Chàng du học sinh Việt nổi tiếng trên báo chí Hungary
Khi được nhắc tên, điều khiến Hoàng Long hạnh phúc không phải là cá nhân nổi tiếng, mà là màu cờ Việt Nam xuất hiện trên khắp các trang báo và các kênh truyền hình Hungary.
Theo đánh giá của báo chí Hungary, nhiều ca sĩ trong và ngoài nước từng hát nhưng chỉ có một nghệ sĩ lớn tuổi người Hungary và Hoàng Long khiến khán giả rung động.
Hát opera truyền tải tình yêu Tổ quốc
Ninh Đức Hoàng Long (sinh năm 1991 tại Ninh Bình) là thí sinh nước ngoài duy nhất thi đỗ vào khoa Opera – Học viện Âm nhạc Liszt Ferenc của Hungary. Cậu nhận học bổng toàn phần của chính phủ Hungary chuyên ngành Biểu diễn opera cổ điển.
Tháng 7/2014, Hoàng Long xuất hiện nhiều trên báo chí nước bạn khi thể hiện ca khúc Hazám Hazám – Tổ quốc tôi. Thời điểm đó, tất cả các báo và các đài truyền hình tại Hungary đều đồng loạt đưa tin “Vietnami fiu enekes Hazam hazam” (Cậu bé Việt Nam hát bài Tổ quốc tôi) với lời ca ngợi “chắc chắn bạn sẽ nổi da gà khi nghe”.
Báo chí Hungary ca ngợi giọng hát 9X Việt &’sởn da gà’ “Một chàng trai trẻ người Việt Nam thể hiện trích đoạn Tổ quốc tôi, chắc chắn bạn sẽ nổi da gà khi nghe” – là lời ca ngợi của báo chí Hungary về Ninh Đức Hoàng Long.
Tiếp tục giữ phong độ, cuối năm 2015, Hoàng Long được Index – báo mạng lớn của Hungary giới thiệu bài hát “Hoàng đế “ngô” và ca ngợi “tuyệt vời”. Đây là ca khúc dễ thương, vui nhộn, nói về vị vua chăn cừu, đạt gần 100.000 chia sẻ trên mạng xã hội.
Hình ảnh quen thuộc của Hoàng Long khi xuất hiện trên báo chí chỉ giản dị với áo cờ đỏ sao vàng. Chàng du học sinh tâm sự, từ khi xa quê hương, tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu. Vì vậy, mỗi lần đi du lịch hay biểu diễn mà có khán giả là người ngoại quốc, Hoàng Long đều mặc áo cờ Tổ quốc.
Vì vậy, khi được báo chí nhắc tên, điều khiến cậu hạnh phúc nhất không phải là cá nhân nổi tiếng, mà là màu cờ Việt Nam xuất hiện trên khắp các trang báo và các kênh truyền hình. Mọi người bắt đầu nói về đất nước và con người Việt Nam.
Chàng trai kể lại: “Một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất đó phần biểu diễn của mình tại Hội nghị do Bộ Giáo dục Hungary tổ chức, trước đại diện sinh viên của 33 quốc gia khác nhau. Đây cũng là phần ngài Bộ trưởng Giáo dục Hungary yêu cầu gửi tặng ngài Thủ tướng khi ông bất ngờ tới dự. Chính ngài Thủ tướng hỏi: Bạn là sinh viên nước nào? Mình tự hào khi nói: Tôi đến từ Việt Nam”.
Được đánh giá là người thành công khi có giọng hát “chạm” đến trái tim khán giả. Ninh Đức Hoàng Long bày tỏ, cậu luôn dùng chính giọng hát, nỗ lực bản thân để truyền đạt tình cảm đến các bạn ngoại quốc. Khi họ có tình cảm với người biểu diễn, đồng thời họ cũng cảm mến đất nước Việt Nam.
