Chàng thủ khoa ‘cháy tóc’
Mục đích chính là thi khối A nhưng lại đỗ thủ khoa khối B thực sự khiến Hà Trung Phong, chàng trai “xứ cọ, đồi chè” bất ngờ.
Trung Phong ngoài cùng bên phải chụp chung với các bạn học cấp III, Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
Cố gắng tự học, không học “cày”
Lâu rồi gia đình cô chú Hà Trung Sỹ, mới lại vui như thế. Tin cậu con trai cả Hà Trung Phong (học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) khiến ngôi nhà nhỏ bé ở khu 13, xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ thêm chật chội vì người tới thăm, chúc mừng.
Giọng nhẹ nhàng, Phong cho biết: “Em thực sự bất ngờ khi được bạn báo tin là thủ khoa khối B, ĐHQGHN. Nhà không có mạng nên phải chạy ra ngoài quán ở xa xem có đúng không?”
Năm nay Phong đăng ký thi vào chuyên ngành Công nghệ sinh học, ĐHQG Hà Nội và chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ngoài thành tích thủ khoa khối B với 29 điểm (Sinh: 9,75đ, Toán: 10đ, Hóa: 9đ), ở khối A em cũng được 27,5 điểm.
Xác định ban đầu là tập trung cho khối A nên tâm trạng của Phong trước kỳ thi ĐH 2011 khối B rất thoải mái. “Em chỉ nghĩ khoa này của trường điểm đầu vào không quá cao nên đăng ký thêm” – Phong chia sẻ.
Phương pháp của Phong là: phải biết cân bằng học và nghỉ ngơi, vui chơi, không học “cày” thâu đêm suốt sáng. “Em luôn đảm bảo một ngày ngủ từ 6-7 tiếng, đặc biệt là giấc ngủ trưa
Trong lớp 12, ngoài học thêm môn Sinh học (1 tuần/1 buổi), Phong không học thêm mà tập trung vào ôn lại kiến thức, các dạng bài tập đã học
Video đang HOT
Tự lập từ nhỏ
Vợ chồng cô chú Sỹ suy nghĩ nhiều lắm trước khi quyết định cho Phong học xa nhà từ năm cấp II đấy. “Trường THCS Thanh Ba II cách nhà 10km, cũng may có gia đình bác bá cháu ở đó nên gia đình yên tâm hơn” – chú Sỹ cho biết.
Học hết lớp 9, Phong thi đỗ vào cả Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) và Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN. Bố mẹ muốn con học ở Phú Thọ cho gần nhà và người quen nhưng Phong quyết định chọn học ở thủ đô để sau này đỗ ĐH không bất ngờ với điều kiện sinh hoạt khi là sinh viên.
Hồi học cấp II, cứ cách 2 ngày bố lại lóc cóc đạp xe đến trường thăm nom tình hình học tập, sinh hoạt của con. Lên lớp 10, con xuống Hà Nội học, thi thoảng bố mẹ vẫn xuống thăm con ăn học ở Kí túc xá của trường ra sao.
“Các cháu đều xa nhà nhưng ngoan và rất tự lập, biết bảo ban nhau chuyện học” – chú Sỹ cho hay. Với chú, gia đình luôn để con thoải mái lựa chọn, chỉ định hướng, động viên cho cháu. “Và bố con trò chuyện với nhau như những người bạn”.
Bố của em hiện là công nhân nhà máy chè Phú Bền, mẹ là dược tá, ở nhà có thêm quán tạp hóa nho nhỏ. Chú Sỹ cười xòa: “Cộng cả thu nhập của hai vợ chồng vào cũng được hơn 3 triệu. Biết tin cháu đỗ mình cũng hơi lo chút, nhưng vì con cái thì thế nào mình cũng “xoay” được”. Mỗi tháng Phong tằn tiện chi tiêu, chỉ xin nhà trên dưới 1 triệu để lo cho tất cả các chi phí sinh hoạt, học tập.
Cháy tóc vì làm thí nghiệm
Trung Phong chụp chung với các bạn nữ trong lớp học cấp III Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN.
Giọng hóm hỉnh, chú Sỹ kể lại kỉ niệm vui vui về “hắn”: “Có lần mình xuống KTX thăm con, trường 9-10h tối đã đóng cửa. Con gọi nói với bố đang ngủ trong này rồi. Sáng sau bố vào phòng sớm không thấy con, gọi hỏi thì “hắn” bảo ngủ ở nhà bạn”. Sau vụ đó “hắn” xin lỗi bố nhiều lắm. Lần sau thì đi đâu đều khai thật với bố mẹ”.
Ít có thời gian bên con nên khi xuống thăm con hay con về nhà, bố mẹ đều cố gắng để trò chuyện với con. “Hắn” kể có lần làm thí nghiệm đốt quả bóng hyđrô, chắc là cho hơi quá tay nên bị nổ cháy cả tóc”. Ở nhà, Phong cũng hay giúp bố mẹ sửa chữa thiết bị điện
Vui tính, hòa đồng, chăm chỉ và thông minh là những lời mà cậu bạn thân của Phong, Lê Thanh Tùng (học cùng lớp, ở cùng phòng trong KTX) với em.
Phong cho biết: “Hiện tại em vẫn chưa biết chọn học ĐH Ngoại thương Hà Nội hay ĐHQG Hà Nội. Còn 1 tháng nữa, đến thời điểm đó qua ý kiến góp ý của mọi người và bản thân em sẽ quyết định”.
