Chàng thủ khoa bán hàng rong
Nhận được thông báo đỗ thủ khoa, Nguyễn Cường Quốc càng tăng tốc theo mẹ ra phố, nhập hội… bán hàng rong để kiếm tiền chuẩn bị nhập học.
Thi 3 môn được 28 điểm, thủ khoa đại học Tây Nguyên Nguyễn Cường Quốc (SN 1995) mang niềm tự hào bất ngờ về buôn H’Đất, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Phía sau niềm vui là bao nỗi toan tính mưu sinh.
Ngày ngày đứng trước cổng bệnh viện đa khoa tỉnh, Quốc nhanh tay lấy bắp luộc đang ủ trong bao nóng hổi đưa cho khách. Bà Nguyễn Thị Nhung – mẹ Quốc ngồi sau gánh bắp niềm nở chào mời.
Bà cho biết, cả nhà 4 người sống dựa vào mấy sào cà phê già cỗi, mỗi năm chỉ được khoảng 1 tấn nhân, trừ các khoản chi phí còn hơn chục triệu đồng, không đủ trang trải sinh hoạt. Để nuôi 3 con ăn học, 4 năm nay, bà đi bán hàng rong, còn chồng bà vừa quán xuyến nương rẫy vừa tranh thủ đi làm thuê.
Thủ khoa Nguyễn Cường Quốc bán ngô luộc trước cổng bệnh viện.
Vợ chồng bà Nhung làm nông lam lũ, may mắn cả 3 con đều chăm ngoan học giỏi. Chị con cả năm 2010 đã đỗ đầu ngành Sư phạm Toán, trường đại học SP Huế, anh kế của Cường sinh viên năm thứ 2 đại học Bách khoa TP.HCM. Đậu vào lớp Toán trường PTTH chuyên Nguyễn Du cách nhà 8 km, suốt 3 năm qua, hằng ngày Quốc vẫn lội bộ cả chặng đường dài đến trạm xe buýt tới trường.
Ngoài giờ học, Quốc đạp xe vào các buôn làng mua bắp tươi chở về nhà, nấu chín, rồi đèo ra phố bán với mẹ. Từ hôm biết tin đậu thủ khoa tới giờ, mẹ Quốc giao hẳn gánh hàng rong cho cậu út để đi làm thuê. Ngày nào không kiếm được việc, hai mẹ con chia hai gánh bắp đi hai hướng.
Video đang HOT
Trước đây mỗi ngày thường bán được 200 bắp, dạo này buôn bán ế, chỉ bán được phân nửa. “Lo tiền cho hai đứa lớn vào năm học mới, vợ chồng tôi đã phải vay mượn khắp nơi. Bây giờ, Quốc lại đã đi học, ráng gom mãi mới đủ khoản tiền gần 5 triệu cho con nhập học”, bà Nhung thở dài.
Cả 3 năm học phổ thông, Quốc được thầy cô đánh giá cao về phương pháp học tập hợp lý và biết phát huy thế mạnh. Trong kỳ thi đại học vừa rồi, ngoài ngôi vị thủ khoa đại học Tây Nguyên, Quốc còn nhận giấy báo trúng tuyển ngành Xây dựng, đại học Bách khoa TP.HCM với 25 điểm.
“Anh chị đều học ở thành phố lớn rồi, em muốn học gần nhà vừa không phải thuê trọ, ăn cùng bố mẹ đỡ chi phí sinh hoạt lại có thể theo mẹ bán hàng. Em chỉ mong việc buôn bán của hai mẹ con gặp may mắn, để có tiền trang trải học hành”, Quốc nói.
Theo Tienphong
Phận đời cơ cực sau những "xe" hàng ăn đêm
Tầm 4h chiều là chị Hà Thị Thu, 39 tuổi, quê Thái Bình, lại tất tưởi rời nhà trọ ở khu vực xã Mỹ Đình, huyện từ Liêm, đẩy xe hàng ra phố để mưu sinh thâu đêm.
Cơ cực hàng rong. (Ảnh minh họa)
Công việc của chị Thu là bán xôi, ngô xào, bánh mỳ, sắn... Ở khu xóm trọ cùng chị Thu cũng có vài chục người đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, và họ cũng chọn công việc mưu sinh đêm bên những chiếc xe đẩy bán hàng ăn. Một đêm đi đẩy cùng họ, mới thấy muôn nẻo mưu sinh cơ cực thế nào...
Đông đúc xe đẩy
Các đường phố Hà Nội về đêm nhan nhản các xe đẩy của những người mưu sinh bán hàng quà bánh, đồ ăn. Xe được thiết kế na ná giống nhau cho thuận tiện trong công việc đặc trưng của họ. Một xe đẩy của người bán hàng thực chất là một quầy hàng di động khi bên dưới của ngăn chứa hàng thường chứa đựng cà hàng hóa, cả bếp lò than, bếp gas để đun nấu làm ấm nóng hàng hóa.
Phần phía sau của xe được giữ nguyên bản là của chiếc xe đạp, còn phần phía trước cải tiến, khi được lắp gắn bằng một thùng đựng hàng, phía dưới có thêm hai bánh xe để cho khi di chuyển vẫn vững chãi.
Với kiểu xe đẩy này người bán hàng có thể mang hàng hóa đi bán xa cả dăm, bảy km mà vẫn tiện lợi. Còn có một loại xe đẩy cồng kềnh hơn, được thiết kế phía trước là một khoang đựng hàng có khung kính chắn khá lớn. Loại xe này chủ hàng chỉ có thể đẩy bằng tay, vì thế mà nó chỉ hợp cho những người đứng bán cố định ở một địa điểm, vì đẩy đi đẩy lại chậm chạp lại bất tiện.
