Chàng sinh viên Du lịch giỏi hùng biện bằng… tiếng Anh
Chọn tiếng Anh để hùng biện về đề tài văn hóa – du lịch, chàng sinh viên Nguyễn Du Hạ Long đến từ ĐH Tây Đô đã đoạt giải Nhất hùng biện khi nói về “tục thờ cúng tổ tiên ông bà” tại cuộc thi Kỹ năng hướng dẫn du lịch toàn quốc lần 1 năm 2012.
Chúng tôi hẹn gặp Nguyễn Du Hạ Long tại Trường ĐH Tây Đô khi em vừa từ Vũng Tàu trở về sau cuộc thi “Kỹ năng hướng dẫn du lịch của học sinh- sinh viên các cơ sở đào tạo du lịch trên toàn quốc lần thứ nhất” do Bộ VH-TT&DL tổ chức từ ngày 11 – 17/11 tại Vũng Tàu. Long khiêm tốn cho biết được nhà trường chọn đi thi, em chỉ nghĩ là chủ yếu đi để học hỏi chứ không nghĩ là sẽ giành được những giải cao nhất.
Trò chuyện với chúng tôi, chàng SV ngành Việt Nam học, chuyên ngành Du lịch cho hay, cuộc thi này có 28 trường ĐH, CĐ và Trung cấp trên toàn quốc tham gia với trên 80 thí sinh, mỗi trường đều chọn những SV giỏi để dự thi nên trong quá trình tham gia các vòng thi, em đã phải chuẩn bị rất nhiều thứ để làm tốt nhất những gì có thể cho phần thi của mình.
Hạ Long trong phần thi hùng biện…
…và lúc lên nhận giải thưởng (Hạ Long đứng thứ hai từ trái qua) tại cuộc thi kỹ năng hướng dẫn du lịch toàn quốc lần 1- 2012 diễn ra tại Vũng Tàu.
Kể lại với chúng tôi, Long cho biết tại vòng sơ khảo em chọn thuyết minh về chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ. Long nói em muốn giới thiệu với bạn bè ở những vùng miền khác những nét đặc trưng của chợ nổi, một hình thức kinh doanh đặc sắc của vùng sông nước miền Tây.
Tại vòng sơ khảo, Long cũng đã trả lời tốt 3 câu hỏi kiến thức về lịch sử địa lý và 1 câu hỏi bằng tiếng Anh nói về bản thân và ngôi trường đang theo học.
Được ban giám khảo đánh giá cao ở vòng sơ khảo, Long vào chung khảo với tinh thần tự tin. Tại vòng quyết định này, ngoài phần thi thuyết minh về danh lam thắng cảnh, ở phần thi tài năng, Hạ Long chọn hát ca khúc “Hello Việt Nam” bằng cả hai thứ tiếng Anh và Pháp hết sức ấn tượng.
Đến phần thi hùng biện, Hạ Long là một trong số ít thí sinh chọn hùng biện bằng tiếng Anh, Long đã chọn đề tài “Tục thờ cúng tổ tiên ông bà” để thể hiện phần thi. Với lối hùng biện tiếng Anh trôi chảy và nêu bật ý nghĩa của đề tài mà mình chọn, Hạ Long đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh khác khi được sự đánh giá cao của ban giám khảo. Tổng kết cuộc thi, Hạ Long đã giành được giải A hệ ĐH và giải hùng biện tốt nhất.
“Khi được xướng tên thí sinh đạt giải cao nhất ở hệ đại học và giải phụ hùng biện, em vui lắm. Lúc đó em biết rằng mình đã không phụ lòng ban giám hiệu Trường ĐH Tây Đô, không phụ lòng thầy cô, các bạn sinh viên đã ủng hộ mình đi dự thi”, Hạ Long chia sẻ thêm.
Hạ Long tự hào “khoe” giấy chứng nhận hai giải thưởng: giải A cuộc thi hệ đại học và giải hùng biệt tốt nhất.
Video đang HOT
Bày tỏ thêm với chúng tôi khi nói về lý do chọn học ngành Du lịch, Long nói vui: “Ngay chính cái tên mà cha mẹ đặt cho em thì em đã thấy rằng cuộc đời em phải gắn với ngành này rồi”. Long cho biết, em chọn học ngành Du lịch cũng từ định hướng của gia đình và nguyện vọng của bản thân. Từ những năm phổ thông, em đã rất thích những gì liên quan đến du lịch nên em tiếp xúc với tiếng Anh ngay khi bước vào tiểu học bởi theo em biết muốn theo ngành này thì phải giỏi ngoại ngữ nào đó. Hồi mới học tiếng Anh, em thấy khó lắm nhưng nhờ sự động viên của gia đình, em cố gắng theo đuổi đến bây giờ”.
