“Chân trời trắng” có xúc phạm ngành Y?
Sau khi bộ phim Việt này lên sóng VTV3, nhiều ý kiến cho rằng nó đang “xúc phạm”, “ bóp méo”, “ bôi xấu” ngành Y…
Sau vụ “clip sex” bị hiểu lầm của diễn viên Việt Anh được lấy từ “ Chân trời trắng”, bộ phim về sinh viên trường Y này đang được nhiều khán giả “săn đón”, và xung quanh nó cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Bị “ném đá” tơi tả
“Chân trời trắng” dài 38 tập, được xây dựng dựa trên tiểu thuyết “Màu trắng không im lặng”của Phan Cao Toại. Phim có nội dung xoay quanh cuộc sống, công việc và học tập của các sinh viên trường Y với đầy đủ những mảng màu sáng, tối.
Tuy nhiên, sau khi bộ phim phát sóng, trên các diễn đàn mạng đã xuất hiện rất nhiều lời trỉ trích, mà đa phần là của sinh viên trường Y cho rằng bộ phim này đang “xúc phạm”, “bôi xấu”, “bóp méo” ngành y nói chung và sinh viên trường Y nói riêng.
Bộ phim này đang bị tố “xúc phạm ngành Y”
Sở dĩ xuất hiện những lời trỉ trích nặng nề này là do bộ phim đã xây dựng nhiều hình ảnh sinh viên trường Y bị cho là “sai thực tế”. Như chuyện sinh viên nam mới lên thành phố học đã biết đi karaoke, cặp kè gái mại dâm (nhân vật Cường), sinh viên nữ không lo học mà suốt ngày đi spa, làm đẹp, thậm chí cặp kè giảng viên, đua đòi, học làm sang (nhân vật Hồng). Bên cạnh hàng loạt những hạt “sạn” trong phim như chuyện sinh viên năm nhất đi học cầm sách của sinh viên năm 2, 3 sinh viên trường Y mà la hét như trẻ lên 10 khi nhìn thấy xác chết bác sĩ mặc áo blouse không cài cúc… hoặc lên án những đoạn thoại trong phim như việc sinh viên tuyên bố “Xác chết chỉ là khúc gỗ”…
Nhưng khen cũng không ít
Bị “ném đá” tơi tả là thế, nhưng bộ phim này cũng nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả. Nhân vật chính của phim là Hà, một cô bé xuất thân từ chốn quê nghèo, cùng chị gái là Hồng, quyết tâm thi đỗ trường Y để nối nghiệp mẹ. Tin vui là đỗ đại học, nhưng tin buồn là gia đình quá khó khăn, hai chị em lên thành phố học trong cảnh thiếu thốn, phải tiết kiệm từng đồng chi phí.
Trong khi Hà cố gắng vươn lên, khắc phục khó khăn để học tốt thì Hồng lại quá khao khát vươn tới cuộc sống của giới thượng lưu trong xã hội. Hồng không lo học hành, chỉ lo chăm chút bản thân, làm đẹp và nhanh chóng sa ngã.
