Chấn hưng giáo dục

Theo dõi VGT trên

Sự khác biệt trong phát triển trí tuệ phụ thuộc chủ yếu vào môi trường giáo dục chứ không phải nguồn gốc dân tộc hay giai tầng xã hội. Giáo dục của ta chưa chú ý đầy đủ việc phát triển trí tuệ mà còn nặng nhồi nhét kiến thức, gò bó cá tính…

Trong cuộc sống thường xuất hiện những nghịch lý mà suy ngẫm để tìm ra cái chân lý ẩn bên trong nó có thể giúp chúng ta tránh được nhiều nhận thức hời hợt, máy móc, nhờ đó hiểu biết thực tế đúng đắn hơn.

Những nghịch lý lớn

Nhìn lại lịch sử hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam qua các thế hệ, tôi vẫn băn khoăn một câu hỏi lớn: Tại sao trong hơn 80 năm qua, hình như ta chưa có thế hệ trí thức nào vượt qua được về tài năng, trí tuệ và cả phẩm chất nhân cách thế hệ trí thức những năm 30-45 thế kỷ trước – thời kỳ Tự lực Văn đoàn, trào lưu Thơ mới với các nhạc sĩ Văn Cao, Đặng Thế Phong; các nhà khoa học, văn hóa, giáo dục Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đức Thảo… Hầu hết những trí thức này đều học trường Pháp ra mà sao tinh thần dân tộc rất cao và vào năm 1945, tuyệt đại bộ phận họ đều đi theo cách mạng chống lại thực dân Pháp. Điều đó tựa hồ mâu thuẫn với quan niệm phổ biến xưa nay là nhà trường thực dân chỉ cốt đào tạo ra những người làm tay sai cho thực dân.

Chấn hưng giáo dục - Hình 1

Theo công bố trên một tạp chí Đức, trình độ học vấn của học sinh tiểu học ở Hà Nội cao hơn ở Munich – nơi chất lượng giáo dục được đánh giá vào loại cao nhất nước Đức lúc bấy giờ. Ảnh minh họa: Nguyễn Á

Trong khi đó, các thế hệ trí thức sau này được đào tạo một cách bài bản, hằng ngày được gián tiếp hay trực tiếp bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lao động, ghét áp bức bóc lột… mà sao có vẻ như phẩm chất không được như ta kỳ vọng. Dường như có cái gì chưa ổn lắm, cho nên gặp hoàn cảnh không thuận lợi thì bộc lộ nhiều nhược điểm. Chúng ta có biết bao tiến sĩ, giáo sư, viện sĩ, rồi lại có cả những “bộ óc vĩ đại thế kỷ XXI”, những “nhân vật xuất chúng trong năm” của thế giới (do các tổ chức “nghiên cứu tiểu sử” ở nước ngoài bầu chọn), đến nỗi nếu phải xây một Văn Miếu hiện đại chắc phải to rộng lắm mới đủ chỗ vinh danh bấy nhiêu bậc đại trí. Thế nhưng, ai biết trong cái gia tài trí thức lớn ấy có bao nhiêu giá trị thật sẽ còn lại?

Đó là cái nghịch lý lớn cần phân tích và lý giải khi bàn chuyện chấn hưng giáo dục.

Tôi nghĩ cốt lõi vấn đề là ở sự khác nhau giữa hai hướng triết lý giáo dục.

Video đang HOT

Trong giai đoạn trước đây, khi cả dân tộc đang phải chiến đấu giành lại độc lập, tự do từ tay bọn thực dân, dễ hiểu giáo dục cũng như mọi ngành hoạt động xã hội khác phải dồn sức phục vụ mục tiêu tối thượng đó, cho nên phải tạm thời gác lại nhiều điều tuy rất cơ bản về lâu dài nhưng chưa thật sự cấp bách để tập trung vào những cái khác tuy không cơ bản nhưng có tác dụng trực tiếp ngay. Không may chiến tranh kéo dài, đất nước ngày càng bị cô lập với thế giới, cái không bình thường trong cuộc sống biến thành bình thường, thói quen chỉ nhìn thiển cận trở thành một thứ bản chất, thì giáo dục cũng không thể khác được. Trong lúc ấy, thế giới đã thay đổi tận gốc. Văn hóa Pháp mà thế hệ trí thức tiền bối 1930-1945 đã được hưởng dựa trên một triết lý khác. Tuy được thực hiện dưới chế độ thực dân nhưng bản chất nó không có tính chất thực dân. Cái phần thực dân trong nền giáo dục ấy chỉ là cái vỏ ngoài do bọn thực dân áp đặt ở thuộc địa mà cũng chỉ có tác dụng rất hạn chế; còn cái phần nhân văn, cái phần văn hóa cơ bản, cái phần thật sự là tinh túy trong triết lý của nó lúc đó thì ai tiếp thu được đều tốt cho họ, cho đất nước họ, cho nhân dân họ, không cứ là cho người Pháp, cho nước Pháp. Có lẽ chính vì nhìn thấy rõ điều ấy mà Phan Chu Trinh đã sáng suốt đề ra đường lối giải phóng đất nước: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Giờ đây, khi giáo dục đã nhiều năm lệch quá xa với thế giới càng thấy rõ con đường chấn hưng đất nước phải bắt đầu bằng việc nhận thức lại cho đúng cái chân lý sâu xa ẩn trong cái điều có vẻ nghịch lý như trên.

