Chăn nuôi trong “vùng đất chết”: Bò chết non và quái thai
Vùng lân cận Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh, TP.HCM) lâu nay được xem là “vùng đất chết”, ô nhiễm nặng nề do hơn trăm công ty thuốc trừ sâu, dệt nhuộm, hóa chất, xi mạ… xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, nhiều nông dân tại vùng này vẫn trồng trọt, chăn nuôi bất chấp chính quyền nhiều lần khuyến cáo.
Bò uống nước kênh ô nhiễm
Năm 2004, với khao khát nuôi bò thịt, vợ chồng chị Hoàng Thị Hưng (xã Lê Minh Xuân) tìm đến mảnh đất hoang vắng của Nông trường Lê Minh Xuân thuê đất làm trại nuôi bò. Lúc ấy, nơi đây chỉ có vài ba gia đình sinh sống.
Chị Hoàng Thị Hưng (Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP.HCM) đang chăm sóc đàn bò thịt. Ảnh: T.Đ
Nước ở tất cả các kênh trong khu vực này giờ đã ô nhiễm, đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Đàn bò nào biết gì, cứ thế cắm đầu uống nước”. Chị Hoàng Thị Hưng
Hơn 10 năm nay, chị Hưng thực hiện mô hình chăn bò thịt thả rông nhờ tận dụng cánh đồng cỏ bỏ hoang rộng mênh mông ở xã Lê Minh Xuân. Từ vài con bò thịt, giờ chị Hưng đã phát triển đàn bò lên hơn 100 con. Mỗi năm, chị bán hàng chục con bò thịt và bò giống. “Vài năm gần đây đàn bò cái có triệu chứng sinh non, quái thai, chết lưu làm thiệt hại tới thu nhập gia đình”- chị Hưng cho biết. Hỏi tại sao có hiện tượng này, chị thổ lộ, do đàn bò thả rông khi khát nước lại uống nước dưới kênh bị ô nhiễm. “Nước ở tất cả các kênh trong khu vực này giờ đã ô nhiễm, đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Đàn bò nào biết gì, cứ thế uống nước” – chị nói.
Video đang HOT
Chị Hưng cho rằng, vẫn biết khi bán bò thịt hay bò giống ra thị trường có thể sẽ ảnh hưởng đến người tiêu thụ, nhưng không thể làm chuồng trại chăn nuôi và dùng thức ăn công nghiệp vì sẽ rất tốn kém và đội giá thành sản phẩm. “Lâu nay, nuôi bò thả rông là tận dụng đồng cỏ hoang và chỉ lấy công làm lời, giờ đầu tư chuồng trại lấy tiền đâu ra chứ” – chị tâm sự.
Trong khi đó, tại xã Tân Nhựt, anh Nguyễn Văn Nhung mấy năm nay đầu tư nuôi cá. Tuy nhiên, do 5.000m2 ao của anh nằm kề với Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nên thả cá giống bao nhiêu chết bấy nhiêu. “Nước kênh rạch ở đây giờ ô nhiễm rất nặng, mặc dù nước trong ao cách ly với kênh rạch nhưng nước bên ngoài vẫn nhiễm vào” – anh cho biết.
Hiện, anh Nhung vẫn thả nuôi cá tra, cá mè giống, với hy vọng sẽ thành công để có sản phẩm cá bán ra thị trường!
Rục rịch tháo chạy
Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện Bình Chánh cho biết, từ năm 2013 đến nay, Phòng TNMT đã đánh giá và tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định xử phạt xâm phạm hành chính 30 công ty vi phạm về ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân với tổng số tiền phạt hơn 1 tỷ đồng.
Trước tình hình chăn nuôi ngày càng khó khăn khi đàn bò sinh sản gặp vấn đề ô nhiễm môi trường, chị Hưng tính sẽ bán tháo đàn bò để xây nhà trọ cho công nhân thuê. “Giờ nếu bán đàn bò, tôi cầm chắc vài ba tỷ đồng trong tay. Tôi tính, lấy số tiền đó, mua miếng đất rồi xây chừng vài chục phòng trọ cho công nhân thuê thì gia đình cũng sống khỏe, không phải đầu tắt, mặt tối với đàn bò” – chị Hưng nói.
Phó Chủ tịch HĐND huyện Bình Chánh Thái Thành Tâm cho biết, một số buổi họp HĐND huyện gần đây, đã đề cập đến việc ô nhiễm của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khuyến cáo nông dân không tổ chức chăn nuôi, trồng trọt trong vùng ô nhiễm. Tuy nhiên, do sinh kế, một số nông dân vẫn tổ chức trồng trọt, chăn nuôi.
Trong khi đó, ông Thiều Văn Sẻ – Ủy viên thường vụ Hội Nông dân huyện Bình Chánh cũng cho rằng, hội nông dân các xã vẫn tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân trong vùng bị ô nhiễm không được sản xuất hoặc chuyển đổi nghề. “Một số bà con nông dân đã chuyển đổi nghề từ chăn nuôi sang các dịch vụ khác như cho thuê nhà trọ” – ông Sẻ cho biết.
Theo Danviet
Hơn 1.000 tỷ đồng giảm ô nhiễm cho bãi rác Đa Phước
TP HCM sẽ chi hơn 1.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng và trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước.
Theo chương trình giảm ô nhiễm môi trường đến năm 2020 vừa được UBND TP HCM phê duyệt, khoảng 1.070 tỷ đồng ngân sách sẽ được chi để giải phóng mặt bằng, tái định cư, trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh, rộng 268 ha). Trong đó, chi phí trồng cây là 90 tỷ.
Đây là động thái hiện thực hóa cam kết của chính quyền thành phố nhằm giảm mùi hôi từ bãi rác Đa Phước.
Bãi rác Đa Phước. Ảnh: Hữu Nguyên
Việc giảm ô nhiễm môi trường được TP HCM ưu tiên thực hiện 54 dự án với gần 64.200 tỷ đồng. Trong đó, phần đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nạo vét kênh rạch chiếm phần lớn - gần 51.300 tỷ đồng (vốn huy động hình thức PPP, ODA...).
Về phần xử lý chất thải, thành phố có chủ trương xã hội hóa kêu gọi tư nhân làm dự án xử lý chất thải rắn với công nghệ tiên tiến, công suất 1.000-2.000 tấn mỗi ngày với số vốn 2.000 tỷ đồng; kêu gọi vốn ngoài ngân sách đầu tư đồng bộ các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn là hơn 2.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2018-2020 và nhiều dự án khác.
Kế hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 cũng đưa ra mục tiêu áp dụng công nghệ tái chế, làm phân compost và đốt 40%, chôn lấp hợp vệ sinh 60%. Chương trình cũng yêu cầu sau năm 2017 triển khai phân loại rác tại nguồn để đáp ứng và phù hợp với các công nghệ, công suất của các nhà máy xử lý chất thải rắn.
Trước đó, hồi cuối tháng 9, sau khi đưa ra kết luận khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước là thủ phạm gây mùi hôi ở khu Nam Sài Gòn, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết thành phố sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả.
Hữu Nguyên
Theo VNE
"Không gặp bất kỳ sự cản trở nào" khi thanh tra dự án Núi Pháo Tại cuộc họp báo sáng 17/11, ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - khẳng định, cuộc thanh tra dự án Núi Pháo (Thái Nguyên) chưa kết thúc và đoàn thanh tra "không gặp bất kỳ cản trở nào". Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi...