Chàng SV giúp ngành điện ’sáng’ hơn với mô hình tiết kiệm
Với mô hình tiết kiệm điện thông minh do mình tự sáng chế, mỗi năm Phương sẽ giúp được ngành điện lực tiết kiệm được tiền tỷ.
Mô hình thông minh
Nguyễn Thành Phương, SV năm cuối, Lớp kĩ sư tài năng Việt- Pháp, ĐH Bách Khoa TPHCM nảy sinh ý tưởng xây dựng mô hình tiết kiệm điện khi trên đường đi học về thấy các đèn cao áp đều sáng trưng, rất lãng phí điện. Sau khi vạch ý tưởng trên giấy cậu bắt đầu tập trung hiện thực hóa mô hình.
Những ngày đầu khởi động làm mô hình quả là khó khăn đối với Phương khi cậu luôn phải tự lực cánh sinh trong mọi việc. Phương phải đi tìm nguyên vật liệu khắp các chợ bán linh kiện điện tử, lặn lội qua ĐH Kiến Trúc TP HCM để hỏi các bạn sinh viên chỗ mua các phụ kiện làm bối cảnh cho mô hình như cây cối, cột cao áp hay đường, lằn ranh…Cả ngày bận rộn với việc học nên tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi là Phương lại cặm cụi với mô hình.
Nguyễn Thành Phương bên Mô hình Hệ thống quản lí tiết kiệm thông minh do mình thiết kế
Nhưng việc gặp phải trở ngại thực sự khiến Phương đau đầu là khi làm mạch cảm biến. Phương cho biết: “Trong quá trình tiến hành làm mạch, mình phải mô phỏng hệ thống rất nhiều. Đôi khi việc mô phỏng gặp trục trặc như các cảm biến không nhận được tín hiệu, đặc biệt là cảm biến âm thanh, việc chống nhiễu cho nó cũng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời việc viết code chưa đúng nên hệ thống chạy khác với những gì mình mong muốn. Đôi khi cũng thấy hơi nản nhưng sau khi tìm tòi trên mạng và học hỏi từ bạn bè, thầy cô, công việc đã tiến triển khá tốt”.
Với nhiều nỗ lực của bản thân, Mô hình quản lí tiết kiệm thông minh của Phương đã hoàn thành sau 3 tháng với tổng chi phí khoảng 2 triệu đồng.
Mô hình tiết kiệm điện của Phương nổi bật ở việc sử dụng bộ cảm ứng gồm cảm ứng ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ. Thiết bị này sẽ tự động quản lí các thiết bị chiếu sáng ngoài trời như tắt đèn khi trời sáng và bật đèn khi trời tối (chức năng chính) và kiểm tra nhiệt độ trong nhà để điều chỉnh cho phù hợp khi dùng máy điều hòa (chức năng phụ).
Cụ thể, mô hình này sẽ quản lí việc chiếu sáng (quản lí được 16 bóng đèn) một cách thông minh như từ lúc tự động bật đèn khi trời tối đến 22h sẽ cho sáng tất cả các bóng cao áp nhưng sau thời gian đó sẽ tự điều chỉnh chế độ 1 đèn sáng 1 đèn tắt . Sau 23h30 sẽ tự động chế độ 1 đèn sáng 2 đèn tắt. Sau 1h sáng hệ thống sẽ tự tắt hết đèn.
Video đang HOT
Mô hình của Phương đã đạt giải Nhì trong cuộc thi “Ý tưởng xanh”"
Phương nói: “Điểm đặc biệt là bộ cảm ứng âm thanh cho phép thiết bị nhận ra tín hiệu xe cộ, người tham gia giao thông để sáng hết đèn trong đêm tối. Sau 4 phút sáng này hệ thống sẽ tự tắt đèn và cứ tiếp tục sáng nếu có âm thanh xe cộ lưu thông”.
Ngày đưa mô hình thi chung kết, Phương lại một mình “thồ” đi mà lo ngay ngáy vì sợ một va chạm trên đường có thể làm hỏng hóc bao cố gắng hằng tháng trời của mình. Với mô hình này, Nguyễn Thành Phương đã giành giải Nhì cuộc thi Ý tưởng xanh 2010 (Chung kết ngày 19/3/2011, chủ đề Sử dụng năng lượng bền vững) do Công ty Toyota Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Bộ Giáo dục đào tạo và Văn phòng tiết kiệm năng lượng thuộc Bộ Công thương phối hợp tổ chức.