Dẫu có thiết kế gọn nhẹ đến đâu thì việc nó xuất hiện vào thời điểm ban ngày là không thể chấp nhận được khi đường phố lúc nào cũng trong tình trạng quá tải người xe, vì lẽ đó mà những người mưu sinh bằng nghề này đã chọn thời khắc ban đêm, khi mà đường phố thưa vắng để bán hàng. Hầu như ở trục phố chính nào ở Hà Nội về đêm cũng có nhiều xe đẩy sáng đèn bán hàng quà bánh, hàng ăn như: ngô luộc, xôi, ngô xào, bánh mỳ trứng, bánh mỳ xúc xích...
Tại các đường cửa ngõ ra vào thành phố, số lượng xe đẩy đứng chờ bán hàng đông hơn nhiều. Ví như sát đầu Cầu Giấy, đêm nào cũng có thường trực gần chục hàng xe đẩy. Nhiều hàng chỉ thắp bóng đèn lên cho khách nhận biết là mình bán hàng ăn là gì. Một số xe đẩy trang bị loa kêu oang oang: Xôi nóng, bánh mỳ đê..., để khách qua đường từ xa đã nhận thấy.
Dọc đường Cầu Giấy, Xuân Thủy dài chưa tới 3 km, có rải rác vài chục chiếc xe đẩy khác đứng nép bên đường, trên vỉa hè để đợi khách. Xuống tới khu vực gần cầu vượt gần trường Đại Học Quốc Gia, đêm nào cũng có khoảng gần 20 chiếc "đóng đô". Nhiều hôm trời đã tang tảng sáng, người đi chợ bán rau, xe buýt chuẩn bị hoạt động vẫn còn những chiếc xe đẩy cố nán lại để bán nốt số hàng.
Ở những địa điểm như đường Giải Phóng, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Lê Văn Lương, khu vực đầu cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy..., cũng đông xe đẩy bám trụ trong đêm để mưu sinh.
Vất vả mưu sinh
Trong lúc hầu hết người dân đang say ngủ thì những người bán xe đẩy đêm đang nhọc nhằn mưu sinh, nhiều khi, họ thức gần như trọn đêm. Chị Nguyễn Thị Tám, 42 tuổi, quê Nam Định, hiện thuê nhà trọ tại xã Mỹ Đình, Từ Liêm, hơn 5 năm đẩy xe bán hàng ăn đêm, kể:
"Một ngày đi bán hàng của tụi tôi thường bắt đầu khoảng 4 giờ chiều. Ra khỏi nhà trọ là đạp xe đi, và lúc vào phố thì chỗ nào bán được hàng, như cổng trường học, cổng bệnh biện, các khu dân cư đông đúc là đẩy xe đến. Hàng của tôi bán chỉ là bánh mỳ và xôi nên cũng nhẹ nhàng, đơn giản, chứ những người bán ngô luộc, ngô xào... thì lỉnh kỉnh hơn nhiều. Bán đến 9-10h đêm là đạp xe đẩy về các con đường cửa ngõ để bán nốt hàng. Lúc còn ít hàng thì cứ liệu độ mà vừa bán vừa đi về gần khu trọ".
Như vậy, trung bình một ca lao động của họ khoảng 10-12 tiếng đồng hồ. Những hôm ế ẩm thì thời gian lao động sẽ dài thêm.
Anh Lê Văn Hà, 37 tuổi, quê Hưng Yên, mưu sinh bằng nghề xe đẩy đã 3 năm, hiện thuê trọ tại Quan Hoa, Cầu Giấy, cho biết, công việc của những người bán hàng theo xe đẩy vất vả không kể xiết. Đi bán hàng cả chiều, và gần hết đêm, về nhà trọ họ chỉ ngủ vội vài tiếng buổi đồng hồ buổi sáng rồi dậy đi mua hàng, làm hàng.
"Tôi bán ngô luộc, mặc dù ngô người ta sẽ mang tới chợ gần nhà nhưng vẫn phải dậy vào khoảng 9 giờ để ra chợ lấy mang về. Rồi thì đi mua than, mua bao gói đựng..., lo cơm nước trưa xong chỉ tranh thủ ngủ cỡ 1 tiếng là phải dậy lo sửa soạn luộc ngô, sửa soạn xe, đồ nghề để... lên đường! Nói chung là người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ, thiếu nghỉ ngơi. Nhiều hôm mệt, cảm giác muốn ốm nhưng vẫn cố mà đi bán hàng vì đời sống khó khăn quá nên không cho phép mình nghỉ ngơi...".
Chị Trần Thị Thủy, một người bán xôi kèm ruốc, lạp xưởng, xúc xích trên xe đẩy kể rằng, cách đây 3 năm mỗi buổi chị còn bán được chục kg gạo xôi, lãi khoảng 300 ngàn đồng, nhưng vài năm trở lại đây mỗi buổi chỉ bán 5kg gạo. Có hôm bán đến 2-3 giờ sáng mà xôi còn ế vẫn nhiều, lại không nán bán nốt vì không bán hết thì chẳng có lãi.
Với cách nghĩ "làm giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố", dù biết thực tế rất khó khăn, cơ cực nhưng nhiều người ở nông thôn vẫn ra thành phố mưu sinh. Họ dốc sức kiếm tiền, tích cóp để gửi về quê cải thiện cuộc sống gia đình...
Theo Xahoi
Tiến sĩ bán hàng rong Môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ trong các cơ quan nhà nước kém quá nên nhiều nhân tài không có 'chỗ dung thân'. Hai trí thức ngồi tranh luận về đề tài học hành tại nước ta. Một người cho rằng: - Dạo này xuất hiện lắm thủ khoa quá bác nhỉ, không biết sau này họ có giúp ích gì...