Là 9X thuộc thế hệ năng động, có nhiều lựa chọn, thế nhưng Ninh Đức Hoàng Long lại đam mê opera – thể loại được đánh giá khó và ít khán giả trung thành. Nhưng Hoàng Long lại bị hấp dẫn từ chính sự đa dạng trong opera. Bởi opera có sự tham gia của các ca sĩ độc tấu, hợp xướng, dàn nhạc cùng với những loại hình nghệ thuật vô cùng đa dạng khác như ballet, mỹ thuật, diễn xuất của diễn viên.
Hoàng Long tâm niệm, tuổi trẻ năng động cần đón nhận những điều mới mẻ, nhưng không vì thế mà được phép quên đi những giá trị gốc. Nhạc truyền thống, nhạc cách mạng cũng giống như opera, là gốc gác của thanh nhạc, luôn cần có những người duy trì và gìn giữ. Chàng trai 9X quyết định theo đuổi opera – là con đường khá dài và nhiều chông gai.
Gắn bó với opera và quyết tâm trở về nước để góp phần đóng góp cho nghệ thuật nước nhà, Hoàng Long lạc quan, có thể đối với khán giả Việt, dòng nhạc này còn mới mẻ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ và trở về nước vào năm 2019, Long tự tin rằng opera đã có vị trí nhất định trong thị trường âm nhạc Việt.
Làm thêm 3 mùa Tết xa nhà
2016 là mùa Tết thứ ba Ninh Đức Hoàng Long xa Việt Nam. Không những thế, chưa năm nào cậu được đón tết tại Thủ đô Budapest, Hungary. Bởi đến lúc giao thừa, Long thường đi đến các thành phố khác biểu diễn. Ngoài ra, cậu dành thời gian tham gia sự kiện Tết cộng đồng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary. Đây là chương trình có quy mô lớn và quy tụ tất cả bà con Việt Nam tại Hungary.
Mùa Tết cũng là mùa chàng du học sinh đi biểu diễn, dành số tiền lo cho cuộc sống và đặt mục tiêu đưa bố mẹ đi du lịch Châu Âu.
Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, điều khiến Ninh Đức Hoàng Long nhớ nhất là ngày ông Công ông Táo, đêm giao thừa gia đình quây quần và sáng mùng một đi chùa cùng bố mẹ và em gái.
Tâm sự trong những ngày cuối năm, Hoàng Long chia sẻ: “Du học sinh chúng mình đi học tưởng chừng rất “sướng” nhưng cũng phải hy sinh rất nhiều. Xa gia đình, bạn bè, người thân yêu, một mình nơi xứ người cộng với áp lực học tập luôn rất cao”.
Video đang HOT
Hoàng Long bày tỏ, khó khăn lớn nhất của cậu đó chính là ngoại ngữ, bởi tiếng Hungary được xem là một trong 5 ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Ngoài ra, hiện Long còn theo học khóa tiếng Ý tại Viện Italia, Thủ đô Budapest, Hungary.
Chàng du học sinh Việt gửi lời nhắn nhủ, khi vào trường đại học, mọi sinh viên nước ngoài đều không có ưu ái. Vì vậy, du học sinh có thể viết sai ngữ pháp, nói không trôi chảy, nhưng quan trọng nhất cần phải có vốn từ vựng đủ để hiểu bài giảng của các giáo sư và giao tiếp với bạn bè.
Chat với Ninh Đức Hoàng Long
Sinh viên Học viện Liszt Ferenc Academy of Music (Hungary).
Sở thích: Đi du lịch, nấu ăn…
Châm ngôn sống: Luôn hướng về phía trước.
- Hạnh phúc nhất của Long khi đứng trên trên sân khấu là gì?
- Đó là những giọt nước mắt và tràng vỗ tay không ngớt họ dành cho mình.
- Có bố từng là nghệ sĩ, cũng là người từng không muốn Long theo học âm nhạc chuyên nghiệp vì thấu hiểu nỗi vất vả của người nghệ sĩ. Nhắc về bố, Long có kỷ niệm sâu sắc nào?