Long cho biết, khi vào đại học và đặc biệt là học ngành Du lịch, em càng chú trọng tiếng Anh hơn nên ngoài học ở trường, em còn học thêm ở bên ngoài. Long cho hay, hiện em đã lấy được chứng chỉ C tiếng Anh của Trung tâm Ngoại ngữ – Trường ĐH Cần Thơ và đang học thêm IELTS. Ngoài ra, Long cũng học tiếng Pháp và cũng đã lấy được bằng DELF. Long còn học thêm tiếng Hoa.
“Em muốn biết được nhiều tiếng nước ngoài để có thể tiếp cận tốt nhất những nền văn hóa, du lịch của các nước cũng như có thể giới thiệu văn hóa, du lịch Việt Nam đến thế giới”, Long nói.
Lãnh đạo Trường ĐH Tây Đô cùng chúc mừng và trao giấy khen, “thưởng nóng” 10 triệu đồng cho sinh viên Nguyễn Du Hạ Long đang học chuyên ngành du lịch năm thứ 4 tại trường.
Ông Phan Văn Thơm – hiệu trưởng Trường ĐH Tây Đô cho biết, Hạ Long là một SV có thành tích học tập tốt, việc em giành được giải cao ở cuộc thi kỹ năng hướng dẫn du lịch toàn quốc là một vinh dự không chỉ riêng bản thân em mà còn là vinh dự của trường.
Trước thành tích của Hạ Long, Trường ĐH Tây Đô quyết định tặng giấy khen và “thưởng nóng” 10 triệu đồng cho em. “Đây là những phần thưởng khuyến khích không chỉ dành riêng cho Hạ Long mà còn khuyến khích sinh viên toàn trường cố gắng học tập, trao dồi kiến thức”, ông Thơm bày tỏ thêm.
Tâm sự với chúng tôi, Hạ Long bày tỏ lời cảm ơn đối với trường, khoa và thầy cô đã tạo điều kiện cho em đi dự thi. Với số tiền thưởng “nóng” của trường, em cho biết sẽ trích 2 triệu đồng để góp thành 4 suất học bổng trao cho sinh viên ngành Du lịch của trường có hoàn cảnh khó khăn; số tiền còn lại em sẽ mua một kim từ điển để phục vụ cho việc học. Nói về tương lai của mình, Long cho hay, sau khi ra trường em sẽ học cao hơn nữa về chuyên ngành Du lịch, em mong muốn lấy kiến thức mà mình học được góp phần vào việc xây dựng và phát triển ngành du lịch quê hương.
Huỳnh Hải
Theo dân trí
Trường trọng điểm và năng khiếu sẽ tự tuyển sinh
Chỉ còn 10 ngày nữa là hết hạn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; tuy nhiên, những con số về thí sinh vẫn đang là thách thức đối với các trường.
ĐH Thái Nguyên còn thiếu 2.500 chỉ tiêu; ĐH Tây Đô mới tuyển được 40% của 3.400 chỉ tiêu; ĐH Cửu Long còn 1.000 chỉ tiêu; ĐH Tiền Giang ngừng tuyển tiếp vì thấy không nên kéo dài.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga về những khó khăn này và phương hướngtuyển sinh năm 2013.
- Các trường nằm trong diện ưu tiên đặc thù, được hạ điểm tuyển xuống dưới điểm sàn 1,0 điểm vẫn không tuyển đủ người và cho rằng, nếu giữ ưu tiên khu vực như năm 2011 trở về trước thì các trường sẽ dễ tuyển hơn. Ông có ý kiến gì?
- Ưu tiên cũ có khoảng cách khu vực quá xa, giảm tới 6-7 điểm thì không thể chấp nhận được trong bối cảnh ngành GD&ĐT đang cần nâng cao chất lượng.
- Bộ không có giải pháp nào để vừa nâng cao chất lượng, vừa giúp các trường có thể tuyển sinh đủ người học?
- Ban đầu có thể khó khăn nhưng sau đó sẽ đi vào nề nếp. Quan điểm của Bộ GD&ĐT hiện nay là không tiếp tục phát triển nóng về quy mô nữa mà tập trung đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi các trường phải củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ, cách tuyển sinh để chất lượng sinh viên ngày càng cao hơn.
- Liệu Bộ GD&ĐT có chấp nhận một số trường ĐH, CĐ tiếp tục không tuyển đủ người học vào năm tới?
