Chàng sinh viên nghèo học giỏi xuất sắc
Cuộc sống sinh viên nơi đất khách quê người với bao bộn bề phải lo toan. Vừa học, vừa làm kiếm thêm tiền đóng học phí, trang trải cuộc sống, thế nhưng, suốt gần 5 năm qua, Lê Viết Hào luôn là sinh viên giỏi xuất sắc, với trung bình 9 kỳ đạt 8,65 điểm.
Lê Viết Hào quê ở xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, hiện là SV lớp Điện kỹ thuật K31, khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Quy Nhơn.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, gia đình có 3 anh chị em, Hào là con út, bố mẹ làm nông với vài sào ruộng. Vì hoàn cảnh khó khăn, nên may mắn lắm hai chị gái của Hào cũng chỉ học hết phổ thông rồi phải nghỉ học đi làm thuê để phụ giúp gia đình.
Cậu sinh viên Lê Viết Hào phát biểu tại một buổi lễ trao học bổng.
Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, Hào tự hứa với bản thân mình phải cố gắng học cho tốt, sau này kiếm một nghề nghiệp ổn định. Chứ không thể lại chịu cảnh, bán mặt cho đất bán lưng cho trời như bố mẹ và các chị ở quê đang phải chịu.
Năm tháng đèn sách, Hào được đền đáp với giấy báo trúng tuyển ĐH Quy Nhơn. “Ngày em nhận giấy báo trúng tuyển đại học, cả nhà đều vui nhưng vui mừng bao nhiêu thì bố mẹ em lại lo lắng vì khoản tiền nhập học, đến số tiền gửi vào cho em hàng tháng để ăn học. Nên em tự hứa với bản thân, khi nhập học sẽ cố gắng học tốt, thời gian rảnh sẽ đi làm thêm đỡ đần cho bố mẹ phần nào”.
Rồi 5 năm trước, Hào một mình khăn gói từ Hà Tĩnh vào thành phố Quy Nhơn nhập học với mong muốn trở thành một kỹ sư điện giỏi. Như bao bạn sinh viên từ quê ra thành phố theo học, một thân một mình không người thân, Hào phải đối diện với nhiều khó khăn từ ăn ở đến việc học tập, bố mẹ ở quê lại cũng thường hay đau ốm. Vì vậy, ngoài số tiền học ngoài số tiền ít ỏi từ quê gửi hàng tháng. Ngoài giờ học trên lớp, Hào kiếm việc thêm làm từ bưng bê cà phê, bán hàng ăn để kiếm thêm tiền đóng học phí và trang trải cho cuộc sống.
Cuộc sống sinh viên xa nhà với bao khó khăn chồng chất, thế nhưng, Hào luôn cố gắng học giỏi. Đó cũng là cách Hào đền đáp công ơn bố mẹ ở quê đang ngày ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, tiết kiệm từng đồng cho Hào ăn học.
Video đang HOT
Lê Viết Hào trong buổi nhận học bổng 20 triệu đồng do Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam – Tổng Cty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP trao.
Nhìn bảng thành tích thời phổ thông của Hào không có gì là nổi bật nổi bật, kỳ 1 năm nhất đại học cậu có học lực khá. Thế nhưng, trong các kỳ học liên tiếp, nhờ nỗ lực và ý chí quyết tâm, Hào vươn lên học nhất nhì lớp. Điểm tổng kết trong 9 kỳ học vừa qua, Hào đạt điểm trung bình 8,65 điểm, trong đó có những kỳ Hào đạt trên 9 phẩy khiến bạn bè ngưỡng mộ. Kể từ đó, Hào luôn có tên trong danh sách nhận những suất học bổng dành cho sinh viên học giỏi, các học bổng của nhà tài trợ dành cho sinh viên nghèo học giỏi. Mới đây nhất, Hào vinh là một trong 2 sinh viên của Trường ĐH Quy Nhơn nhận học bổng 20 triệu đồng do Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam – Tổng Cty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP trao.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Hào khiêm tốn chia sẻ: “Muốn trở thành một kỹ sư điện giỏi thì việc nắm vững lý thuyết vốn đã quan trọng thì việc thường xuyên thực hành lại càng quan trọng hơn. Để học có kết quả tốt, quan trọng là bố trí thời gian, lên kế hoạch cụ thể, đặc mục tiêu ra và cố gắng hoàn thành. Ngoài học tập trên lớp, trong sách, còn phải sưu tầm trên mạng, tìm các phần mềm ứng dụng của chuyên ngành mình để tham khảo…”.