Tâm sự về ước mơ sau này, cậu bạn rụt rè: “Em chỉ mong sau này ra trường kiếm được một công việc ổn định rồi lo cho gia đình thôi”.
Theo VNN
Công nghệ sinh học và môi trường - mũi nhọn đào tạo của ĐH Phương Đông
Nhận thức tầm quan trọng của ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường đối với đời sống xã hội và phát triển kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập toàn cầu, cách đây 10 năm trường ĐH Phương Đông đã thành lập khoa Công nghê sinh học và môi trường.
Đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ hàng đầu
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều trường mở ngành Công nghê sinh học (CNSH) với mục tiêu đào tạo khác nhau. Có trường đi sâu nghiên cứu cơ bản, có trường đi sâu về CNSH ứng dụng trong nông nghiệp hay ngư nghiệp, có trường đi sâu về CNSH ứng dụng trong công nghiệp hay xử lý môi trường.
Còn Công nghệ kỹ thuật môi trường là ngành học đang được nhiều trường đại học quan tâm đào tạo vì kỹ sư kỹ thuật môi trường đang là nhu cầu của nhiều lĩnh vực kinh tế từ các nhà máy, xí nghiệp đến các nông lâm ngư trường, trang trại từ thành phố đến nông thôn, từ cơ quan quản lý đến các viện nghiên cứu, trường đại học.
Mặc dù ĐH Phương Đông là một trong những cơ sở đào tạo ngoài công lập đầu tiên mở ngành CNSH và ngành CNMT nhưng nhà trường không đào tạo đi sâu vào xu hướng nghiên cứu mà hướng đến việc sinh viên ra trường có thể tự tin đảm đương các nhiệm vụ mà xã hội yêu cầu.
PGS.TS. Nguyễn Kim Vũ - Chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học và Môi trường (ĐH Phương Đông) cho biết: ngành CNSH bao gồm nhiều chuyên ngành khoa học công nghệ như: Công nghệ vi sinh, công nghệ enzym-protein, công nghệ tế bào, kỹ thuật di truyền phân tử... và được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực như: y - dược (sản xuất thuốc, chuẩn đoán bệnh, sản xuất vac-xin...), nông lâm ngư nghiệp (chọn giống, chữa bệnh, sản xuất thức ăn gia súc...), công nghệ thực phẩm (sản xuất rượu, bia, chế biên thực phẩm...), công nghệ sau thu hoạch (sử dụng chất bảo quản sinh học, vật liệu sinh học...), kỹ thuật môi trường (xử lý phế thải rắn, lỏng...).
Với khoa CNSH và MT của Trường ĐH Phương Đông đã dựa trên cơ sở khung đào tạo của Bộ GD-ĐT để cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về sinh học đại cương, sinh học thực nghiệm, những thành tựu mới về CNSH. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội và nguyện vọng của sinh viên, khoa có nhiều chuyên ngành đào tạo: CNSH Công nghiệp, CNSH nông nghiệp và CNSH môi trường. Đối với ngành MT thì khoa tập trung trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện về khoa học môi trường, chú ý đào tạo kỹ năng thực hành về các kỹ thuật, thiết bị xử lý môi trường.
Với hình thức đào tạo đơn giản nhưng hiệu quả nên nhiều sinh viên khi theo học CNSH và MT đều có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tham gia thực hành tốt trong sản xuất kinh doanh những nghề nghiệp. Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để ứng dụng chúng vào sản xuất và phục vụ đời sống một cách sáng tạo.
Một giờ học về công nghệ sinh học tại trường ĐH Phương Đông.
80% sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng chuyên ngành
Theo thống kê của Trường ĐH Phương Đông, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo được ghi nhận qua khảo sát là 75 - 80%. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã và đang học tiếp lên sau đại học tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Để nâng cao năng lực tự học, làm việc sáng tạo sau khi tốt nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Kim Vũ cho hay, khoa chú trọng đào tạo để sinh viên có đủ vốn kiến thức về Tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành, tin học ứng dụng. Trong quá trình học tập sinh viên được học tập, thực hành ở nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, trọng điểm quốc gia ở các cơ sở liên kết.
Từ năm thứ 3, những sinh viên có kết quả học loại khá được hỗ trợ kinh phí để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, dưới sự hướng dẫn của nhiều nhà khoa học nổi tiếng.
Qua 10 năm xây dựng và phát triển, sinh viên khoa CNSH - MT có 10 giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Điển hình là sinh viên Trương Ngọc Tú, sinh viên lớp 931 đạt giải nhất sinh viên NCKH năm 2006; sinh viên Lê Thùy Quyên lớp 503301 đạt giải nhất sinh viên NCKH năm 2007, giải thưởng Vifotech, giải thưởng Wipo duy nhất của Việt Nam năm 2007 do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trao tặng...
Theo Dân Trí
Những ngành học mũi nhọn có điểm chuẩn không cao Đó là ngành Khoa học vật liệu, Hóa dược, Công nghệ hạt nhân, Công nghệ sinh học. Đây là những ngành học mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, những ngành học này điểm chuẩn hàng năm không cao so với các ngành Kinh tế. Ngành Công nghệ hạt nhân Đây là ngành học mới được đào tạo vài năm trở lại đây,...