- Rõ ràng một số trường chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, người học cảm thấy học ra không xin được việc làm và họ sẽ không chọn học những trường này.
Đó là điều có thể xảy ra. Nếu chạy theo quy mô, hạ thấp điểm, thả lỏng chất lượng các trường sẽ tuyển được người nhưng chất lượng không đảm bảo, người lao động không được sử dụng sẽ lãng phí cho xã hội và người học.
- Nhiều trường cho rằng Bộ GD&ĐT đã xác định nguồn tuyển không chính xác, số thí sinh chuyển dịch thiếu thực tế khiến các trường không tuyển đủ. Ông có nghĩ như vậy không?
- Điểm sàn đã tính toán kỹ để nguồn tuyển không thiếu và chưa cần dịch chuyển thì các vùng đã tự cân đối được, trừ vùng Tây Bắc là hơi thiếu .
Thí sinh thi đại học mùa tuyển sinh năm 2012.
- Vậy vì sao nhiều trường "đói" người học?
- Có khá nhiều lý do: kinh tế khó khăn; trường tư học phí cao khiến các gia đình không cáng đáng được; doanh nghiệp giải thể nhiều nên số lượng lao động dôi dư lớn và sinh viên tốt nghiệp khó xin việc làm...?
Một nguyên do rất quan trọng là đa số các trường không tuyển được là do đào tạo các ngành kinh tế, quản lý đã bão hòa mà ngay cả các trường kinh tế công lập lớn cũng gặp khó khăn.
Đa số các trường ngoài công lập tập trung đào tạo các ngành này nên "đói" người học là hậu quả tất yếu. Trước đây khi nguồn "cung" còn ít, cứ mở trường là người học vào; bây giờ các trường phải tính toán ngành đào tạo.
- Có phải Bộ GD&ĐT đã thả lỏng cho các trường công lập tự xác định chỉ tiêu nên trường nào cũng tăng 20% chỉ tiêu không?
- Thực ra, tổng chỉ tiêu không vượt so với năm ngoái do các trường cũng thận trọng vì Bộ đang tiến hành kiểm tra nếu trường nào vượt chỉ tiêu vượt năng lực đào tạo bị phạt rất nặng.
- Năm 2013, tuyển sinh sẽ đi theo hướng nào để khắc phục những nhược điểm của 2012, thưa ông?
- Về kế hoạch lâu dài, tuyển sinh vào ĐH, CĐ từ nay đến năm 2015 sẽ không có thay đổi gì lớn, chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật để kỳ thi tối ưu hơn. Chương trình sách giáo khoa phổ thông và phương pháp dạy và học thay đổi thì mới thay đổi cách thi được.
Tuy nhiên, năm 2013, các trường trọng điểm, trường năng khiếu sẽ được thí điểm tự chủ trong tuyển sinh. Đổi mới tiếp theo là như mở rộng ưu tiên xét tuyển cho những huyện nghèo, cho 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long không có trong danh sách 62 huyện nghèo mà Chính phủ quy định để tạo điều kiện cho con em vùng này có thể tham gia học ĐH.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Ưu tiên này đã được thực hiện từ cuối mùa tuyển sinh năm 2012; năm nay có thể xem xét để đưa vào quy chế tuyển sinh.
- Trường đào tạo ngoại ngữ có được coi là đào tạo đặc thù?
- Chỉ các trường đào tạo khối văn hóa nghệ thuật, nhạc họa mới được coi là đặc thù đào tạo năng khiếu.
- Ông có định hướng nào cho mùa thi 2013 dành cho các thí sinh?
- Định hướng nghề nghiệp quan trọng vì đích cuối cùng là xin được việc làm; nếu học xong không có việc làm thì tốn kém tiền bạc mấy năm trời là vô ích.
Thí sinh 2013 lưu ý rằng học xong không tìm được việc làm thì còn nghèo hơn không đi học. Vì vậy các thí sinh nên xác định mục tiêu nghề nghiệp sau 4 năm học tập thật rõ ràng. Quy hoạch nguồn nhân lực đến năm 2020 là một hướng tham khảo tốt cho các thí sinh.
Theo Tiền Phong
Hạ điểm vẫn không "bói" ra thí sinh ĐH Dân lập Cửu Long (Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) là một trong số các trường được hưởng chế độ đặc thù: hạ điểm tuyển thấp hơn 1,0 điểm so với điểm sàn tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Tuy nhiên, tình cảnh tuyển sinh của họ được bó gọn trong hai từ: khốn đốn! Dân lập, công lập đều khốn đốn Sau khoảng...