựng quê hương cũng như có điều kiện gần gũi gia đình.
Nguyễn Đức Quỳnh – sinh viên Đại học Lâm nghiệp là một trong số 84 Thủ khoa được Thành phố Hà Nội tuyên dương tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào ngày 8/10 vừa qua.
Chàng sinh viên lớp K58E khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường (Đại học Lâm nghiệp) không chỉ là thủ khoa có bảng thành tích cao trong học tập, mà còn là thủ khoa kép đã từng được vinh danh khi đỗ điểm cao nhất vào trường.
Năm 2013, Nguyễn Đức Quỳnh vượt chặng đường hơn 500km từ bản Tân Bình, xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và trở thành thủ khoa của trường trong mùa tuyển sinh năm đó.
Chia sẻ với tôi, tân cử nhân tâm sự: “Đạt được thủ khoa kép với em là một sự tình cờ vì ngay từ đầu em cũng không đặt mục tiêu học trở thành thủ khoa khi ra trường mà chỉ tự nhủ cố gắng phấn đấu hết sức để học tập và theo đuổi đam mê, em rất vui khi lại một lần nữa trở thành thủ khoa tốt nghiệp của trường”.
Nguyễn Đức Quỳnh – sinh viên Đại học Lâm nghiệp là một trong số 84 Thủ khoa được Thành phố Hà Nội tuyên dương tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào ngày 8/10 vừa qua. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Quỳnh là con út trong gia đình có bốn anh em. Bố mẹ em vốn là người gốc Thái Bình lên Lai Châu lập nghiệp từ những năm 1975.
Hiện nay bố mẹ Quỳnh đều đã gần 60 tuổi, sức khỏe kém, lại đều làm nghề nông nên cuộc sống gia đình đều trông vào đồng ruộng.
Được biết, các anh chị của Quỳnh khi đi học đều phải kết hợp vừa đi làm vừa đi học để có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống bớt đi nỗi nhọc nhằn cho cha mẹ.
Nhờ những ảnh hưởng đó từ gia đình, chàng trai trẻ luôn tự hứa với bản thân phải nỗ lực không ngừng để vươn lên thoát nghèo.
Nhớ lại những ngày đầu khi trở thành sinh viên, Quỳnh kể: “…nhờ khoản tiền thưởng thủ khoa 10 triệu đồng của Nhà trường mà bước vào năm học đầu tiên, em vững tin hơn để phấn đấu học tập thật tốt…”.
Rồi để có tiền cho con ăn học, ngoài việc đồng án, bố mẹ Quỳnh phải trồng rau, làm vườn tới tối muộn mới về và dậy từ 4-5 giờ sáng để gánh rau ra chợ huyện bán.
Quỳnh mong muốn sẽ được về công tác tại tỉnh Lai Châu để được cống hiến sức mình xây dựng quê hương cũng như có điều kiện gần gũi gia đình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Nói về phương pháp học tập của bản thân, Quỳnh cho rằng: Mỗi sinh viên cần lên lớp đầy đủ để lắng nghe bài giảng kết hợp với tìm hiểu thêm tài liệu trên thư viện hoặc mạng Internet.
Video đang HOT
Và cần phân bổ thời gian hợp lý giữa chơi, học và hoạt động tình nguyện để có thời gian cũng như tinh thần học tập tốt nhất.
“Tập trung cao độ trước mỗi kì thi để hệ thống lại và nắm vững được kiến thức của môn học và quan trọng nhất là học tất cả các môn học bằng một sự say mê, yêu thích thật sự sẽ giúp việc học đạt được hiệu quả cao nhất”, Quỳnh chia sẻ.
Ngoài học tập, Quỳnh đã tham gia vào nhiều hoạt động tình nguyện bởi chàng trai này, muốn được rèn luyện bản thân trong một môi trường năng động, nâng cao hơn các kĩ năng sống và làm việc cũng như muốn có được một thời gian sinh viên ý nghĩa.
Và chính hoạt động tình nguyện đã giúp Quỳnh rất nhiều cho sự phát triển toàn diện của sinh viên các hoạt động đoàn, hội và tình nguyện giúp sinh viên trở nên năng động hơn, hòa nhập hơn tăng cường các kĩ năng sống cần thiết…
Kỉ niệm đáng nhớ nhất mà chàng thủ khoa kép nhớ nhất là những ngày tháng thực tập gian khổ của bọn em tại Vườn quốc gia Cát Bà khi cùng các bạn thực tập tại nơi thiếu thốn, công việc vất vả hàng ngày chỉ được ăn một bữa cơm tối lại phải đi bộ hàng chục cây số trong rừng để điều tra nghiên cứu ở đây.
