Chàng ngại ngần điều gì khi tiết lộ ‘bệnh khó nói’?
Có thể làm tăng kích thước dương vật không, vì sao ‘cậu nhỏ’ không thể cương cứng… nam giới thường muốn hỏi nhưng ngại.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, nam giới thường có tâm trạng xấu hổ, e ngại khi gặp bác sĩ nam khoa. Họ thường âm thầm chịu đựng bệnh tật và ít thổ lộ tình trạng bệnh với người thân. Đã không ít người phải nhận trái đắng vì đến bệnh viện quá muộn do tâm lý ngại ngùng.
Theo bác sĩ Lợi, nam giới thường muốn hỏi những câu hỏi thầm kín, song đều rất ít khi bày tỏ. Bác sĩ đều phải trấn an tâm lý và từ tốn chia sẻ, họ mới dám bày tỏ bệnh tình và đặt nhiều câu hỏi để trao đổi. Trong những năm qua, các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt tăng tới 89% và lý do chính cho sự gia tăng đột ngột này là do thiếu sự thiếu hiểu biết ở nam giới.
Bác sĩ khuyên, nếu các ông gặp bất kỳ vấn đề với cơ quan sinh sản, việc khôn ngoan nhất nên làm đó là tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu im lặng, vấn đề sức khỏe sẽ xấu đi và rất khó khăn trong việc cứu chữa.
Dưới đây là một số câu hỏi nam giới thường muốn hỏi nhưng e ngại khi gặp bác sĩ nam khoa.
Rối loạn chức năng cương dương có thể xảy ra với bất cứ ai và ở mọi lứa tuổi (Ảnh minh họa: Internet)
Cảm giác bất thường ở tinh hoàn?
Video đang HOT
Một trong những bất thường mà đàn ông không nên bỏ qua là cảm giác khó chịu, ngứa ran ở tinh hoàn. Vấn đề này có thể dẫn đến vô sinh và giảm kích thước tinh hoàn. Bạn nên kiểm tra sức khỏe vùng kín của mình nếu có cảm giác đó.
Dương vật có bị phá vỡ?
Nam giới hoàn toàn có thể phải đối mặt với tình cảnh này. Gãy dương vật chỉ xảy ra khi sợi liên kết mô phá vỡ trong khi giao hợp. Cách duy nhất để tránh là quan hệ tình dục an toàn và nhẹ nhàng.
Tinh dịch bình thường sẽ thế nào?
Tinh dịch bình thường là chất lỏng màu trắng hoặc vàng, đặc quánh. Nếu nhận thấy có máu trong tinh dịch thì đừng bỏ qua nó vì có thể bạn đang mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt.
Vì sao ‘cậu nhỏ’ không thể cương cứng?
Rối loạn chức năng cương dương có thể xảy ra với bất cứ ai và ở mọi lứa tuổi. Lý do có thể các vấn đề của mạch máu hay bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh. Hãy kiểm tra sức khỏe tổng thể để tìm ra nguyên do và có cách điều trị phụ hợp.
Có thể làm tăng kích thước dương vật không?
Giới hạn kích thước dương vật bình thường khoảng 3,5-7,5 inch, trung bình 5,5 inch và không có cách nào có thể tăng kích thước của dương vật được.
‘Cậu nhỏ’ nổi mụn có sao không?
Nếu bạn nhận thấy có cái gì trông giống như một vết loét hoặc nốt mụn trên da ở vùng kín thì tốt nhất nên đến bác sĩ để tìm ra vấn đề. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nam khoa nguy hiểm.
‘Cậu nhỏ’ cong có sao không?
Nếu bạn có dương vật cong thì đó là bệnh Peyronie. Theo các bác sĩ nam khoa, ‘cậu nhỏ’ cong khoảng 30 độ sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì; nếu cong quá nhiều thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị.
Theo VNE
'Bất lực' chỉ vì nhiều lần kiềm chế xuất tinh
Nếu tình trạng kiềm chế xuất tinh kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây rối loạn cương dương, lâu dần sẽ không phóng tinh được nữa.