Bên cạnh hai chị em Hà – Hồng, phim còn xoay quanh câu chuyện của các sinh viên khác, mỗi người một tính cách, một số phận. Đó là Huy, một sinh viên giỏi nhưng bị ám ảnh bởi nỗi lo bạc tiền do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn là Cường, cậu sinh viên đỗ á khoa nhưng do đua đòi, ham kiếm tiền mà rơi vào con đường tù tội là Sính, chàng công tử bột tưởng là hạnh phúc nhưng lại luôn bị áp lực từ phía người mẹ thành đạt của mình là Vân, cô bé ngoan ngoãn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống…
Video đang HOT
Nhiều khán giả đã bày tỏ sự cảm động khi chứng kiến câu chuyện của Huy, vì lo kiếm tiền để cứu người cha bệnh nặng mà sinh ra tâm thần, đồng thời cũng xúc động trước tấm lòng của thầy Quỳ dành cho các sinh viên. Trái ngược với Thắng, một người thầy có tài nhưng không có tâm, lại thêm dục vọng đầy “bệnh hoạn”, thầy Quỳ là một hình mẫu của tấm lòng tận tâm, hết lòng vì sinh viên. Nhận ra Huy bị bệnh, thầy đã chủ động đưa cậu đi chữa, đồng thời chăm lo cho cậu như chính con ruột của mình. Biết Hồng sợ xác chết, thầy cũng động viên và giải tỏa áp lực cho cô bằng thái độ gần gũi, chân thành, để giúp cô tiếp tục học tập…
Nhiều khán giả cho rằng, tình tiết phim cũng khá hấp dẫn, đủ những nút thắt mở, cao trào, kịch tính… thu hút họ. Về diễn xuất của diễn viên, ngoài một số diễn viên trẻ diễn xuất còn “non” thì các diễn viên có nghề như Kim Oanh, Việt Anh đều diễn rất tròn vai. Hoặc cũng là diễn viên trẻ nhưng Diệp Anh (vai Hà) cũng đã để lại nhiều dấu ấn với một vai diễn nhiều cảm xúc, hay Phùng Thu Huyền (vai Hồng) đã lột tả thành công hình ảnh một cô sinh viên đua đòi, vô tâm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình…
Diễn viên trẻ Diệp Anh vào vai Hà
Phùng Thu Huyền vào vai Hồng
Nên nhìn từ hai phía
Khi “Chân trời trắng” bắt đầu bấm máy, các nhà làm phim tuyên bố: “Đây sẽ là bộ phim phản ánh những mảng sáng, tối của ngành y, là góc nhìn thẳng thắn về vấn đề nhức nhối liên quan đến lương tâm, đạo đức cũng như lối sống thực dụng ở một bộ phận sinh viên trường Y nói riêng và ngành y nói chung”.
Như vậy, nếu tính đến thời điểm này, có thể nói bộ phim đã làm được những điều mà trước đó đoàn làm phim từng cam kết. Nếu nói “Chân trời trắng” là một bộ phim hay 100% thì không hẳn, nhưng cũng không nên vì bộ phim nêu lên hiện trạng tha hóa của “một – bộ – phận” sinh viên trường Y mà quy chụp nó vào những từ nặng nề như “xúc phạm”, “bôi xấu” hay “bóp méo” toàn bộ ngành y. Bởi ai cũng biết, ở đâu cũng có cái tốt đi đôi với cái xấu, không có thứ gì là hoàn hảo. Câu chuyện sinh viên đua đòi, hám lợi, chạy theo lợi ích trước mắt mà sa ngã đâu phải bây giờ mới có? (dù có là sinh viên Y hay sinh viên trường nào đi chăng nữa).
Thêm nữa, trong phim, ngoài những sinh viên và cả giảng viên tha hóa, mất đạo đức, thì vẫn còn có những tấm gương sáng, biết vươn lên trong cuộc sống như Hà, như Vân, như thầy Quỳ. Hay phải chăng vì quá chú ý đến cái xấu mà nhiều người đã quên đi những cái tốt, và còn là cái trọng tâm này?
Còn câu chuyện “sạn” nhặt mỏi tay mà không hết thì có lẽ cũng là điều không tránh khỏi. Ngay cả đến “bom tấn” Hollywood mà còn có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm hạt sạn trong một tập phim thì nói gì đến một bộ phim truyền hình Việt dài tập?
Bộ phim phản ánh cả những mảng sáng, tối trong cuộc sống
Nói vậy cũng không phải để bênh vực 100% cho “Chân trời trắng”, bởi không khó để nhận ra bộ phim này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Trước tiên là ở kịch bản phim còn nhiều lỏng lẻo và chưa hợp logic. Ngoài những hạt “sạn” mà nhiều khán giả đã phản ánh, có thể chỉ ra nhiều trường hợp nữa. Ví dụ đầu tiên là việc xây dựng hình ảnh hai cô gái quê ra thành phố là Hà và Hồng. Sự “lơ ngơ” một cách quá đáng của hai cô gái này là điều phi logic. Đơn cử như việc hai cô lần đầu vào nhà Huy ăn cơm, được ăn trứng vịt lộn, lúc ra về còn tấm tắc khen: “Ngon thật! Không phải lúc nào bọn em cũng được ăn trứng vịt lộn như thế này đâu”(?).
