Chàng sinh viên 9X tiết lộ chân lý để nhận được mức lương 6,6 tỷ đồng/năm từ Huawei
Nhờ vào 10 năm học tập rèn luyện chăm chỉ, Tá Bằng Phi đã vượt qua cuộc phỏng vấn của Huawei và nhận mức lương 2 triệu nhân dân tệ (tương đương 6,6 tỷ đồng/năm).
Chàng sinh viên Tá Bằng Phi nhận được mức lương 6,6 tỷ đồng/năm từ Huawei.
Huawei vừa đề nghị sinh viên Tá Bằng Phi (Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung) tham gia dự án “Tuổi trẻ tài năng” với mức lương năm đề nghị là 200 vạn tệ (khoảng 6,6 tỉ VNĐ).
Ngay khi thông tin này được chia sẻ, nhiều cư dân mạng đã thốt lên rằng: “Anh này may mắn thế! Ghen tị với anh này quá!” Nhưng trên thực tế, những người biết Tá Bằng Phi đều nói rằng thành công của anh ta chắc chắn không phải do may mắn, mà là sự chăm chỉ.
Được biết, trước khi trở thành “Thiên tài thiếu niên”, Tá Bằng Phi cũng chịu đựng một khoảng thời gian đau khổ.
Anh sinh ra ở Tô Châu, Hồ Bắc trong một gia đình không mấy giàu có. Là con trai cả, cha mẹ rất kỳ vọng vào anh. Nhìn vào những người bạn đã đi du học cùng tuổi, Tá Bằng Phi biết rằng số phận không bao giờ công bằng, vì vậy anh ta phải làm việc chăm chỉ.
Tá Bằng Phi đòi hỏi bản thân một cách nghiêm túc. Khi còn học đại học, Tá Bằng Phi cảm thấy rằng những gì anh biết còn quá hạn hẹp, vì vậy anh chọn tiếp tục con đường học vấn.
Anh tự đặt cho mình một thời gian biểu áp dụng cho mỗi ngày như sau:
Video đang HOT
Thức dậy lúc 8h, học trong phòng thí nghiệm lúc khoảng 8h30 và ăn trưa lúc 11h30.
Vào phòng thí nghiệm từ 14h đến 17h30.
Trong phòng thí nghiệm từ 18h30 đến khoảng 21h30 và trở về phòng ngủ lúc 22h.
Anh tự nhủ: “Khi bạn tốt nghiệp tiến sĩ thì bạn phải rất nổi bật so với các bạn cùng lứa”. Vì lý tưởng trong lòng, Tá Bằng Phi luôn ép bản thân vào khuôn khổ một cách nghiêm ngặt trong nhiều năm và không dám có bất kỳ sự chậm chạp hay trì hoãn nào. Chính nhờ 10 năm làm việc chăm chỉ đó đã khiến Tá Bằng Phi vượt qua cuộc phỏng vấn của Huawei và được đề nghị tham gia chương trình “Thiên tài thiếu niên” của Huawei. Sau khi tốt nghiệp, anh nhận được mức lương năm cao nhất là 2 triệu nhân dân tệ của Huawei.
Theo báo cáo của Huawei, mức lương trung bình năm của một nhân viên Huawei rơi vào khoảng 70 vạn tệ (khoảng 2,2 tỷ đồng), nhưng Huawei không dựa vào bằng cấp hay học vấn làm tiêu chuẩn để phát lương mà là dựa vào cống hiến và thành tích để định lương cho nhân viên. Hơn nữa, họ cũng có yêu cầu rất cao đối với nhân viên và những bài kiểm tra đánh giá vô cùng gắt gao, muốn lấy được mức lương tốt, nhân viên cần không ngừng nâng cao bản thân, không ngừng phấn đấu và phát triển để trở thành một nhân viên ưu tú chuẩn mực của công ty.
Trước đó, vào 11/2019, Hãng viễn thông Trung Quốc Huawei từng đưa ra thông báo sẽ chi ra 2 tỉ nhân dân tệ (285 triệu USD) tiền mặt thưởng cho các nhân viên làm việc giúp hãng vượt qua khó khăn khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại.
Phát ngôn viên của hãng cho hay, khoản tiền mặt để thưởng có khả năng sẽ được trao cho các nhóm nghiên cứu và phát triển và những người làm việc để chuyển chuỗi cung ứng của công ty khỏi Mỹ.
Ngoài ra, Huawei cũng sẽ tăng gấp đôi lương tháng này cho toàn bộ 190.000 nhân viên của hãng.
Thanh Tùng
Theo ĐS&PL
PGS và mức lương 5,5 triệu đồng: Làm sao để người giỏi được làm việc theo đam mê?