Tuy vất vả nhưng tình cảm bạn bè cùng nhau vượt khó, gắn bó trở nên thân thiết trong những lúc khó khăn là điều vô cùng đáng nhớ mà đến giờ ai nấy cũng xúc động mỗi khi nhắc đến tên nhau.
Nói về những dự định của mình trong tương lai, Quỳnh mong muốn sẽ được về công tác tại tỉnh Lai Châu để được cống hiến sức mình xây dựng quê hương cũng như có điều kiện gần gũi gia đình.
Dù chưa biết tại địa phương có những chính sách tạo điều kiện cho các thủ khoa hay không nhưng Nguyễn Đức Quỳnh vẫn tin rằng việc chọn lựa về quê để lập thân, lập nghiệp sẽ có ý nghĩa.
Theo GDVN
"Tôi từng thấy, cử nhân gần 30 tuổi nhưng bố mẹ vẫn dắt đi xin việc"
Ở nước ngoài, thủ khoa tốt nghiệp một trường đại học sẽ được chào đón và rước về ngay từ khi biết sinh viên đó có khả năng trở thành thủ khoa. Còn ở ta thì...
Em Bùi Thị Hà, quê ở Hà Giang, tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Hà được Thành phố Hà Nội vinh danh là một trong 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện của thủ đô năm 2016.
Tốt nghiệp, mong muốn được trở về Hà Giang làm cô giáo dạy văn, nhưng hơn một năm qua Hà chấp nhận ở nhà nuôi heo, làm vườn, bán trái cây thuê phụ ba mẹ để chờ đợi do thời gian qua tỉnh chưa có chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên.
Trong buổi trao đổi về giáo dục đại học thời đại mới, Tiến sĩ Đàm Quang Minh - Tân Hiệu trưởng trường Đại học Thành Tây cho rằng, việc sinh viên đạt điểm thủ khoa là chứng tỏ nỗ lực học tập của em đó.
Tuy nhiên, cuộc sống thực sẽ không ai trả lương cho việc học thi lấy điểm cao mà trả lương cho những người hoàn thành tốt công việc và mang giá trị cho cuộc sống. Thi điểm cao không có nhiều giá trị.
Theo tân Hiệu trưởng Đại học Thành Tây, ở nước ngoài, thủ khoa tốt nghiệp một trường đại học sẽ được chào đón và rước về ngay từ khi biết sinh viên đó có khả năng trở thành thủ khoa. (Ảnh: website trường Đại học Thành Tây )
"Thế nên việc đạt thủ khoa không có gì đảm bảo cho việc cử nhân đó chắc chắn có việc làm tốt. Bởi đó là hai việc khác nhau", ông Minh nhấn mạnh.
Hơn nữa, theo vị tân Hiệu trưởng này, cuộc sống luôn thay đổi và biến động.
Học sinh có thể là học sinh giỏi ở cấp tiểu học nhưng không chắc em đó sẽ là học sinh giỏi ở cấp trung học, học sinh giỏi cấp trung học thì không chắc đã học hỏi ở đại học, và học giỏi ở đại học cũng không có gì chắc chắn sẽ thành công trong công việc tương lai.
"Việc là thủ khoa chỉ minh chứng việc cử nhân có thể hoàn thành một cách máy móc các bài học và trả điểm cao nhất.
Nó không chứng minh được năng lực về sự sáng tạo, về khả năng hợp tác trong công việc và nhiều kỹ năng khác.
Trong khi đó thế kỷ này là thế kỷ của công nghệ 4.0, là thế kỷ của những kỹ năng sáng tạo.
Việc em viết thư xin việc với Bí thư tỉnh uỷ một lần nữa lại thể hiện điều đó. Nơi em xin việc không phải là Bí thư tỉnh uỷ mà phải là nơi nào họ cần em.
Nếu Bí thư tỉnh uỷ không trả lời liệu em có nghĩ là phải gửi thư cho Thủ tướng hay Chủ tịch nước không?