- Mình nhớ những tháng mùa hè oi bức hai bố con lên thủ đô để ôn thi vào trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương.
- Được biết, bạn gái của Long cũng đang theo học tại Hungary về âm nhạc. Phải chăng, âm nhạc là điều đã đã kết nối hai bạn?
- Cũng không hẳn là âm nhạc kết nối vì chưa bao giờ bọn mình hát cho nhau nghe cả. Tuy nhiên, nếu cả hai không học âm nhạc thì có lẽ không bao giờ đến được với nhau. Mình và bạn gái quen nhau ở cùng khu kí túc của sinh viên trường nhạc.
- Nếu tưởng tượng về một ngôi nhà hạnh phúc trong tương lai cùng âm nhạc, Long có thể kể lại bức tranh mình đang nghĩ?
- Mình cũng chưa chắc chắn sẽ cho con cái mình học âm nhạc. Nếu chúng có đam mê mình sẵn sàng. Mình không muốn áp đặt con cái như một số cha mẹ khác.
Theo Zing
Huyền Chip: 'Vụ ồn ào khi viết sách khiến tôi vào Stanford'
Huyền Chip chia sẻ, ở Đại học Stanford, cô không lo lắng trước câu hỏi "Học có gì thú vị?" mà quan trọng, có thời gian để học hay không?
Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) - cô gái thuộc thế hệ 9X đời đầu đang trên một hành trình mới.
Không Xách ba lô lên và đi theo cách liều "không còn gì để mất", Huyền Chip thấy mình may mắn khi được học trong môi trường giáo dục hàng đầu nước Mỹ. Huyền đang là sinh viên năm thứ hai, ngành Trí tuệ nhân tạo, Đại học Stanford.
&'Những ồn ào khiến tôi trưởng thành hơn'
- Tốt nghiệp cấp 3, khi viết Xách ba lô lên và đi, Huyền từng có quan niệm:"Việc học là quan trọng nhưng vào đại học chỉ là một lựa chọn". Bỏ vài năm để đi, viết và trải nghiệm, đến giữa năm 2014, tại sao Huyền lại lựa chọn ĐH Stanford trong khi việc học đại học bấy giờ đã khá muộn so với bạn bè đồng trang lứa?
- Tôi đến với Đại học Stanford khá may mắn. Xách ba lô lên và đi đã là những năm tháng đủ lâu cùng những trải nghiệm. Đến lúc nào đó, tôi cần ở một môi trường khác và lựa chọn học đại học.
Thời điểm tôi chọn Stanford là quyết định khá đột ngột nhưng đó cũng là ước mơ từ lâu.
Huyền Chip nhận danh hiệu Trợ giảng thân thiện tại Đại học Stanford. Ảnh: NVCC.
Quá trình nộp đơn vào các trường đại học tên tuổi của Mỹ thường khá trường kỳ nhưng tôi được nhận vào trường sau 3 tháng. Lúc đó là tháng 10, tôi chỉ còn gần 3 tháng để thi chuẩn hoá xét vào đại học SAT, viết luận... Tôi nghĩ mình không có đủ thời gian cho năm học kế tiếp nhưng vẫn thử và đã thành công.
Điều đặc biệt nhất trong hồ sơ của tôi có lẽ là những bài luận lớn, nhỏ đều viết về chủ đề sống khác biệt. Đó là cách trả lời câu hỏi tại sao tôi lại đi một cung đường vòng vo.
Một lý do khác nữa, tôi quyết định đi học sau những ồn ào về hai tậpXách ba lô lên và đi tại Việt Nam.
- Năm 2013 khi ra mắt hai tập Xách ba lên và đicủa Huyền, dư luận tranh cãi, người bảo vệ, kẻ ném đá về cuộc hành trình có hoàn toàn là sự thật hay nhiều phần hư cấu. Bây giờ khi nhìn lại, bạn thấy mình đã mất gì và được những gì?
