Chấn thương mắt do làm nông có thể gây mù
Chấn thương mắt do làm nông khá thường gặp ở các vùng nông thôn, đặc biệt là trong những vụ gặt, do hạt thóc bắn khi tuốt lúa, lá lúa quệt hoặc côn trùng bay vào mắt,… gây tổn thương giác mạc, từ đó gây viêm loét giác mạc.
Đây là một bệnh nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng thủng giác mạc, viêm nội nhãn và có thể phải bỏ nhãn cầu. Khi bệnh khỏi sẽ đển lại sẹo giác mạc làm thị lực của người bệnh bị giảm trầm trọng và có thể dẫn đến mù lòa.
Giác mạc là mô trong suốt, không có mạch máu nằm phía trước của lớp vỏ ngoài nhãn cầu. Nếu ví con mắt như một cái máy ảnh, thì giác mạc là một thấu kính quan trọng trong hệ thống quang học của máy ảnh đó.
Giác mạc chiếm đến 2/3 lực khúc xạ của mắt, vì vậy những tổn thương trên giác mạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Giác mạc được bảo vệ bởi lớp tế bào biểu mô phủ lên trên bề mặt, ngăn các yếu tố gây bệnh không xâm nhập được vào giác mạc.
Khi bị chấn thương nông nghiệp, lớp tế bào biểu mô bảo vệ giác mạc bị tổn thương, đồng thời các vi sinh gây bệnh, đặc biệt là nấm từ hạt thóc, lá lúa, côn trùng,… sẽ nhiễm vào gây viêm loét giác mạc, đây là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bị viêm loét giác mạc, người bệnh sẽ thấy mắt bị cộm chói, đau nhức, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, mắt đỏ và sưng nề, rất khó mở mắt. Thị lực người bệnh giảm nhiều, trường hợp nặng mắt chỉ còn cảm nhận được ánh sáng. Khám mắt sẽ thấy: mi và kết mạc phù nề, trường hợp nặng có thể gây sụp mi mắt. Trên giác mạc có một ổ loét. Tùy nguyên nhân mà ổ loét có đặc điểm khác nhau. Nếu loét giác mạc do vi khuẩn: ổ loét có ranh giới không rõ, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại tử bẩn.
Nếu loét giác mạc do nấm: ổ loét ranh giới rõ, bờ gọn thường có hình tròn hoặc bầu dục, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại tử dày, đóng thành vảy gồ cao, bề mặt vảy khô ráp và khó bóc. Nếu loét giác mạc do Acanthamoeba (amíp): ổ loét giác mạc thường kèm theo áp- xe giác mạc hình vòng. Giác mạc xung quanh ổ loét bị mờ đi (do thâm nhiễm các tế bào viêm và dịch). Tiền phòng mắt có thể có ngấn mủ.
Điều trị thế nào?
Video đang HOT
Loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị, nhất là khi bệnh nhân đến khám muộn khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Việc điều trị bệnh viêm loét giác mạc có thể kéo dài hàng tháng gây tốn kém, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và đôi khi ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Bệnh viêm loét giác mạc có thể gây nhiều biến chứng.
Tăng nhãn áp là một biến chứng thường gặp, khi đó áp lực trong mắt tăng cao hơn bình thường, người bệnh đau nhức nhiều, nếu kéo dài có thể làm teo thị thần kinh và người bệnh mù vĩnh viễn. Loét giác mạc có thể gây viêm nội nhãn, tức là nhiễm trùng lan tỏa ra phần sau nhãn cầu, đây là một biến chứng nặng khó điều trị bảo tồn được nhãn cầu và có thể gây teo nhãn cầu.
Loét giác mạc nếu không được điều trị đúng và kịp thời ổ loét có thể lan rộng và xuống sâu gây thủng giác mạc, trường hợp nặng có thể phòi tổ chức nội nhãn và phải phẫu thuật để bỏ mắt. Một biến chứng hiếm gặp là gây nhãn viêm giao cảm cho mắt bên kia làm cho mắt lành cũng bị viêm và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực.
Với các trường hợp viêm loét giác mạc dù nhẹ, khi điều trị khỏi đều để lại sẹo làm mất tính trong suốt của giác mạc, ảnh hưởng đến chức năng quang học của giác mạc và người bệnh bị giảm thị lực, trường hợp nặng, sẹo dày, mắt bệnh nhân có thể chỉ còn nhận biết được ánh sáng. Khi điều trị khỏi sẽ để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực vĩnh viễn.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi bị chấn thương nông nghiệp gây viêm, loét giác mạc, người bệnh phải đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời.
Nếu điều trị nội khoa bằng thuốc không hiệu quả hoặc trong những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật ghép giác mạc điều trị, với mục đích thay thế giác mạc bệnh lý bằng mô giác mạc lành từ người hiến.
Người bệnh tuyệt đối không được mua thuốc tại các hiệu thuốc để tự điều trị. Hiện nay, tại các hiệu thuốc có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid được bán tràn lan.
Nếu người bệnh bị viêm loét giác mạc, đặc biệt là do nguyên nhân nấm mà dùng những thuốc này sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng và gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Hơn nữa sẽ làm chậm thời gian được điều trị thuốc đặc hiệu làm cho bệnh nặng thêm.
Để phòng viêm loét giác mạc do chấn thương nông nghiệp, người dân cần phải đeo kính bảo hộ mắt khi làm việc như gặt, tuốt lúa, tỉa cây,… để tránh chấn thương mắt gây tổn thương giác mạc. Khi bị chấn thương, tuyệt đối không day giụi mắt hay tự nhỏ thuốc vào mắt, có thể chỉ dùng nước muối sinh lý loại tra mắt để tra rửa mắt trong khi chờ khám bác sĩ chuyên khoa.