Thật may, sau nhiều năm loay hoay với những cải cách vụn vặt, triền miên nhưng vô hiệu, vừa qua giáo dục đã bắt đầu giác ngộ vấn đề cốt lõi là phải thay đổi là triết lý giáo dục. Đây là một bước tiến đáng kể, một bước ngoặt hứa hẹn sự lột xác tốt đẹp của giáo dục, cho dù phần lớn công việc đổi mới đang còn ở phía trước và phải nói thật là còn rất gay go.

Hai câu chuyện gây tranh luận

Nhân nói về triết lý đằng sau các nghịch lý giáo dục, tưởng cũng nên nhắc lại hai sự kiện đã gây những luồng ý kiến ngược chiều trong dư luận xã hội đối với các thành tích giáo dục của Việt Nam so với thế giới trong một số lĩnh vực.

Chúng ta có biết bao tiến sĩ, giáo sư, viện sĩ… nhưng ai biết trong gia tài trí thức lớn ấy có bao nhiêu giá trị thật?

Giữa lúc dư luận xã hội đang rất bức xúc với yếu kém triền miên của giáo dục thì cách đây chừng 10 năm xuất hiện một tin vui bất ngờ: Theo công bố trên một tạp chí Đức, trình độ học vấn của học sinh tiểu học ở Hà Nội cao hơn ở Munich – nơi chất lượng giáo dục được đánh giá vào loại cao nhất nước Đức lúc bấy giờ. Đó không phải là nhận xét hời hợt của một nhà báo mà là kết luận nghiêm túc do hai nhà nghiên cứu Đức rút ra từ cuộc điều tra và phân tích khách quan ở 54 lớp tiểu học ở Munich và 20 lớp tiểu học ở Hà Nội.

Theo nhận định của nhóm nghiên cứu này, “học sinh Đức có phần thông minh hơn nhưng khả năng tập trung chú ý thì học sinh Việt Nam vượt trội. Đặc biệt, học sinh Việt Nam vượt trội hơn hẳn về môn toán, kể cả khi làm các bài toán khó cần có tư duy… Học sinh Việt Nam có tinh thần kỷ luật cao, tuyệt đối kính trọng thầy cô, thân ái đoàn kết với nhau, coi học tập là niềm vui”.

Ngay khi biết được kết luận ấy, khá đông người đã mừng rỡ reo lên: Hóa ra giáo dục của ta vượt cả Đức chứ đâu phải yếu kém như những lời phàn nàn, chỉ trích vô căn cứ của dư luận xã hội!

Tuy chưa rõ điều kiện khảo sát của nhóm nghiên cứu Đức khách quan đến đâu nhưng cũng không thể phủ nhận họ đã làm việc vô tư, nghiêm túc. Mặt khác, rất khó tưởng tượng học sinh của ta thật sự giỏi hơn Đức. Vậy ở đây có điều gì khó hiểu?

Trước hết, cần khẳng định những ưu điểm kể trên của trẻ em ta là có thật. Và công bằng mà nói, giáo dục tiểu học của ta, ít nhất ở Hà Nội và các thành phố lớn, vẫn còn nề nếp, kỷ cương, ít lạc hậu với thế giới hơn các cấp từ THPT trở lên, nhất là đại học. Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn mà chất lượng tiểu học được như thế cũng đã là điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu bình tâm suy xét sẽ thấy rằng: Người Đức không có gì phải lo lắng vì những đánh giá trên nhưng người Việt thì không thể quá vui mừng, càng không nên yên tâm.