Ngoài ra, thư viện trường là kho tư liệu quý để Hào tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Học chuyên ngành điện rất cần một cái máy tính để học tập nhưng vì không có tiền sắm máy tính, Hào mượn máy tính của bạn bè lên mạng tìm tài liệu rồi in ra để học. “Khi bạn đi ngủ thì em tranh thủ mượn máy lên mạng tìm tài liệu để học. Học ngành này khô khan, công thức nhiều phải cần tư duy vì vậy cái gì không hiểu ngoài hỏi thầy cô bạn bè thì tìm kiếm tài liệu trên mạng cũng rất bổ ích”, Hào chia sẻ.
Học giỏi nhưng không tự cao, những bạn học sinh học yếu trong lớp Hào còn tận tình chỉ dẫn giúp các bạn sinh viên cùng tiến.
Nói về chàng sinh viên Lê Viết Hào, thầy Nguyễn Thanh Hải, giảng viên Khoa Kỹ thuật – Công nghệ nhận xét ngắn gọn: “Hào là sinh viên nghèo nhưng biết vượt khó để học tốt. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn vừa học vừa đi làm thêm nhưng Hảo vẫn có điểm trung bình chung 9 kỳ học qua là 8,65 và được nhà trường tặng Giấy khen Sinh viên giỏi. Không những thế, Hào còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều lần tham gia hiến máu tình nguyện. Hiện, Liên chi đoàn đang xem xét để kết nạp Đảng cho Hào”.
Dự định về tương lai, Hào chia sẻ: “Hiện tại em dành thời gian việc hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp mong ra trường có bằng tốt nghiệp loại Giỏi. Ra trường em mong muốn kiếm một công việc ổn định vừa lo cho cuộc sống bản thân vừa giúp đỡ bố mẹ ở quê. Sau này, có điều kiện em sẽ học lên nữa để thực hiện những ước mơ mà khi chưa có điều kiện kinh tế không làm được”.
Doãn Công
Theo dân trí
"Choáng" với 17 khoản thu đầu năm học
Đầu năm học, không ít phụ huynh học sinh Trường mẫu giáo Điện Ngọc (xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) "choáng" với 17 khoản thu các loại (bao gồm khoản thu hàng tháng). Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc cùng xã cũng có hàng chục khoản thu.
"Hoa mắt" với các khoản thu
Đầu năm học mới, chị P., nhà ở thôn Ngân Giang, xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) có cháu nhỏ học ở trường mẫu giáo Điện Ngọc nhận thông báo các khoản thu đầu năm học và cả tiền thu hàng tháng với tổng cộng 17 khoản thu.
Đầu năm học, phụ huynh học sinh Trường MG Điện Ngọc nhận thông báo 10 khoản thu...
...và 7 khoản thu hàng tháng trong đó, có nhiều khoản thu sai quy định của Bộ GD-DDT.
Chị P. cho biết: "Trường họp phụ huynh và thông báo các khoản thu đầu năm. Thông báo nộp như răng thì chúng tôi nộp như rứa thôi. Kể cả khoản thu hàng tháng và các khoản thu đầu năm, mỗi học sinh phải đóng 17 khoản thu tổng cộng hơn 800 nghìn đồng. Nhưng có nhiều khoản thu khiến tôi thấy hoa mắt vì không rõ ràng và không hiểu nổi như tiền đầu năm, tiền điện, tiền trả lương cấp dưỡng, tiền trả lương bảo vệ, tiền phụ phí...".
Một phụ huynh khác cũng có con học ở trường này thật lòng nói: "Thật ra nhà tôi cũng có điều kiện thì tôi nộp cho con đi học, chớ nhiều người làm công nhân lương ba cọc ba đồng mà è lưng ra đóng từng nớ tiền cho con không phải đơn giản. Hôm đầu năm ban phụ huynh còn vận động thu thêm mỗi người 200.000 nghìn để mua ti vi, nhiều người bức xúc nên cuối cùng hoãn lại".