Hành động thiết thực vì môi trường
Mô hình của Phương “đánh” vào đèn cao áp chiếu sáng và máy điều hòa nhiệt độ bởi đây là hai thiết bị “ngốn” lượng điện năng rất lớn. Mặt khác việc bật hết đèn cao áp lúc không cần thiết hay dùng điều hòa nhiệt độ quá thấp đã lãng phí lượng điện không nhỏ.
“Tiết kiệm điện là điều rất cần thiết hiện nay. Chúng ta có thể giảm bớt chi tiêu cho gia đình, làm bớt căng thẳng cho ngành điện khi nguồn cung ít hơn. Do đó, thông qua mô hình quản lí tiết kiệm thông minh này mình mong sao những điều trên sẽ thực sự nhận được nhiều quan tâm từ người dân, đặc biệt là các bạn trẻ.
Với ý tưởng xuất phát từ cuộc thi giờ Phương muốn biến nó vào thực tiễn và ứng dụng rộng khắp tại tất cả các tỉnh, thành.
Đèn đường có công suất rất lớn thường là 150- 250W nên khi tắt bớt một bóng sẽ giảm được rất nhiều điện hay khi tăng điều hòa lên 1 độ C với mức lí tưởng ở 25-27 độ C thì theo Tổ chức năng lượng thế giới đã có thể giảm hóa đơn tiền điện của bạn tới 10% trong một tháng”, Phương cho biết.
Giải thưởng lần này và sự hỗ trợ số tiền 250 triệu đồng từ ban tổ chức để đưa dự án ứng dụng vào thực tế.
Hiện tại Phương đang nâng cấp bộ cảm ứng cho hoàn thiện hơn. Sắp tới, khi đã đủ điều kiện, Phương sẽ xin thử nghiệm đầu tiên tại một tuyến đường trong TPHCM và dần dần sẽ tiến hành lắp đặt thí điểm trên nhiều con đường của các tỉnh, thành phố khác.
Là SV năm cuối, Phương hiện rất tất bật với việc vừa đi thực tập tại Công ty tư vấn xây dựng điện (quận 3), vừa dành thời gian để hoàn thành luận văn tốt nghiệp vào tháng 6 tới. Chàng SV tài năng này đang bước những bước tự tin trên con đường sự nghiệp tương lai của mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Độc đáo những viên gạch nổi trên mặt nước
Trong hoàn cảnh hàng trăm nhà máy gạch thủ công ngày ngày thải ra môi trường lượng khí thải độc hại, máy tạo vật liệu xây dựng siêu nhẹ, thân thiện với môi trường của người nông dân Trần Văn Lượng quả là một sản phẩm đáng lưu tâm.
Sinh năm 1968 tại vùng quê nghèo thôn Nhật Tự, xã Nhật Tự, huyện Kim Bảng (Hà Nam), dù không qua một trường lớp đào tạo nào nhưng anh Trần Văn Lượng vẫn miệt mài nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chế tạo ra nhiều sản phẩm máy công nghiệp phục vụ người dân địa phương.
Sau 6 năm mày mò nghiên cứu, anh đã chế tạo thành công chiếc máy tạo bọt.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn tồn tại nhiều nhà máy gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường, trong khi đó giá thành mà người dân mua gạch không hề rẻ. Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, anh Lượng đã cho ra đời chiếc máy tạo vật liệu xây dựng siêu nhẹ mà nguyên liệu chủ yếu là những phế phẩm tận dụng từ các ngành công - nông - lâm của người dân địa phương.
Đến vùng quê anh, hỏi Lượng "sáng chế" không ai không biết. Đón chúng tôi là một người nông dân có nước da đen sạm, khá gầy, gương mặt thân thiện. Vừa dẫn chúng tôi tham quan xưởng chế tạo gạch, anh vừa bắt đầu câu chuyện về sản phẩm gạch siêu nhẹ do mình sáng chế ra. Như để chứng minh cho mọi người thấy, anh cầm tay quay khởi động máy và kể về ý tưởng độc đáo của mình.
Trước đây gia đình anh còn khó khăn, sau khi học xong cấp ba, anh ở nhà lái xe công nông chở vật liệu xây dựng thuê. Năm 2001, anh vào quận 9, TP Hồ Chí Minh làm cho một cơ sở sản xuất bột bả ma-tít. Đầu năm 2002, anh trở về quê lập nghiệp, hàng ngày chứng kiến cảnh một người hàng xóm mày mò nghiên cứu loại vật liệu xây dựng nhẹ nhưng chưa thành công, anh Lượng quyết tâm tiếp nối ý tưởng của người hàng xóm: chế tạo ra một loại vật liệu xây dựng siêu nhẹ mà không gây ô nhiễm môi trường.