Viêm loét giác mạc nhiễm khuẩn: Nguy cơ cao gây mù lòa
Viêm loét giác mạc nhiễm khuẩn là một trong những bệnh hay gặp ở nước ta - thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, đặc biệt hơn là nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Viêm loét giác mạc thường để lại hậu quả nặng nề gây mù lòa, thậm chí phải bỏ nhãn cầu...
Mới đây nhất là bệnh nhân (BN) 47 tuổi tại Quảng Ninh bị mảnh vôi vữa bắn vào mắt trái gây đau, cộm mắt nhưng do chủ quan nên bị loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh tấn công, đối diện nguy cơ thủng giác mạc.
Nguyên nhân gây viêm loét giác mạc nhiễm khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh được xếp thành 4 nhóm chính, đó là: vi khuẩn: các loại vi khuẩn gram ( ) hay gặp như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, các loại vi khuẩn gram (-) như trực khuẩn mủ xanh...; Nấm - các loại nấm sợi là chủ yếu aspergillus, furasium, cephalosporum. Virus (chủ yếu thuộc họ Herpes): H.simplex type 1, H. varicell-zoster; Ký sinh trùng: acanthamoeba, nocardia.
Điều kiện thuận lợi khiến mắc viêm loét giác mạc nhiễm khuẩn đó là chấn thương mắt: thường sau các vi chấn thương, bản thân người bệnh không để ý hoặc không biết, sau khi bụi vào mắt, nước bẩn vào mắt, kể cả nước mưa. Đặc biệt, các chấn thương từ nông nghiệp như hạt thóc, rơm rạ, lá cây... rất hay gây viêm loét giác mạc.
Các bệnh lý sẵn có tại mắt như: lông siêu, lông quặm, hở mi do liệt dây thần kinh số VII, khuyết mi sau mổ u mi... Bệnh lý kết giác mạc như sẹo giác mạc, sạn vôi, khô mắt, mất cảm giác giác mạc.
Trên một số cơ địa bệnh lý toàn thân đặc biệt như: suy dinh dưỡng thiếu vitamin A ở trẻ em, hội chứng suy giảm miễn dịch, bệnh lý chuyển hóa như bệnh đái tháo đường..
Các phương pháp điều trị không đúng, lạm dụng thuốc: Các phương pháp điều trị dân gian không khoa học như đắp lá, đắp ếch nhái vào mắt có thể gây viêm loét giác mạc. Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh và thuốc chống viêm nhóm corticoid là một nguy cơ cao gây viêm loét giác mạc (hiện nay, các chế phẩm tra mắt có chứa thành phần corticoid chưa được kiểm soát chặt chẽ).
Hình ảnh loét giác mạc.
Dấu hiệu nhận biết
Sau khi bị chấn thương mắt 1-2 ngày, BN có thể thấy mắt cộm, kích thích chảy nước mắt, chói mắt khi ra nắng, nhìn mờ.
Người bệnh nhìn mờ tăng dần, một số trường hợp nhìn mờ nhanh chóng kèm theo mắt đau nhức nhiều, thậm chí thị lực chỉ còn phân biệt được sáng - tối.
Khám bệnh có thể thấy mi mắt sưng nề, mắt đỏ do kết mạc cương tụ mạnh, giác mạc mất tính trong suốt, có ổ loét hoặc ổ viêm mờ đục, có thể ít hoặc nhiều xuất tiết mủ, bờ ổ loét có thể trong đều hoặc nham nhở tùy nguyên nhân, có thể thấy thâm nhiễm sâu trong nhu mô giác mạc hay mủ tiền phòng. Một số trường hợp nặng có thể có biến chứng thủng giác mạc, phòi tổ chức nội nhãn.
Khi đáp ứng điều trị, viêm loét giác mạc để lại sẹo giác mạc, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà gây mờ mắt ở các mức độ khác nhau: nhẹ có thể là sẹo như màng khói, nặng thường là sẹo dày trắng đục, kèm theo tăng nhãn áp.
Trong trường hợp diễn biến nặng, viêm loét giác mạc gây thủng giác mạc, viêm loét toàn bộ giác mạc, viêm nội nhãn hoặc viêm toàn nhãn.
Điều trị và phòng bệnh
Cần xác định nguyên nhân gây viêm loét giác mạc để điều trị. Nguyên tắc là dựa vào nuôi cấy kháng sinh đồ để điều trị đúng tác nhân. Trong thực hành điều trị, bác sĩ tại bệnh viện mắt sẽ dựa vào hình thái tổn thương để điều trị sớm cho BN.
Cần nâng cao ý thức phòng bệnh viêm loét giác mạc vì đây là một bệnh nặng gây mù, ngay cả khi điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề.
Khi bị bụi hoặc nước bẩn vào mắt có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day dụi mắt; nếu không được, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để lấy bụi, gắp dị vật và dùng thuốc điều trị các tổn thương giác mạc.
Thuốc kháng sinh nhỏ mắt cần được thầy thuốc kê đơn, người bệnh không tự mua. Các thuốc mắt có chứa corticoid phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng vẫn cần phải theo dõi.
Trẻ em cần đảm bảo ăn uống đủ chất, uống thêm vitamin A như khuyến cáo của ngành y tế để tránh bệnh khô mắt, loét giác mạc do thiếu vitamin A. Các bệnh lý tại mắt cần phát hiện và điều trị kịp thời.
Phẫu thuật đục thể thuỷ tinh: Nhiều người bệnh đến viện khám khi đã muộn Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam tuy nhiên với sự tiến bộ của Y học, bệnh nhân sẽ được điều trị khỏi nếu đi khám sớm và phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân đến...