Chẳng cần khản cổ giục giã hay ép con, làm theo những cách sau, trẻ sẽ đam mê học tập từ nhỏ
Con cái thành công là mơ ước của mọi cha mẹ. Nhưng để làm được điều đó trước tiên là phải truyền được đam mê học tập cho con cái.
Mỗi đứa trẻ có thái độ rất khác nhau đối với việc học tập. Một số có động lực phấn đấu rất lớn, một số khác để phát triển tự nhiên trong khi số còn lại thì thờ ơ và chỉ làm vừa đủ. Dù con bạn là đứa trẻ nào trong những nhóm trên thì bố mẹ vẫn hoàn toàn có thể tác động tích cực và truyền cho con niềm đam mê học tập thông qua các cách sau:
1. Cho trẻ thấy rằng bạn đánh giá rất cao việc học
Hãy làm gương và sớm cho trẻ biết rằng bạn đánh giá rất cao việc học hành của trẻ (Ảnh minh họa).
Hãy sớm cho trẻ biết rằng bố mẹ rất kỳ vọng về việc chúng đi học nghiêm túc và việc học của chúng được coi là ưu tiên hàng đầu. Khi chính bố mẹ thường xuyên và có chủ đích tìm hiểu và học hỏi một điều gì đó mới dù bằng cách đến lớp hay tự học thì đó cũng là cách để bạn xây dựng mô hình học tập suốt đời cho mình và con. Thông qua việc làm gương, bạn sẽ cho con thấy được rằng bạn đang đánh giá rất cao giá trị của việc học hành.
2. Giúp phát triển động lực nội tại của trẻ
Một trong những lý do khiến nhiều trẻ em thờ ơ với việc học đó là chúng không thấy có sự liên quan nào giữa việc học ở trường với cuộc sống của chúng ở hiện tại hay tương lai. Chính vì vậy, bất cứ khi nào có thể, hãy liên kết giữa việc học ở trường với những sở thích cá nhân của trẻ như công nghệ, mục tiêu trong tương lai, thể thao, động vật…
Video đang HOT
Bất kỳ khi nào trẻ thể hiện sự quan tâm đến nghề nghiệp, bạn hãy đặt ra cho trẻ những câu hỏi về các kỹ năng và kiến thức mà trẻ cần phải biết để làm được công việc đó hay trường đại học hay cao đẳng nào mà trẻ có thể vào để sau này tìm được một công việc như mong muốn. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra lý do cá nhân của bản và động lực nội tại của bản thân và tận tâm với việc học tập hơn.
Có rất nhiều thứ để trẻ học và hấp thụ ở khắp mọi nơi (Ảnh minh họa).
Việc học tập không chỉ diễn ra ở trong trường học, có rất nhiều thứ để trẻ học và hấp thụ ở khắp mọi nơi. Bố mẹ hãy là người đồng hành cùng con, vừa là giáo viên vừa là bạn học của con ngoài lớp học. Mẹ có thể dành nhiều thời gian cùng con trong bếp để học cách chế biến các món ăn. Bố có thể để con cùng sửa chữa mọi thứ trong nhà. Hãy làm việc cùng nhau, cùng làm cỏ, trồng cây trong vườn, cùng thực hiện các câu đố ghép hình, cùng lập bản đồ cho những chuyến đi du lịch. Hãy lôi con bạn ra khỏi màn hình máy tính, trò chơi điện tử và những chiếc ghế dài. Hãy để con bạn càng tham gia nhiều hoạt động và sử dụng nhiều giác quan càng tốt.
Trong quá trình tham gia cùng nhau, hãy khéo kéo xen vào những cơ hội để con bạn có thể dạy cho bạn điều gì đó cho dù là về thể thao, máy móc, thời trang, nghệ thuật hay ứng dụng… Đây chính là một cách học tập tốt nhất cho con. Thi thoảng, bạn hãy dành thời gian cùng con tham gia những chuyến đi về trong ngày như đến một viện bảo tàng, một di tích lịch sử hay một địa điểm nổi tiếng nào đó. Mỗi chuyến đi sẽ mang lại cả một kho tàng kiến thức cho trẻ và kích thích sự ham học, ham tìm tòi của chúng.
4. Lên kế hoạch cho những chuyến đi dài ngày
Một chuyến đi du lịch biển vài ngày có thể là trải nghiệm tuyệt vời cho trẻ (Ảnh minh họa).
Một chuyến du lịch dài ngày đi biển hay những khu vui chơi nổi tiếng thế giới là những trải nghiệm tuyệt vời vì đó là cơ hội cho trẻ khám phá thế giới. Hãy cùng con lập kế hoạch cho các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống trong suốt cả chuyến đi. Không giống như việc xem qua màn ảnh nhỏ, việc được đi thực tế, được nhìn bằng mắt sẽ giúp trẻ trải nghiệm và ghi nhớ rất lâu. Kiến thức thu lượm được từ một chuyến đi dài ngày đến các địa điểm nổi tiếng còn lớn hơn rất nhiều so với việc để trẻ ngồi nhà và đọc sách.
