Chán thành phố, người trẻ Hàn Quốc ‘về quê nuôi cá và trồng thêm rau’
Thay vì cạnh tranh khốc liệt để có được việc làm ở thành phố lớn, nhiều người trẻ xứ kim chi chọn quay về nông thôn lập nghiệp với nhiều hứa hẹn.
Trong khi nhiều bạn bè “vật vã” để tìm được một vị trí tại các công ty, tập đoàn lớn, Jeong Kang-seok lại chọn cho mình một lối đi khác sau khi tốt nghiệp đại học.
Thay vì “rải” CV khắp nơi, chàng trai 25 tuổi từ bỏ phố thị xô bồ, về quê lập nghiệp với trang trại.
“Điều tôi thích nhất ở vùng nông thôn là có thể thoát khỏi sự ồn ào của thành phố. Nếu làm việc chăm chỉ, tôi nghĩ mình có thể có cuộc sống ổn định”, Kang-seok nói.
Hiện anh trồng dưa hấu tại một thị trấn nhỏ ở huyện Gurye, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc.
Tốt nghiệp năm 2017, Kang-seok bắt đầu làm trang trại một năm sau đó. Dù chưa có nhiều lợi nhuận, anh tạm hài lòng với công việc và còn lấy tên mình đặt cho loại dưa đem bán ra thị trường.
“Cha tôi là một nông dân, ông không muốn con trai tiếp tục theo nghề này vì vất vả. Tuy vậy, ông đã ủng hộ quyết định của tôi khi nhận ra tôi đang chân thành theo đuổi giấc mơ của mình”, anh chia sẻ.
Thời gian gần đây, những người trẻ từ bỏ cuộc sống cạnh tranh ở thành phố để về quê lập nghiệp như Jeong Kang-seok không hiếm.
Zing.vn trích dịch bài viết trên Yonhap về xu hướng rời đô thị, về quê làm kinh tế của một bộ phận người trẻ xứ kim chi.
Nhận được nhiều hỗ trợ
Tại Hàn Quốc, các công việc liên quan đến nông nghiệp được xem là đem lại ít lợi nhuận và được trả lương thấp, phần lớn bắt nguồn từ việc ngành này phải chịu nhiều rủi ro, từ thời tiết đến giá cả thị trường biến động.
Vì sự bấp bênh này, nhiều người trẻ ở nông thôn tìm đến các thành phố lớn để kiếm việc ổn định. Tuy nhiên, xu hướng này đang dần đảo chiều, khi ngày càng có nhiều người trẻ trong độ tuổi 20-30 tìm về nông thôn lập nghiệp.
Ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc về quê lập nghiệp.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc, trong năm 2017, khoảng 500.000 người Hàn Quốc đã chọn định cư tại các vùng quê, một nửa trong số này có độ tuổi từ 39 trở xuống. Con số này bao gồm những người làm nông nghiệp và cả các ngành nghề khác.
Ở Hàn Quốc, những người trẻ như Kang-seok được coi là tương lai của ngành nông nghiệp trong bối cảnh dân số già hóa nhanh chóng ở khu vực nông thôn. Những người như anh cũng được chính phủ hỗ trợ, tạo điều kiện để theo đuổi các ý tưởng nông nghiệp của mình.
Hiện, chính phủ Hàn Quốc cho các nông dân trẻ đủ điều kiện, từ 18 đến 40 tuổi số tiền trợ cấp lên đến một triệu won (khoảng 850 USD) mỗi tháng trong 3 năm đầu định cư.
Bên cạnh đó, những người mới vào nghề có thể được hỗ trợ trong việc thuê đất nông nghiệp và tham gia các khóa đào tạo tại chỗ.
Video đang HOT
Với 8 trung tâm hỗ trợ trên cả nước điều hành bởi Bộ Nông nghiệp, công dân ở mọi lứa tuổi, nhất là thanh niên, có thể tới sống thử ở quê và làm nông trong một năm, từ việc trồng trọt đến làm trang trại. Người thuê nhà chỉ phải trả tiền điện nước, các chi phí khác được nhà nước chi trả.
Trong số này, có nhiều chương trình không chỉ giúp những người bắt đầu làm nông nghiệp mà còn cam kết hỗ trợ về lâu dài.
