Chàng sinh viên 9X bỏ Ngoại thương, học nấu ăn
Đỗ ĐH Ngoại thương Hà Nội nhưng Bùi Thọ Tiến lại chọn học nấu ăn ở CĐ Du lịch Hà Nội. Năm 2012, Tiến 3 lần gặt vàng tại các cuộc thi, trong đó có HCV Hội thi tay nghề ASEAN lần IX tại Indonesia.
Bùi Thọ Tiến (thứ ba từ trái qua phải) chụp tại Hội thi tay nghề ASEAN năm 2012.
Bỏ Ngoại thương học nấu ăn
Bùi Thọ Tiến sinh năm 1992 tại xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong gia đình 2 anh em trai.
Khác với anh trai chỉ thích đá bóng, đánh bi thì cậu em lại mê mẩn với chuyện bếp núc, nấu nướng. Cậu bạn sẵn sàng tạm dừng những cuộc vui chơi với bạn để về đi chợ nếu mẹ nhờ. Thần tượng của Tiến chính là bố em.
“Nhà em làm trang trại. Bố cũng không qua trường lớp nào nhưng chỉ từ mớ rau con gà hay ít đồ ngoài chợ mua về bố đều có thể tạo ra những món ăn ngon và bắt mắt” – Tiến cười híp mắt tâm sự.
Chàng sinh viên năm cuối không giấu được xúc động khi kể về bố: “Nhà có việc cần lo, bố không để mẹ vào bếp và một mình làm tất cả. Rau luộc hay thịt gà, thịt lợn thứ gì bố nấu cũng tuyệt”.
Nhìn bố nấu ăn, Tiến mê từ khi nào không hay. Xác định sẽ chỉ học nghề nấu ăn để được…như bố nên tốt nghiệp THPT, Tiến đăng kí ngay vào ngành Du lịch CĐ Du lịch Hà Nội để được thỏa niềm ao ước bấy lâu.
Thậm chí khi biết mình đủ điểm đỗ vào ĐH Ngoại Thương Hà Nội, Tiến còn tự mình chuyển điểm thi sang CĐ Du lịch Hà Nội. Bố mẹ biết sở thích của con nên tôn trọng quyết định của Tiến.
Video đang HOT
HC vàng cho niềm đam mê
Một trong những món ăn giúp Tiến đạt HCV Hội thi tay nghề ASEAN năm 2012.
Qua những buổi học và thực hành trên trường, thầy cô bắt đầu nhận ra khả năng của Tiến. Em và một số bạn được chọn để đầu tư, đào tạo thực hành nhiều hơn. Với đam mê sẵn có và sự khéo léo cùng sự tự tin, giải thưởng đến với Tiến như điều tất nhiên vậy.
Tháng 4 rồi tháng 7/2012, Tiến liên tiếp giành giảinNhất ở Hội thi tay nghề thành phố và Hội thi tay nghề quốc gia tháng 7/2012. Đến cả đợt thi tay nghề ASEAN, Tiến chỉ giữ kín mà không thông báo cho gia đình.
Trong khi bạn bè đến kỳ nghỉ về nhà thì bố mẹ Tiến phàn nàn “học gì trên đó mà không về”. Cậu muốn tập trung nâng cao kiến thức ở xưởng thực hành của trường. Vậy là hai ngày cuối tuần, bạn bè nghỉ ngơi thì Tiến bám xưởng từ 7h sáng đến 19h tối mới về phòng trọ. Mệt dã dời mà những hình ảnh món ăn, đồ uống cứ bám diết cậu cả khi ngủ.
Ngày Tiến báo tin và mang bằng khen về bố mẹ, hàng xóm ai cũng bất ngờ “chẳng tin em lại được giải cao thế”. Bố Tiến sau phút xúc động, mỉm cười vỗ vai con trai “khá lắm nhưng không được tự kiêu con ạ”.
Ở Tiến tôi thấy được sự tự tin và dễ mến với nụ cười tươi luôn thường trực. Tiến tâm sự: “Là thí sinh trẻ tuổi nhất thi tay nghề ASEAN nhưng em không lo lắng và chẳng bao giờ có tính ăn thua trong các cuộc thi”. Bởi vậy nên chàng trai luôn biết phát huy thế mạnh nấu ăn và kinh nghiệm được thầy cô truyền đạt.
Ước mơ đi xa
Hiện em đang thực tập tại khách sạn 5 sao ở Hà Nội, tích cực chuẩn bị cho cuộc thi tay nghề quốc tế sẽ diễn ra vào tháng 7 tới.
Chàng trai quê lúa Thái Bình say sưa nói về niềm đam mê của mình. Theo Tiến, bí quyết thành công của một người nấu ăn ngon là phải chuẩn bị tốt thực phẩm, chiếm 70% bởi sẽ tiết kiệm được thời gian, động tác không bị thừa. Một chút nỗ lực, óc sáng tạo và cả chút văn nghệ sĩ vào món ăn sẽ tạo ấn tượng cho mọi người.
Một tháng sau khi tốt nghiệp, tháng 7 tới, Tiến sẽ tham dự kỳ thi tay nghề quốc tế tại Đức. Những ngày này, ngoài miệt mài trên xưởng thực hành của trường, Tiến còn xin vào thực tập tại một khách sạn 5 sao tại Hà Nội lấy kinh nghiệm.
Hỏi về ước mơ sau này, Tiến chỉ khiêm tốn: “Em biết khả năng mình có thể làm ông chủ các món ăn chứ khó bon chen được trong kinh doanh”. Tiến mong được đi nhiều nơi, học hỏi kinh nghiệm trên thế giới rồi sau 5-7 về quê hương lập nghiệp.