Tại sao và điều gì khiến chúng ta phải lo lắng? Vấn đề là ở chỗ phải xét xem học sinh ta hơn hay kém ở những điểm gì và cần tìm nguyên nhân tại sao như vậy. Trẻ em ta có vẻ hơn ở những điểm không cơ bản lắm: chăm chỉ, kỷ luật, ngoan ngoãn, biết tập trung chú ý và khá toán nhưng có vẻ kém ở một điểm rất cơ bản là thông minh, trí tuệ. Mà nên nhớ rằng trong thế giới ngày nay, trí tuệ mới thật sự là chủ bài cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Nói rõ hơn, những đức tính mà trẻ em ta vượt trội thì ở các nước phát triển người ta không đặt yêu cầu quá cao ở lứa tuổi tiểu học. Họ khuyến khích trẻ em chăm học bằng cách tạo hứng thú học tập chứ không phải ép buộc học thêm lu bù như ta.

Tôi vẫn tin rằng trẻ em sinh ra dù thuộc dân tộc nào và tầng lớp nào cũng thông minh gần như nhau, trừ những ngoại lệ. Những nghiên cứu ở Mỹ đã từng xác nhận điều đó khi họ so sánh trẻ em da đen và da trắng. Sự khác biệt trong phát triển trí tuệ phụ thuộc chủ yếu vào môi trường giáo dục chứ không phải nguồn gốc dân tộc hay giai tầng xã hội. Vậy khi trẻ em Đức được đánh giá có phần thông minh hơn trẻ em Việt Nam, điều đó chứng tỏ giáo dục của ta chưa chú ý đầy đủ việc phát triển trí tuệ mà còn nặng nhồi nhét kiến thức, gò bó cá tính, ít khuyến khích tính độc lập, năng động, sáng tạo.

Gần đây, những thành tích cao của học sinh ta trong cuộc thi PISA cũng là đề tài bàn luận sôi nổi. Cần biết rằng PISA ban đầu và chủ yếu là sân chơi của các nước khối OECD để kiểm tra trình độ, kiến thức và kỹ năng của thiếu niên ở lứa tuổi 15-16 là lứa tuổi ở các nước đó phải có học vấn phổ thông bắt buộc. Họ chỉ quan tâm kiến thức và kỹ năng, vì về các mặt khác, họ khá đồng nhất với nhau về quan niệm tuy có khác nhau về chi tiết. Với mục tiêu như vậy thì nội dung và tổ chức phương pháp đánh giá của PISA là phù hợp.

Vậy các kết quả thi PISA của Việt Nam như đã công bố có thể tin cậy được, không thể nói là tào lao. Điều quan trọng là cần hiểu đúng ý nghĩa hạn chế của những kết quả đó khi sử dụng để đánh giá chất lượng giáo dục của các nước tham gia.

Nên chú ý rằng PISA chỉ kiểm tra về kiến thức và kỹ năng ở ba môn: toán, đọc hiểu, khoa học. Nhưng đánh giá chất lượng giáo dục đâu chỉ có mấy chuyện đó. Còn nhiều mặt quan trọng nữa, ngay cả về mặt trí tuệ. Hiển nhiên là khá về mấy chuyện đó ở cấp THCS cũng tốt rồi nhưng chưa cơ bản. Hơn nữa, từ cấp THPT trở lên, học sinh ta chắc sẽ bê bết hơn nhiều. Thực tế là giáo dục của ta ở bậc THCS ít lạc hậu so với thế giới hơn ở các bậc THPT và cao hơn. Cho nên, tôi không ngạc nhiên lắm về kết quả thi PISA của học sinh ta và thật tình vẫn thấy xót cho cái giá quá đắt để tham gia PISA (ngay từ đầu phải nộp 160.000 euro, chưa kể các chi phí khác).

Dù sao, thật là không may nếu chỉ dựa vào những kết quả thi PISA vừa qua mà tin rằng có thể yên tâm về chất lượng giáo dục Việt Nam. Còn nếu biết khai thác những khía cạnh tích cực của nó, hiểu cho tường những chân lý ẩn trong từng nghịch lý của nó thì cũng đáng cái giá phải trả.

Theo NLĐ

Diễn đàn "Chấn hưng giáo dục": Phải chẩn đoán đúng bệnh

Từ hơn hai chục năm nay, đã có biết bao đề án, cải cách, sửa đổi, đổi mới giáo dục, nhưng kết quả thu được vẫn rất khiêm nhường so với mục tiêu đề ra và kỳ vọng của xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao căn bệnh giáo dục không dứt, mặc cho bao cố gắng, nỗ lực chữa trị?