Theo tìm hiểu của PV, năm học này, Trường mẫu giáo Điện Ngọc có 485 cháu học ở 3 cơ sở của trường trong đó, có hơn 300 cháu là con em công nhân làm việc trong khu công nghiệp trên địa bàn xã. Thế nhưng các khoản thu đầu năm học ở trường này thậm chí còn cao hơn các trường công lập ở thành phố.
Cùng nỗi lo "khoản thu đầu năm học" là nhiều phụ huynh HS Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc, cũng nằm trên địa bàn xã Điện Ngọc, nhận thông báo 16 khoản thu đầu năm học với tổng cộng gần 700 nghìn đồng. Anh T., phụ huynh trường này thắc mắc với nhiều khoản thu không nên vận động phụ huynh quyên góp như: hợp đồng thêm bảo vệ, bảo trì máy tính, hỗ trợ tu sửa cơ sở vật chất giữ chuẩn, tu sửa điện nước...
Thông báo các khoản thu của trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc có đến 16 khoản trong đó, cũng có nhiều khoản thu sai quy định của Bộ GD-ĐT.
Biết sai vẫn đồng ý thu
Trao đổi với PV Dân trí, bà Hà Thùy Long - Hiệu trưởng trường mẫu giáo Điện Ngọc cho biết: Các khoản thu tiền điện, tiền vệ sinh, tiền trả lương bảo vệ, tiền trả lương cấp dưỡng , tiền đầu năm (tổ chức chuyên đề hàng tháng ở trường)... đều do phụ huynh HS tự nguyện đóng góp.
Bà Trần Thị Thanh Vân - Hiệu trưởng Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc cũng lý giải các khoản tu sửa điện nước, hợp đồng thêm bảo vệ, hỗ trợ tu bộ cơ sở vật chất giữ chuẩn... đều là phụ huynh tự nguyện hỗ trợ nhà trường. Ban Đại diện cha mẹ HS thu và nhờ thủ quỹ nhà trường giữ để chi khi phụ huynh nhất trí.
Trong 5 khoản thu đầu năm của trường mẫu giáo Điện Ngọc và 12 khoản thu của Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc, ngoài khoản quỹ hoạt động của phụ huynh (thu trên tinh thần tự nguyện) và bảo hiểm, các khoản thu còn lại đều sai với quy định của Bộ. Trao đổi với PV, lãnh đạo cả hai trường trên đều trả lời có nắm quy định của Bộ và biết rằng thu vậy là sai. Song nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh thì kinh phí nhà trường không đủ chi để cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, phục vụ HS.
Hiệu trưởng các trường đều biết nhiều khoản thu sai quy định, nhưng vẫn đồng ý để phụ huynh vận động thu với lý giải nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh thì kinh phí của trường không đủ chi. Trong ảnh: Một buổi học tại Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Sáu - Phó Chủ tịch UBND xã Điện Ngọc cũng cho biết: Có nhiều khoản thu trong mục vận động phụ huynh tự nguyện quyên góp sai với quy định. Nhưng qua xem xét, có các khoản thu nếu không nhờ phụ huynh hỗ trợ thì trường không đủ chi nên xã đồng ý qua buổi họp Hội đồng GD xã. Trong buổi họp Hội đồng GD xã gồm lãnh đạo các trường, Đại diện Cha mẹ HS... đã thống nhất các khoản thu quỹ Hội Phụ huynh HS và tiền bảo vệ, do thấy cần thiết hợp đồng thêm bảo vệ cho các trường khi nhân sự phân bổ chưa đủ. Còn các khoản thu khác thu trên tinh thần 70% phụ huynh HS đồng ý mới thống nhất. Nếu như có phản ứng phụ huynh không tự nguyện và các phản ánh tiêu cực thì xã sẽ yêu cầu các trường giải trình, giám sát các khoản thu. Trong trường hợp phát hiện sai phạm thì sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Theo Dantri
Nước mắt người mẹ nghèo có con đỗ ĐH Biết tin con gái Đặng Minh Hậu đỗ Học viện Tài chính, cả nhà bà Phạm Thị Hanh (thôn Lưu Xá, xã Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) ôm nhau khóc vừa mừng, vừa lo. Bà chưa biết lấy tiền đâu cho con ăn học. Bà Phạm Thị Hanh - mẹ em Đặng Minh Hậu - kể hoàn cảnh gia đình với phóng...