- Tôi nghĩ mình không mất gì cả mà đã học được rất nhiều điều sau khi nhìn lại cuộc tranh luận. Bởi mọi người có cơ hội trải nghiệm việc một cô gái 22 tuổi trở thành tâm điểm của cơn bão truyền thông. Ngày đó, tôi khá trẻ con, hiếu thắng, cũng từng stress, thất vọng về chính những người mình coi là bạn...
Nếu sự việc quay lại một lần nữa, tôi nghĩ mình sẽ chín chắn, cười nhiều hơn.
Tôi cho rằng, mọi việc trở nên ồn ào bởi tôi là trường hợp điển hình để những quan niệm sống mâu thuẫn va chạm nhau.
Bài học lớn nhất tôi nhận ra chính là đôi khi không có người đúng, người sai mà là cách nhìn cuộc sống, niềm tin của mỗi người khác nhau. Bài học tiếp theo là dù có chuyện gì cũng nên nhìn bức tranh theo toàn cảnh, không nên để những mảng tối, sáng "lấn át" mình.
Sự khác biệt của giáo dục Việt Nam và Mỹ
- Đã là sinh viên năm thứ hai, Huyền có thể chia sẻ về trải nghiệm khi học tại Mỹ?
- Môi trường giáo dục Mỹ toàn diện hơn khi tạo ra những con người có nền tảng kiến thức xã hội rộng. Họ không chỉ học về Toán, Lý, Hóa mà còn am hiểu về Văn hóa, Chính trị, có khả năng về nghệ thuật và thể thao.
Huyền Chip trong chuyến đi mới nhất - khám phá Cuba. Ảnh: NVCC.
Stanford luôn đề cao tuyên ngôn về danh dự, được thể hiện trong việc học và đánh giá kết quả. Trước khi làm bài thi, học sinh sẽ ký vào bản cam kết không lừa dối, không quay bài. Đó là cam kết hai chiều, giáo sư tin sinh viên và ngược lại.
Vì vậy, không hề có gian lận ngay cả khi giáo sư không có mặt trong phòng thi. Điều này khác với giáo dục Việt Nam còn quá coi trọng đầu ra, ở Mỹ người ta quan tâm đến việc mình học được gì.
- Vậy điều gì khiến bạn bất ngờ nhất khi học ở đây?
- Đó là sự thân thiện của các giáo sư hàng đầu thế giới. Khi vào trường, tôi nghĩ những giáo sư sẽ rất bận rộn, họ không có thời gian trả lời email, thậm chí kiêu ngạo với sinh viên.
Nhưng ngay buổi học đầu tiên, tôi đã nhận được email của giáo sư yêu cầu gặp gỡ. Lúc bấy giờ, tôi rất sợ vì nghĩ đã làm sai điều gì nhưng thực sự, giáo sư đã lo lắng cho tôi sau khi theo dõi học bạ.
Ông không thấy quá trình tôi học các lớp tiền đề của môn Toán nâng cao nên dặn dò, có bất kỳ điều gì băn khoăn hãy hỏi ông và trợ giảng.
Cũng ở Stanford, tôi không lo lắng trước câu hỏi "Có gì học thú vị?" mà quan trọng, tôi thời gian để học hay không?
- Ngoài việc học chính tại trường, Huyền còn tham gia hoạt động nào?
- Tôi may mắn vì được nhận làm trợ giảng khi mới là sinh viên năm nhất về môn học Máy tính. Trước đó, tôi được đào tạo trong 4 tuần, trải qua các bước như nộp đơn, phỏng vấn, kiểm tra kỹ năng giảng dạy, truyền đạt kiến thức.
Lớp tôi có 400 học sinh, ngoài giáo sư còn có 40 trợ giảng sẽ làm các công việc đứng lớp, chấm bài và gặp sinh viên trao đổi.