Chuyện một phó giáo sư (PGS) từng tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài được trả lương 5,5 triệu đồng/tháng khi lựa chọn hướng đi để thực hiện đam mê của mình đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Giảng viên trẻ mong muốn có môi trường tốt để làm việc và nghiên cứu - Đào Ngọc Thạch
Thu nhập tiến sĩ thấp hơn khi còn là kỹ sư !
Có nhiều giảng viên trẻ ở các trường ĐH công lập từng tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài nhưng nhận mức lương thấp.
PGS-TS Lý Kim Hà, giảng viên bộ môn giải tích, Khoa Toán - Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, là một trong các trường hợp trên. PGS này tốt nghiệp tiến sĩ tại ĐH Nghiên cứu Padova (Ý), vừa được bổ nhiệm chức danh PGS năm nay. Năm 2014, tháng lương đầu tiên tiến sĩ trẻ này nhận được khi chính thức về làm việc tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM là 4 triệu đồng và 400.000 đồng phụ cấp. Sau 5 năm, lương cứng của giảng viên này tăng lên 5,5 triệu đồng/tháng và tính cả tiền dạy thu nhập mỗi tháng khoảng 8 - 9 triệu đồng. Trước đó, tiến sĩ này đã từ chối mức thu nhập cao hơn 4 lần để chọn lựa công việc hiện tại.
Tiến sĩ L., giảng viên một trường ĐH công lập tại TP.HCM, cũng từng tốt nghiệp tiến sĩ nước ngoài, hiện thu nhập mỗi tháng là 11 triệu đồng, gồm lương cơ bản và thu nhập tăng thêm. Trong khi đó năm 2012, là một kỹ sư nhưng anh L. đã có thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng.
"Thu nhập này nếu so với lương của một tiến sĩ nước ngoài tại trường ĐH quốc tế ở Việt Nam 1.000 USD hay 17 triệu đồng/tháng của một trường ĐH công lập tự chủ tài chính là rất thấp. Nếu làm một bài toán so sánh với thu nhập của nhiều sinh viên mới ra trường có thể nhận mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng thì càng thấy rõ sự khập khiễng, không hợp lý. Đặc biệt những tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài, có kinh nghiệm nghiên cứu quốc tế, trình độ tiếng Anh tốt làm việc trong môi trường giáo dục ĐH mà chỉ nhận mức lương từ 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng", tiến sĩ L. nhìn nhận.
Cần cơ chế hưởng nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu
Theo các giảng viên trẻ, dù thu nhập không cao nhưng họ vẫn chọn con đường giảng dạy, nghiên cứu là do đam mê.
Thế nhưng nếu gánh nặng mưu sinh quá lớn thì liệu các giảng viên này có tiếp tục theo đuổi đam mê? Điều quan trọng là cần làm gì để những người thực sự giỏi yên tâm về thu nhập để chọn công việc theo đam mê.
"Thu nhập không hợp lý nhưng người ta vẫn lựa chọn, có nghĩa họ chấp nhận sự hạn chế này vì những lý do riêng. Vì vậy, trường cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để làm việc. Với những người có đóng góp về khoa học, cần có cơ chế để tăng thêm thu nhập", tiến sĩ L. đề xuất.
Nói về mức thu nhập hiện tại, PGS trẻ của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết: "Giảng viên ĐH cũng là một viên chức nhà nước nên lương được trả theo quy định chung, rất khó để thay đổi. Điều quan trọng mình quan tâm là được tạo điều kiện tốt để làm nghiên cứu vì hiện tại các điều kiện này chưa thực sự ổn định, đặc biệt là các khoản tài trợ cho đề tài lúc có lúc không".
Nhưng từ góc nhìn của các nhà quản lý lại có những mong muốn từ chính sách, cơ chế để có thể thu hút và giữ chân người giỏi làm việc trong môi trường giáo dục.
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nói: "Cần tạo cơ chế thoáng cho các nhà khoa học làm việc và phát triển tối đa năng lực nhưng dù sao cũng phải tìm phương thức tăng nguồn thu nhập cho họ".
"Các nhà khoa học cần trước hết là cơ chế, văn hóa và môi trường làm khoa học, giảm thủ tục, được ghi nhận thành tựu xứng đáng và sau đó mới là thu nhập cá nhân. Tuy vậy, để phát triển bền vững thì không thể không quan tâm đến các khía cạnh đảm bảo điều kiện", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Theo thanhnien
Mỹ xem xét gia hạn thời gian hợp tác với tập đoàn Huawei Hồi tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt Huawei vào 'danh sách đen', theo đó ngăn chặn tập đoàn Trung Quốc mua linh kiện và công nghệ của các nhà sản xuất Mỹ. Ảnh minh họa. (Nguồn: Nikkei) Truyền thông Mỹ ngày 16/11 dẫn các nguồn tin cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ gia hạn...