Trường học là nơi mà trẻ được học tập theo một chương trình và phương pháp cụ thể. Thế nhưng, việc học của trẻ không chỉ dừng lại ở trong trường, trẻ học mọi lúc, mọi nơi và đây chính là điểm mà bố mẹ có thể tác động vào để kích thích và phát triển tính tò mò, ham khám phá và tìm hiểu của trẻ. Khi trẻ được kích thích phát triển theo hướng này, trẻ sẽ ngày càng hào hứng và đam mê học tập hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Hiệu quả từ mô hình học tập "1+1"
Việc hỗ trợ, giúp đỡ học sinh chưa ngoan từng bước tiến bộ trong học tập được Ban giám hiệu (BGH) Trường THCS Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) và Ban Thường vụ (BTV) xã Đoàn quan tâm thông qua mô hình học tập "1 1" đã mang lại hiệu quả tích cực nhiều năm học qua.
ảnh minh họa
Theo đó, Trường THCS Phú Thuận B thí điểm mô hình "1 1" với cách thức: 1 em học sinh có thành tích học tập khá, giỏi (thường là lớp trưởng, lớp phó, ban chỉ huy Liên Đội) hỗ trợ, giúp đỡ 1 học sinh chưa ngoan. Mô hình giúp các em định hướng học tập, quản lý các em trong lớp học và có sự hỗ trợ kịp thời về vật chất lẫn tinh thần để các em học sinh chưa ngoan có động lực vượt lên trong học tập.
Trường hợp của em Nguyễn Minh Trí (lớp 8A3) là một minh chứng cho mô hình. Trước đây, Minh Trí ít tập trung trong học tập, về nhà hay đi chơi cùng bạn bè nên kết quả học tập chưa cao. Tuy nhiên, khi được áp dụng mô hình "1 1", cùng sự động viên, quan tâm của bạn bè, giáo viên chủ nhiệm và gia đình, em Trí đã có thành tích học tập tiến bộ.
Minh Trí cho biết: "Ở nhà, em dành khoảng 1 tiếng vào buổi tối để ôn tập các môn Toán, Ngữ văn, Hóa. Trước khi đến lớp thì chuẩn bị tốt bài tập. Vào lớp, những vấn đề chưa hiểu thì hỏi bạn bè. Về nhà cân đối thời gian đi chơi với việc học nên kết quả học tập tiến bộ".
Ngoài việc nhắc nhở của BGH nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thì vai trò của Ban cán sự lớp là rất quan trọng trong việc hỗ trợ giúp đỡ những bạn chưa tiến bộ, chưa ngoan cùng học tập, ví dụ như động viên các bạn mạnh dạn phát biểu xây dựng tiết học tốt, tham gia các phong trào do trường, lớp phát động.
Em Nguyễn Văn Khởi - lớp trưởng lớp 8A3 - cho biết thêm: "Em thường giải thích và giúp đỡ bạn khi bạn cần. Đối với những bài tập thầy cô giao, bài nào bạn không hiểu thì em giải thích, làm mẫu để các bạn hiểu. Riêng bạn Trí thì kết quả học tập gần đây có tiến bộ hơn. Bạn đã tích cực phát biểu xây dựng bài trong giờ học và tham gia tốt phong trào của trường".
Ngay từ đầu năm học, BTV xã Đoàn đã triển khai đến các Liên Đội trường thực hiện tốt công tác hỗ trợ, giáo dục học sinh chưa ngoan, trong đó, chú trọng phối hợp các mối liên kết gia đình, nhà trường và xã hội. Tại các điểm trường thì BGH, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm cùng phối hợp triển khai trong các buổi chào cờ đầu giờ, các buổi sinh hoạt lớp, ngoại khóa.
Năm học 2016 - 2017, Trường THCS Phú Thuận B có 12 em học sinh chưa ngoan nhưng đến cuối năm thì đều tiến bộ, nhiều em còn được khen thưởng của trường, lớp về thành tích học tập tốt.
Thầy Bùi Thanh Hải - Giáo viên Tổng phụ trách Đội cho biết: "Căn cứ kế hoạch giữa nhà trường và Hội đồng đội huyện, ngay từ đầu, chúng tôi đã tiến hành rà soát lại số học sinh chưa ngoan, tìm hiểu và vận dụng cách làm khác nhau để giúp đỡ hỗ trợ các em. Tùy trường hợp cụ thể mà có phương thức hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của BGH nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và Liên đội trường mà mô hình "1 1" đã mang lại hiệu quả cao".
Theo Giaoducthoidai.vn
8 dấu hiệu không như 'ngôn tình' nhưng cho thấy chàng thật sự yêu bạn Đôi khi phụ nữ vì mải mơ về những "soái ca ngôn tình" mà không nhận ra người đàn ông bên cạnh tuyệt vời và yêu mình sâu sắc đến thế nào... Tình yêu được khắc họa trên màn ảnh và trong những cuốn sách lãng mạn khiến nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng: Khi một người đàn ông yêu chân thành,...