Anh Thắng đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội 'kêu cứu' với bác sĩ. Người đàn ông 35 tuổi cho biết vợ chồng đã có 2 con đủ một trai một gái nên phải thực hiện kế hoạch hóa. 'Tôi thường cố kiềm chế xuất tinh để kéo dài thời gian quan hệ vừa để xuất tinh ngoài giúp tránh thai. Ban đầu thực hiện rất tốt, sau mấy tháng thì gặp vấn đề...', anh Thắng tâm sự với bác sĩ.
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, nam giới đến khám nam khoa hầu hết mắc bệnh 'trên bảo dưới không nghe'. Nguyên nhân gây bệnh gồm rất nhiều lý do, song phần lớn là do 'gia chủ'. Nam giới chưa hiểu rõ về quy luật hoạt động của cơ quan sinh dục để rồi tự gây ra bệnh, như trường hợp anh Thắng.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: Linh Nga.
Theo bác sĩ Lợi, nhiều người đến viện kiểm tra bệnh tâm sự về việc chế ngự xuất tinh để kéo dài thời gian quan hệ, có người coi đó là một biện pháp tránh thai khi quan hệ mà không xuất tinh, có người nghĩ rằng xuất tinh thì chất tinh túy trong người sẽ hao kiệt dần, thể lực suy giảm... nên đã làm trái lại quy luật tự nhiên. Song theo bác sĩ đó là quan niệm sai lầm và rất có thể họ mắc các bệnh về nam khoa mà không biết như xuất tinh muộn, không thể xuất tinh...
'Không ai có thể kiềm chế được xuất tinh bởi khi quan hệ tình dục, người đàn ông trải qua 4 giai đoạn gồm hưng phấn, cương cứng, giao hợp và xuất tinh. Xuất tinh là khâu cuối cùng, đem lại khoái cảm tột đỉnh cho người đàn ông và bạn tình. Hệ thần kinh điều khiển toàn bộ quá trình này khi được kích thích đủ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người', bác sĩ Lợi nói.
Theo y học hiện đại, ngừng giao hợp trước khi xuất tinh khiến cho sự xung huyết toàn thân và tại khoang chậu không được nhanh chóng giải phóng. Hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ não, vẫn giữ trạng thái căng thẳng suốt một thời gian dài. Các bộ phận sinh dục và tuyến tiền liệt không tiết dịch nên cũng lâm vào tình trạng ức chế. Bởi vậy, chủ động không xuất tinh một cách thường xuyên là hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Nếu tình trạng kiềm chế xuất tinh kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây rối loạn cương dương, lâu dần sẽ không phóng tinh được nữa. Điều này tạo ra sức ép về tâm lý cho các ông, hệ thống thần kinh bị ức chế và dẫn đến chứng 'trên bảo dưới không nghe'.
Để khắc phục tình trạng bất lực, các bác sĩ khuyên nam giới nên khám nam khoa để xác định rõ nguyên nhân. Bệnh nhân có thể chỉ cần dùng thuốc và biện pháp tâm lý. Ngoài ra, bệnh nhân chịu khó luyện tập thể dục, đặc biệt bài tập co thắt vùng sàn chậu sẽ tạo ra phản ứng xuất tinh thuận lợi hơn. Đặc biệt, để tránh rơi vào tình trạng này, nam giới không nên kiềm nén xuất tinh.
Theo VNE
Những điều bất ngờ về 'chuyện ấy' " Chuyện ấy" là điều hoàn toàn tự nhiên nhưng lại ít được nhắc đến do là vấn đề sinh lý nhạy cảm. Dưới đây là một số điều kỳ lạ trong &'chuyện ấy' khiến bạn bất ngờ, theo menshealth. " Chuyện ấy" là một phương cách chữa bệnh nhức đầu hoàn toàn tự nhiên - Ảnh: Shutterstock " Chuyện ấy" làm tăng...