Anh Lượng đang khởi động chiếc máy nhào bê tông tạo ra những viên gạch siêu nhẹ
Trở về quê, ngoài việc phụ giúp bố mẹ công việc mùa vụ, anh còn làm nhiều nghề để kiếm sống. Ngoài ra, tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh mày mò nghiên cứu chế tạo máy sản xuất gạch. Sau bao nhiêu năm thai nghén, đến tháng 3/2006, anh Lượng đi đến quyết định thành lập công ty TNHH Hồng Giang chuyên về kinh doanh vật liệu xây dựng và anh tiếp tục ý tượng nghiên cứu của mình.
Lúc đầu việc sáng chế của anh gặp rất nhiều khó khăn, anh phải bổ ra lắp lại chiếc máy tới 8 lần mới thành công, mà nguyên nhân chủ yếu của nó là tốc độ quay không theo như mong muôn cua minh. Mỗi lần như vậy anh phải mua nguyên vật liệu mới để thử nghiệm lai, sau này anh đã tìm ra loại mô tơ điều khiển tốc độ quay tự động thì chiếc máy hoạt động theo đúng ý định va cho ra san phâm như mong muôn.
Anh tâm sự: "Để có tiền nghiên cứu ra loại máy này tôi phải bán 2 chiếc xe ô tô tải, một lô đất ở. Nhiều lúc cũng thấy nản bởi chi phí quá tốn kém, thế nhưng lòng đam mê không cho phép mình từ bỏ, cộng thêm sự giúp đỡ của gia đình tôi đã làm được".
Sau 6 năm nghiên cưu, công sức của anh cũng được đền đáp xứng đáng, tháng 4/2009 viên gạch siêu nhẹ đầu tiên ra đời, có thể nổi được trên mặt nước lai cach âm, cach nhiêt, thân thiện với môi trường.
Một hệ thống từ máy nhào trộn, máy tạo bọt, cho tới máy nghiền, sàng, máy đẩy vữa đều do anh Lượng nghiên cứu và chế tạo ra. Từ chiếc máy nghiền sỉ than anh cũng cải tiến lại để chạy êm và bền hơn, không gây ô nhiễm môi trường.
Loại vật liệu để chế tạo sản phẩm gạch xây dưng siêu nhẹ của anh Lượng được làm từ phế phẩm như: Lõi ngô, thân cây ngô, rơm, bã mía, xơ dừa, trấu hay các loại mùn cưa, gỗ vụn, xi măng... Một trong những yếu tố quan trọng của loại vật liệu siêu nhẹ này đó chính là chất tạo bọt. Anh đa phai mât rât nghiêu thơi gian đê nghiên cưu ra, no được làm từ da động vật, nhựa cây và một số chất tạo bọt khác.
Những viên gạch to có thể nhấc lên nhẹ nhàng bằng 1 tay
Những viên gạch to, lớn, bền và có vẻ nặng nhưng khi thả thả xuống nước lại nổi bồng bềnh như xôp, đó là ưu điểm nổi bật của sản phẩm độc đáo của anh Lượng. Một khối bê tông thường nặng 2,7 tấn, nhưng với một khối bê tông siêu nhẹ này chỉ có 3 tạ, không hê thâm nươc, lại rất nhanh khô sau 15 - 25 giờ đồng hồ, vật liệu siêu nhẹ này có thể dùng để xây dựng nhiều công trình lớn, nhỏ...Từ những tính năng của vật liệu siêu nhẹ, công ty của anh Lượng sản xuất các loại vật liệu dùng để chống nóng, cách âm, chống cháy, gach đê xây tương và dùng để kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
"Tôi sẽ vay thêm vốn để mở rộng cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho người dân địa phương. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để sử dụng nước lợ vào chế tạo vật liệu siêu nhẹ, nguyên liệu để sản xuất cũng rất dễ kiếm, bớt được cước phí vận chuyển thì giá thành sẽ rất rẻ, kể cả người dân nghèo cũng có thể sử dụng được", anh Lượng bày tỏ.
Theo Dân Trí
Lạ đời "bia rán" ở Texas Khó có thể tưởng tượng rằng trên đời lại có món bia chiên, hơn nữa còn có thể cắn được như bánh quy. Nhưng tại hội chợ bang Texas năm nay, một nhà phát minh người Mỹ đã làm được điều không tưởng này. Món bia rán. Bia được đổ vào bột nhão có vị mặn, sau đó nhúng vào dầu sôi 375...