Không nhất thiết phải ‘cầm cuốc, trồng rau’
Kim Mi-seon (34 tuổi) hiện là giám đốc điều hành một công ty sản xuất bột đậu và rau mầm ở huyện Gurye, tỉnh Jeolla Nam. Cô là một ví dụ điển hình cho xu hướng người trẻ khởi nghiệp với nông sản tại Hàn Quốc.
“Cha mẹ tôi thường nói: ‘Nếu con không có khiếu học tập, hãy làm việc gì đó mà bản thân yêu thích’. Và tôi đã làm theo lời họ”, Mi-seon nhớ lại. Lần đầu tiên cô kinh doanh là tự làm bột đậu nành và bán cho hàng xóm.
Từ việc tự làm bột đậu nành để bán, Kim Mi-seon giờ đây sở hữu một công ty sản xuất bột đậu và rau mầm tại địa phương.
Jirisan Piagol Food – công ty của Mi-seon – xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài lần đầu năm 2015, đích đến là Mỹ và một số nước khác. Năm 2018, công ty đạt doanh thu hơn 700 triệu won.
“Khi tôi khởi nghiệp vào năm 2011, mọi người thực sự lo lắng cho tôi. Họ nói rằng đã có quá nhiều công ty sản xuất bột đậu nành và việc một đứa con gái trong độ tuổi 20 dấn thân vào ngành này là quá mạo hiểm. Tuy nhiên, tôi chứng minh là họ đã lầm”, nữ doanh nhân nói.
Hiện Mi-seon ấp ủ kế hoạch mở rộng quy mô doanh nghiệp để có thể giúp thu mua nhiều nông sản địa phương hơn.
“Khi những doanh nhân trẻ và nông dân lớn tuổi hợp tác, nhiều cơ hội mới sẽ mở ra”, cô hào hứng.
Đam mê là chưa đủ
Oh Choun-ho, một doanh nhân ở Hadong, tỉnh Nam Gyeongsang cũng nhận định điều quan trọng là phải cùng hợp tác với cộng đồng địa phương để phát triển doanh nghiệp bền vững.
Nam doanh nhân trong độ tuổi 30 đang điều hành Ecomom Meal – doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại thức ăn trẻ em và nhiều loại thực phẩm khác, sử dụng nông sản tại địa phương.
Trước khi khởi nghiệp với 100 triệu won, Choun-ho từng kinh doanh bán lẻ và thậm chí có sự nghiệp ổn định với một nhà hàng ở thủ đô Seoul.
“Khi nói đến nông nghiệp, mọi người có xu hướng nghĩ về những thứ ‘cũ và lỗi thời’. Tôi muốn thay đổi quan niệm đó và thể hiện cho mọi người thấy rằng ngành nông nghiệp cũng có thể trở thành xu hướng”, anh nói.
Công ty của Choun-ho đã kiếm được 360 triệu won trong năm 2013 và dự kiến doanh thu đạt 15 tỷ won trong năm nay. Anh hy vọng công ty có thể xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán trong thời gian tới.
Công ty của doanh nhân trẻ Oh Choun-ho dự kiến đạt doanh thu 15 tỷ won trong năm nay.
Dù là một mảnh đất đầy hứa hẹn với những bộ óc trẻ, Choun-ho nhận định những bạn trẻ có mong muốn gắn bó với nông nghiệp phải suy nghĩ thật kỹ và vạch ra kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện.
“Không phải ai cũng thu được lợi nhuận lớn hoặc trở nên thành công. Mỗi người trước hết nên dành thời gian để tìm hiểu những loại cây trồng hoặc loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình”, anh nói.
Dù vậy, với những người trẻ xứ kim chi có ước mơ và nhiệt huyết, làm nông nghiệp vẫn là một ý tưởng không tồi.
“Ngày trước, mọi người thường nghĩ những người phải về quê sống là thất bại, không có ước mơ nhưng tôi thấy vui vì quan niệm này dần thay đổi trong những năm qua. Có rất nhiều cơ hội ở đây. Hy vọng rằng ngày càng có thêm nhiều người trẻ tham gia thử sức”, Mi-seon chia sẻ.
Ảnh: Yonhap
Theo Zing
Vlogger Huy Cung vừa tung video hưởng ứng "Cuộc chiến trộm nhựa", ngay lập tức nhận được "cơn mưa" lời khen từ dân tình
Bằng sự dí dỏm và hoạt ngôn của mình, chàng vlogger không chỉ nói đến những con số đáng báo động về rác nhựa mà còn đưa ra những "kế sách" hay để giảm thiểu đồ dùng nhựa và giữ xanh cho môi trường.