Bố em, bác Bùi Thọ Quý cười hiền từ: “Biết tin con đỗ ĐH nhưng chọn học CĐ nghề tôi không buồn mà mừng vì con đã lớn, biết lựa chọn đường đi đúng cho mình. Chỉ mong dù đi đâu, ở đâu các con vẫn phải giữ được bản tính hiền lành, chịu khó học hỏi của người quê mình thôi”.
Theo Vietnamnet
Nhiều trường không giảm chỉ tiêu ngành Kinh tế, Sư phạm
Thông báo giảm chỉ tiêu ngành Kinh tế, Sư phạm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại Hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2013 các trường trực thuộc Bộ khiến dư luận quan tâm, nhưng dường như chưa có trường nào sẵn sàng thực hiện.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho biết: Năm 2012, trường tuyển 3.300 chỉ tiêu ĐH và 100 chỉ tiêu CĐ; năm 2013, trường sẽ giữ ổn định số lượng này. Lý do bà Thủy đưa ra là: xã hội vẫn có nhu cầu.
Thí sinh dự thi đại học năm 2012.
ĐH Quốc gia TPHCM tuyển 13.560 chỉ tiêu năm 2012 và năm 2013 vẫn giữ vững chỉ tiêu. Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH này, nói: ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến ổn định quy mô tuyển sinh hệ ĐH, nếu tăng sẽ không đáng kể, mà tăng chỉ tiêu đào tạo sau ĐH để tập trung vào định hướng nghiên cứu. Ông Nghĩa nhấn mạnh: ĐH Quốc gia TPHCM sẽ chỉ giảm đào tạo tại chức (tùy từng trường sẽ giảm 50% hoặc 20-30%).
Tương tự, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giữ vững hơn 5.000 chỉ tiêu để tập trung nâng cao chất lượng và giảm tại chức. Ông Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐH Quốc gia HN, cho biết: ĐH Kinh tế của ĐH Quốc gia HN sẽ tiến tới giảm hết, nhưng chỉ với hệ tại chức.
Năm 2012, Học viện Tài chính tuyển 3.350 chỉ tiêu; năm 2013, sẽ không thay đổi. Giám đốc Học viện ông Ngô Thế Chi, cắt nghĩa việc giữ nguyên chỉ tiêu là vì nhu cầu xã hội vẫn lớn và các trường đào tạo chuyên sâu, có uy tín lớn từ lâu nên được Bộ GD-ĐT nghiên cứu để giữ vững đào tạo.
ĐH Thương mại Hà Nội cũng giữ nguyên chỉ tiêu 4.000 vào năm 2013. Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, nói: Cơ cấu giáo viên ngành nghề đã thế, giảm chỉ tiêu, giáo viên đi đâu; trong khi nhà nước không bao cấp kinh phí đào tạo, không bố trí việc làm theo đúng chuyên ngành thì người học sẽ tự định hướng nghề nghiệp mà xã hội cần để có đầu ra.
ĐH Kinh tế quốc dân cũng sẽ giữ vững 4.500 chỉ tiêu vì đúng năng lực, theo lời giải thích của ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo. Ông Dong cho rằng: Bộ GD-ĐT chỉ nên giảm chỉ tiêu đào tạo các ngành có dấu hiệu dư thừa đối với những trường mới và không có chuyên môn cao hoặc thuê từ giáo viên đến cơ sở vật chất, cũng như dừng mở ngành mới, trường mới đào tạo các ngành này.
Ông Sơn nói: Nên ngừng ngay việc nâng cấp từ trung cấp lên CĐ, từ CĐ lên ĐH, vì đây là một xuất phát điểm của sự dư thừa.
Ở thời điểm nhạy cảm (các trường tự xác định chỉ tiêu và đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét để duyệt chỉ tiêu đào tạo chính thức cho năm 2013), ông Dong đề nghị: Việc cắt giảm chỉ nên nhằm vào những trường không đủ điều kiện.
Theo ông Dong, trong các kỳ tuyển sinh vừa qua, một số trường dân lập không tuyển đủ chỉ tiêu là do thí sinh không chọn học, chứ không phải vì thiếu thí sinh do tính toán không hợp lý như một số trường nêu.
Ông Dong cho rằng, năm 2013, ngành GD-ĐT cần giữ vững 2 quan điểm: để giao chỉ tiêu, Bộ GD-ĐT căn cứ vào các tiêu chuẩn đã định ra về cơ sở vật chất, giảng viên và vẫn giữ điểm sàn để tuyển học sinh đủ năng lực học tập.
Ông Dong nói: Trong quá trình thẩm định chương trình, có hiện tượng một giáo viên có tên ở nhiều trường hoặc một trường nọ ghi tên giáo viên cơ hữu của trường khác theo kiểu đánh trống ghi tên cho đủ người; thậm chí, có nơi đóng hộ cả bảo hiểm xã hội cho giáo viên nhưng không trả lương chỉ cốt để có tên người trong danh sách...
Theo Hồ Thu
Tiền Phong
Sinh viên ĐH Ngoại thương TPHCM đoạt giải Nhất Dynamic Ngày 18/12, ban tổ chức cuộc thi "Khởi động Dynamic lần thứ 11 - Sinh viên vì cộng đồng" với có chủ đề "Bảo vệ môi trường" đã tổ chức trao giải thưởng cho các dự án xuất sắc lọt vào vòng chung kết diễn ra tại Đà Nẵng Theo đó, dự án "Giáo dục môi trường - Tuần lễ xanh" của thí...