Diễn đàn Chấn hưng giáo dục: Phải chẩn đoán đúng bệnh - Hình 1

Ảnh minh họa

Nguyên tắc cơ bản nhất trong việc chữa trị bệnh tật, dù cho đó là bệnh tật trên cơ thể sinh học hay bệnh tật của xã hội, đó là phải chẩn đoán đúng bệnh, phải xác định đúng nguyên nhân gốc rễ, căn cơ mới hi vọng trị dứt bệnh. Bệnh giáo dục đến nay chưa dứt là vì chúng ta chưa chẩn đoán đúng, chưa chỉ ra được nguyên nhân căn cơ của nó.

Thật vậy, cho đến bây giờ những giải pháp được kiến nghị chỉ là những biện pháp chắp vá, tạm thời, vì những giải pháp đó không xuất phát từ nguyên nhân căn cơ gốc rễ của căn bệnh kinh niên của giáo dục.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp, hay rút chương trình phổ thông còn 11 năm, hay bỏ bớt môn học bắt buộc, cải tiến bậc lương cho giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy... có thể sẽ làm tình hình giáo dục thay đổi đôi chút, nhưng chắc chắn rằng chỉ một thời gian ngắn sau, đâu sẽ lại vào đó.

Muốn chấn hưng giáo dục trước hết phải trong sạch hóa đội ngũ lãnh đạo, hợp lý hóa cơ chế vận hành của guồng máy quản lý xã hội, lành mạnh hóa môi trường xã hội. Mọi nỗ lực cải cách giáo dục sẽ trở nên vô ích nếu như chỉ quanh quẩn ở việc đổi mới chương trình học, thay đổi sách giáo khoa, tăng cường dạy đạo đức học đường và kỹ năng sống, cấm dạy thêm học thêm...

Đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới cơ chế quản lý ngành và quản lý xã hội, phải đổi mới không chỉ trong khuôn khổ của ngành giáo dục mà cả trên nhiều phương diện khác.

PGS.TS TRẦN THANH ÁI (Đại học Cần Thơ)

Theo Tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
Bị chỉ trích vì 'ở rể' nhà Hồ Ngọc Hà, Kim Lý lần đầu chia sẻ đầy bất ngờ
23:42:29 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International
21:54:19 14/11/2024
An Tây từng giàu có, sang chảnh thế nào trước khi bị bắt?
23:07:21 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tác dụng không ngờ của vỏ quýt đối với sức khỏe

Sức khỏe

05:42:00 15/11/2024
Ngoài ra, vỏ quýt còn chứa các hợp chất có tác dụng giãn nở mạch máu, giúp giảm huyết áp hiệu quả. Nhờ đó, cơ thể được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ.

Liệu Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân?

Thế giới

05:09:19 15/11/2024
Các chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, mặc dù điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và nhiều thách thức.

Hồng Đăng ngọt ngào với vợ, Quốc Trường bị trêu là 'ông hoàng tiệc cưới'

Sao việt

23:37:33 14/11/2024
Diễn viên Hồng Đăng gửi lời ngọt ngào đến bà xã, Quốc Trường bị trêu là Ông hoàng tiệc cưới vì tham dự nhiều đám cưới.

Song Luân phản ứng bất ngờ vì bị nói có vai công tử Bạc Liêu 'nhờ quan hệ'

Hậu trường phim

23:34:38 14/11/2024
Diễn viên Song Luân bất ngờ khi nghe thông tin anh nhận vai công tử Bạc Liêu trong bộ phim cùng tên nhờ quan hệ quen biết với nhà sản xuất.

Độc Đạo những tập cuối: Long bị Phùng sát hại, Hồng quay lưng với cả gia đình?

Phim việt

23:17:32 14/11/2024
Chỉ còn ít tập nữa, Độc đạo sẽ chính thức khép lại nhưng diễn biến phim vẫn căng như dây đàn và khiến khán giả khó đoán được đoạn kết.

Màn ảnh Hoa ngữ có 1 cô dâu đẹp kinh diễm, diễn xuất bùng nổ giúp phim leo top 1 rating

Phim châu á

23:13:42 14/11/2024
Nhận được sự quan tâm lớn, nhan sắc của Chu Khiết Quỳnh một lần nữa trở thành hot topic. Cô sở hữu nét ngài khả ái, sắc sảo đậm chất Á Đông cùng khuôn miệng chúm chím và đôi mắt xếch nhẹ đầy cuốn hút.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.