Với thông điệp: "Điều chỉnh thói quen nhỏ - tạo ra thay đổi lớn", chiến dịch "WeDo - Cuộc chiến trộm nhựa" do Kenh14.vn phát động đã không còn gói gọn trong phạm vi của một chiến dịch bảo vệ môi trường mà còn tác động trực tiếp đến ý thức và nếp sống hằng ngày của cộng đồng người trẻ. Một trong những tín hiệu tích cực và dễ nhận thấy nhất từ phong trào cắt giảm chất thải nhựa đó chính là thói quen sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường thay cho đồ nhựa dùng một lần.
Đến nay, chương trình đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nghệ sĩ và các KOLs nổi tiếng để cùng tham gia thử thách trộm nhựa. Bằng cách truyền đạt và thực hiện những việc làm sáng tạo, họ đã góp phần lan toả thông điệp "nói không với nhựa" đến với cộng đồng. Một trong những KOLs hưởng ứng sôi nổi và tích cực nhất trong chiến dịch này, phải kể đến anh chàng Vlogger Huy Cung.
Mới đây, Huy Cung vừa đăng tải một chiếc video có thời lượng dài hơn 3 phút với thông điệp "sống xanh" đã ngay lập tức nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Bằng sự dí dỏm và hoạt ngôn của mình, chàng vlogger không chỉ nói đến những con số đáng báo động về rác nhựa mà còn đưa ra những "kế sách" hay để giảm thiểu đồ dùng nhựa và giữ xanh cho môi trường.
Nhựa là vật liệu quen thuộc và được dùng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.
Hiện nay, nhiều người vẫn có thói quen thải nhựa không suy nghĩ.
Nhưng ít người quan tâm rằng mất bao lâu để chất thải nhựa có thể phân huỷ trong môi trường.
Một ví dụ đơn giản đó là: Hôm nay bạn thải ra môi trường một chai nhựa thì đến đời con cháu của bạn, chúng vẫn còn nguyên vẹn như lúc ban đầu.
Nếu không giảm thiểu rác thải nhựa, một thời gian ngắn nữa, trái đất sẽ không có chỗ cho các sinh vật sống mà thay vào đó là sự bao phủ của rác thải nhựa.
Đừng tiếp tục thải nhựa vô tội vạ ra môi trường nữa bạn nhé!
Tình trạng quá tải rác thải nhựa ở Việt Nam đang thuộc top "báo động đỏ" trên thế giới.
Một chiếc túi ni lông, một chiếc ống hút nhựa hay vỏ chai nhựa đều mất vài chục đến hàng trăm năm để phân huỷ. Thế nên, chẳng có phương án nào khác ngoài việc bạn phải hạn chế việc thải chúng ra môi trường.
Giải pháp số 1, dùng bình đựng nước cá nhân.
Giải pháp số 2, tái chế đồ nhựa thành chậu trồng cây xanh.
Giải pháp số 3, dùng khẩu trang vải có thể tái sử dụng.
Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham gia "Cuộc chiến trộm nhựa" ngay để trở thành những chiến binh "trộm nhựa" xuất sắc nhé!
WeDo Cuộc Chiến Trộm Nhựa (nằm trong khuôn khổ WeChoice) là một thử thách môi trường hoàn toàn khác mang trong mình sứ mệnh của các "phản anh hùng" bất bình với thực trạng rác nhựa.
Chiến dịch gồm chuỗi 30 thử thách nhằm thay đổi thói quen sử dụng nhựa của người trẻ. Cuộc Chiến Trộm Nhựa đã chính thức bắt đầu, cùng theo dõi các thông tin từ chương trình tại website: https://cuocchientromnhua.wechoice.vn/ và đừng quên tham gia để có cơ hội trở thành những Kẻ Trộm Nhựa đình đám - những hiệp sĩ bảo vệ môi trường nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Những sự thật bạn phải chấp nhận khi bắt đầu sống xanh, giảm nhựa mỗi ngày: Nói luôn dễ hơn làm gấp trăm lần! Những việc cần làm để thay đổi thói quen thì khá tốn công, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và chăm chỉ hơn. Không phải nói làm là làm được, bạn cần quyết tâm với mục đích của mình, hiểu được ý nghĩa của việc mình đang làm thì mới có thể sống xanh một cách trọn vẹn nhất. "WeDo - Cuộc...