Đó không phải là câu trả lời đúng đắn cho việc đi tìm việc làm nói riêng và xây dựng một sự nghiệp nói chung", ông Minh nói.
"Tại sao em không chủ động tìm cho mình việc khác hoặc đơn giản là việc trở thành giáo viên ở nơi khác?", ông Minh băn khoăn.
Nói đến đây, ông Minh đánh giá, kể cả việc nuôi lợn như em đang làm đi chăng nữa thì cũng có rất nhiều cách để phát triển.
Ở trường đại học không phải em đã học được về tư duy nghiên cứu khoa học?
Em có thể áp dụng để tìm những giải pháp nuôi lợn tốt hơn những người xung quanh và đạt lợi nhuận cao hơn.
Em có thể không chỉ nuôi lợn thông thường mà còn nuôi lợn đặc sản. Giá trị đàn lợn của em sẽ tăng thêm nhiều lần.
Không phải ở đại học ngành sư phạm em được học về tâm lý học? Em hãy áp dụng nó để đưa sản phẩm của mình ghi dấu ấn vào tâm lý khách hàng, hãy đưa đến tận nơi tiêu thụ cuối để có lợi nhuận cao nhất.
Cuộc sống của mình là của chính mình, nếu tự mình không lo được thì cũng đừng mong ai có thể giúp đỡ.
Nhìn nhận từ câu chuyện của thủ khoa xuất sắc Bùi Thị Hà, ông Minh lý giải nguyên nhân mà tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta gia tăng mỗi năm.
"Tôi cho rằng, thất nghiệp này là giả vì những đơn vị mong muốn tuyển được nhân viên thì không tuyển được, do vậy, những người thất nghiệp chủ yếu là những người thiếu năng lực làm việc chứ không phải thị trường không có đủ chỗ làm việc", ông Minh đánh giá.
Theo đó, ông Minh chỉ rõ, cử nhân thiếu năng lực do nhiều nguyên nhân trong đó do kiến thức lạc hậu, thiếu tài liệu chuyên môn.
Bởi lẽ, giờ sống trong thời đại 4.0 thì liệu rằng kiến thức từ những năm 60, 70 của thế kỉ trước có còn giúp ích gì cho các bạn sinh viên?
Là người từng đi và nghiên cứu nhiều nền giáo dục khác nhau, ông Minh đánh giá, ở nước ngoài, thủ khoa tốt nghiệp một trường đại học sẽ được chào đón và rước về ngay từ khi biết sinh viên đó có khả năng trở thành thủ khoa.
Vì sao lại như vậy?
Bởi lẽ, thủ khoa chính là sản phẩm tốt nhất, giá trị cao nhất của một trường đại học.
Còn ở ta thì thủ khoa không được chào đón như vậy? Vì sao?
Vì sản phẩm tốt nhất nhưng lại không đúng đòi hỏi của thị trường lao động điều này chứng tỏ ở đâu đó trường đại học đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội.
Từng đảm nhận vị trí quan trọng của một tập đoàn lớn (tập đoàn FPT), từng phỏng vấn nhiều ứng viên ở những vị trí khác nhau, ông Minh thấy, sinh viên Việt Nam khá thụ động, không ít sinh viên vô cùng rụt rè.
Có nhiều trường hợp đã tốt nghiệp đại học ở ngưỡng tuổi gần 30 nhưng khi đi xin việc bố mẹ vẫn phải dắt đi.
Thậm chí, nhiều phụ huynh còn xin được ngồi cùng con trong buổi phỏng vấn để có cơ hội nói đỡ cho con.
Kể đến đây, ông Minh giãi bày: "Đây là sự không trưởng thành thái quá nhất của sinh viên Việt Nam do sự bao bọc, che chở quá kĩ của cha mẹ".
Theo GD
Gửi nữ thủ khoa xuất sắc Bùi Thị Hà, em còn chờ đợi đến bao giờ? Hãy gạt bỏ những lời hứa chờ đợi đi em. Thêm một năm "chăn lợn" là thêm một năm kiến thức mai một dần, tinh thần em phải nghĩ suy nhiều nữa. Thủ khoa 'nuôi lợn' vẫn đợi Hà Giang, không được sẽ về Hà Nội dạyNữ thủ khoa đi chăn lợn từng rơi nước mắt gửi thư tới Bí thư Triệu Tài...