Hoặc câu chuyện nhân vật Cường theo Sính vào quán karaoke và quen được cô “cave” tên Huệ – một cô gái trẻ có ước mơ học đại học nhưng do hoàn cảnh khó khăn phải đi làm “gái”. Chỉ sau một lần gặp gỡ mà Cường và Huệ đã yêu nhau, thậm chí lại có cả màn “cầu hôn” giả trước mặt mọi người đầy “tức cười”. Nói là tức cười vì trước màn “cầu hôn” này, nhân vật Sính đã “diễn thử” với Huệ (cũng trước mặt mọi người) để Cường sau đó làm theo y hệt.
Cảnh Cường “cầu hôn” Huệ trước mặt mọi người
Hoặc cảnh người mẹ phải bán lợn để lấy tiền lo cho hai cô con gái đi học đại học. Chỉ vì thế mà hai cô con gái thương mẹ, khóc nức nở khiến nhiều khán giả băn khoăn vì câu chuyện “bán lợn” ở nông thôn chẳng phải chuyện gì to tát và “nuôi lợn không để bán thì để làm gì?”… Thậm chí có khán giả còn góp ý, nhà làm phim nên để bà mẹ bán thứ gì đó có giá trị và ý nghĩa hơn như bán nhẫn cưới hay bán một kỷ vật quan trọng nào đó thì cảnh ba mẹ con ôm nhau khóc có lẽ hợp lý hơn.
Bên cạnh khâu kịch bản thì lời thoại và cách diễn của nhiều nhân vật vẫn còn nhàm chán. Câu chuyện “kịch hóa” phim truyền hình Việt vẫn đang được tiếp tục trong “Chân trời trắng” bởi nhiều đoạn, diễn viên đối thoại với nhau như đóng kịch, cách nói gượng gạo, khô cứng và thiếu sức sống.
Theo TTVN
Phim 'Chân trời trắng' bị khán giả tố xúc phạm ngành y
"Chân trời trắng là phim tệ hại và bịa đặt về ngành y, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của sinh viên nói riêng và các y bác sĩ nói chung" - một y tá bức xúc.
Bộ phim Chân trời trắng (đạo diễn Phạm Gia Phương - Nguyễn Đức Hiếu, đang phát sóng trong chương trình Rubic của kênh VTV3, 14h30 thứ 7 và chủ nhật hằng tuần) đang vấp phải phản ứng từ khán giả. Nhiều người cho rằng phim bóp méo về sinh viên trường y và cả ngành y.
Chân trời trắng được giới thiệu là một bộ phim "nói thẳng, nói thật" về lối sống thực dụng của một bộ phận sinh viên trường y, nhưng trên hết vẫn là đề cao những cống hiến thầm lặng, hy sinh của những người mặc áo blouse trắng. Tuy nhiên, những gì thể hiện trên màn ảnh đã không nhận được sự đồng cảm của một số khán giả.
Bắt đầu từ chuyện đậu đại học y của Hồng và Hà, phim kể lại cuộc hành trình của hai chị em trên giảng đường với hàng loạt những biến cố, va vấp ở trường đại học.
Cảnh phim Chân trời trắng"
Theo nhiều khán giả, đạo diễn phim khai thác khá nhiều nhân vật với hoàn cảnh, đường đi, lối rẽ khác nhau nhưng lại tham lam chi tiết trong cách kể dông dài khiến phim trở nên rề rà, tẻ nhạt. Không chỉ vậy, khán giả Trâm Anh - một y tá Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: "Chân trời trắng là phim tệ hại và bịa đặt về ngành y, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của sinh viên trường y nói riêng và các y bác sĩ nói chung".
Trên mạng xã hội cũng xuất hiện hàng loạt ý kiến phản đối phim trên vì "vớ vẩn, bôi bác, không chân thực".