- Trong một bài viết gần đây, Duệ Quách - người sáng lập Calm Clarity là một người Mỹ gốc Việt đã viết về Harvard và môi trường thượng lưu đã khiến cô có cảm giác cô lập. Để đưa ra kết luận: Harvard khi đó (và có thể đến tận bây giờ) là nơi bạn hoặc biết bơi hoặc sẽ chết chìm. Thế còn Đại học Stanford đối với Huyền?
- Tôi có một số người bạn ở Harvard, họ thường đăng hình ảnh sinh viên mặc vest đến trường. Nhưng ở Stanford rất ít gặp, thậm chí sinh viên thường đi dép lê, mặc áo thun.
Tôi chưa đến Hardvard bao giờ nên khó thể nói bao nhiêu % cảm nhận của chị Duệ Quách là do môi trường Harvard gây ra nhưng nhận định, đây không phải là môi trường chung của giáo dục Mỹ.
Tôi có thể hiểu tâm trạng của Duệ Quách, bởi để vào các trường nổi tiếng, phần lớn mỗi cá nhân đều được sinh ra trong gia đình trung lưu hoặc thượng lưu, được phát triển toàn diện từ nhỏ.
Ngày mới vào trường, tôi thấy bạn bè nói chuyện về việc có bằng lái máy bay, phi thuyền riêng khi mới 18, 19 tuổi, có những sinh viên thuộc gia đình giàu nhất thế giới như con gái đầu của Bill Gates.
Dẫu vậy, tôi không bao giờ cảm thấy điều này ảnh hưởng và làm phiền đến cuộc sống cá nhân. Ví như những người bạn quanh có thể rất giàu nhưng chúng tôi vẫn chia tiền ăn, taxi khi đi chung.
Nếu có, áp lực lớn nhất của tôi là Stanford có quá nhiều người giỏi, điều này khiến tôi luôn phải ép bản thân mỗi ngày thêm cố gắng.
Sẽ ra mắt sách về Stanford trong tháng 9
- Từ khi học Stanford, Huyền có hay Xách ba-lô lên và đi?
- Kỳ nghỉ đông năm nay tôi có đi Cuba và năm ngoái là Mexico. Tôi gặp khó khăn khi sống ở một nơi nào đó quá lâu. Nếu sau ngày tốt nghiệp cấp ba tôi chỉ ở lại đâu đó lâu nhất là hơn một tháng thì việc ở Stanford một năm rưỡi là rất dài, điều này làm mất đi những yếu tố bất ngờ trong cuộc sống.
- Một sinh viên của Stanford hiện tại khác gì với Huyền Chip trước kia? Những chuyến đi phải chăng cũng khác?
- Tôi nghĩ Huyền của bây giờ chín chắn hơn và bớt hiếu thắng hơn. Việc trải nghiệm du lịch cũng mang tâm thế khác. Nếu trước kia tôi đi theo cách rất liều "không có gì để mất" thì cuộc sống hiện tại cũng được bảo vệ hơn, tài chính ổn định hơn.
- Lâu nay, Huyền có tiếp tục viết sách không?
- Tôi đã và đang hoàn thiện cuốn sách về Stanford dự kiện sẽ ra mắt tại Việt Nam tháng 9 năm nay, về trải nghiệm cá nhân chứ không phải sách hướng dẫn du học.
- Đã là năm thứ hai đón Tết không ở Việt Nam, Huyền nhớ nhất diều gì?
- Tết là dịp những người con xa hướng về quê hương, tôi nhớ những phong bao lì xì, các loại mứt vào mỗi dịp Tết và các món ăn Việt.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT tuyển sinh ĐH về năng lượng nguyên tử tại Nhật Bản Triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử", Bộ GD&ĐT thông báo tuyển sinh đại học về năng lượng nguyên tử tại Nhật. Tổng số có 10 chỉ tiêu đi học đại học tại các cơ sở đào tạo về năng lượng nguyên tử ở Nhật Bản có ký thỏa...