"Thật không hiểu sao lại có thể sản xuất ra bộ phim với nội dung như vậy? Học tập gần 3 năm trong trường mà mình chưa từng được chứng kiến hiện tượng nào như mấy kiểu sinh viên trong phim, đúng là bôi bác sinh viên y... Sinh viên y chả có mấy cái kiểu phấn son kinh khủng, đã thế làm phim về sinh viên y mà chẳng chịu tìm hiểu xem chương trình học thế nào, đùng cái cho sinh viên năm thứ nhất ôm sách sinh viên năm 3, 4 đi học!" - một khán giả bực tức.
Câu nói của nhân vật Huy (diễn viên Mạnh Trường) - khi các thành viên trong lớp có phần lo sợ khi lần đầu tiên học với xác chết: "Xác chết cũng chỉ là một khúc gỗ thôi!" được cư dân mạng cho là câu nói "gây tổn thương và xúc phạm nhất" đối với sinh viên và cả ngành y.
"Làm sao có thể đưa câu thoại ấy vào trong phim được chứ? Thật là báng bổ, không biết trân trọng những con người cao cả đã hiến mình cho y học. Chúng tôi mỗi lần được học với xác là đều rất mong mỏi, chờ đợi để được khám phá, học để cứu người chứ có phải là trò chơi đâu mà phim để cho nhân vật nữ sợ hãi, khóc lóc, õng ẹo rồi đòi về nhà? Rồi lại còn có chuyện cho biết danh tính của người hiến xác nữa, làm gì có chuyện các thầy lại tiết lộ như thế?" - một ý kiến khác bày tỏ.
"Mặc áo phanh cúc, xỏ tay vô túi" của các thầy cô là những hành động bị phản ứng trên phim
Chưa kể: "mặc áo blouse mà không cài cúc là bị đuổi cổ ra khỏi trường, vậy mà trong phim thầy cô gì mặc áo cứ phanh hết cả cúc ra, đi nghênh ngang rồi lại có kiểu xỏ tay vào túi..." - những tiểu tiết nhỏ cũng không tránh khỏi sự phán xét của khán giả. Thêm vào đó, "sinh viên y mà tối ngày cứ ham chơi, mê spa thì có nước ra trường làm lang băm"...
Chân trời trắng được chuyển thể từ tiểu thuyết Màu trắng không im lặng của bác sĩ Phan Cao Toại. Những góc tối sáng của ngành y đều được phơi bày, sức khốc liệt của nó còn ở hình ảnh nhân vật Thắng - giáo sư được mệnh danh là "bàn tay vàng" của trường y nhưng có lối sống bệnh hoạn, dụ dỗ sinh viên¸ cho uống thuốc sẩy thai rồi thẳng tay ruồng rẫy để bắt đầu một cuộc phiêu lưu tình ái khác...
Phim có nhiều cảnh nóng
Một bộ phận sinh viên trường y sống thực dụng, ăn chơi đua đòi, một bộ phận giáo viên trường y sa ngã làm lệch lạc các chuẩn mực đạo đức. Hẳn nhiên, trong bất kỳ ngành ghề nào cũng có những mặt trái của nó, sẽ là quy chụp nếu nói rằng phim đã xây dựng những nhân vật không điển hình, làm ảnh hưởng đến sinh viên Y và các y bác sĩ. Nhưng những gì phim thể hiện trong gần một nửa chặng đường, khán giả chỉ thấy những mặt sai lệch, thiếu chân thực nên Chân trời trắng đã không nhận được sự chia sẻ của số đông.
Theo NLĐ
Khán giả muốn "chém" biên kịch vì phim quá dở Không phải xa lạ, đấy chính là bộ phim "Chân trời trắng" - "thủ phạm" chứa đoạn clip nóng của Việt Anh gây xôn xao dư luận vào ngày hôm qua. Sau "sự cố" bị hiểu nhầm cảnh phim là đời thực của Việt Anh, bộ phim truyền hình Chân trời trắng nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả. Tuy...