Chân gà sả ớt dễ gây “nghiện” phố Lương Ngọc Quyến
Giới trẻ Hà Nội luôn tỏ rõ sự thức thời và nhanh nhạy với những món ăn mới lạ. Thời gian gần đây, có một món ăn vặt đang tạo một làn sóng nhẹ, thu hút sự quan tâm cũng như chia sẻ yêu thích của không ít người dùng mạng xã hội, ấy là món chân gà sả ớt tại một quán vỉa hè bình dân trên phố Lương Ngọc Quyến.
Không thể phủ nhận “công lao” to lớn của các mạng xã hội trong việc phổ cập các món ăn mới cho giới trẻ. Họ chia sẻ nhau địa chỉ ăn ngon, háo hức trao đổi kinh nghiệm với nhau. Tiết trời đã vào hè, những quán bia cỏ, đồ ăn vặt tại khu vực Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến bắt đầu bước vào đợt cao điểm đón khách. “Phố bia 5.000 đồng/cốc” vốn đã có đủ thứ mồi nhậu ăn kèm nay tiếp nhận thêm một món mới mẻ cực kì phù hợp trong tiết trời hè, đó là chân gà sả ớt. Theo những lời chỉ dẫn trên mạng xã hội, món ăn ấy ngon nhất được bán tại số 23 Lương Ngọc Quyến.
Địa điểm quán rất dễ tìm nhưng vì nằm trên khu phố đi bộ sầm uất nên việc gửi xe khá vất vả. Bạn phải cất công để xe xa một chút, cách quán khoảng 3-4 căn nhà. Vị trí có thể để phương tiện cũng khá khiêm tốn, tầm 5-7 chiếc xe máy là hết chỗ. Vậy nên khi nào tới ăn cũng phải chờ, chưa ăn đã toát mồ hôi lo xe cộ.
Nhưng khó khăn nho nhỏ ấy không có gì đáng kể bởi món chân gà sả ớt của quán thật sự rất đáng thưởng thức. Đĩa chân không quá đầy nhưng đủ 2 người ăn, hình ảnh đưa tới thị giác và gây chú ý ngay lập tức là những miếng chân gà chặt khúc căng mẩy, tươi mượt, phủ bên trên là sả đập giập và ớt thái nhỏ hứa hẹn một món ăn tuy mát nhưng cũng kha khá thử thách với những người ít ăn cay.
Chân gà sả ớt tươi ngon, hấp dẫn
Chân gà được chế biến sạch sẽ rồi hấp chín, trộn sả, ớt cùng sốt chua ngọt, ăn khá giống vị nộm nhưng thơm hơn hẳn. Miếng chân đưa lên miệng cắn thấy giòn sần sật, tuy đã được trộn ướp cầu kì mà vẫn còn thấy rõ vị ngọt của gân, của thịt tươi. Đặc biệt nhất là phần da, không rõ thời gian một lần chờ ngấm gia vị là bao lâu mà da gà cực kì đậm đà và nịnh lưỡi. Vị chua chua ngọt ngọt dịu dàng của nước sốt; thơm lựng của sả; tê cay của ớt, hết thảy ngấm đều vào từng thớ da. Chân gà phải dùng tay ăn mới đúng chuẩn, ăn xong mà từng ngón tay còn cảm thấy thèm thuồng, huống chi vị vương vít nơi đầu lưỡi.
Bí quyết của món chân gà giòn tan, chẳng gợn chút tanh hôi nào là ở việc chọn lọc kĩ càng nguyên liệu. Chủ quán chia sẻ mỗi ngày chỉ nhập chân gà ta tươi nguyên với số lượng giới hạn và bán hết trong ngày. Phần vì nguyên liệu tươi rất khan hàng, thu mua cực kì tốn công sức, phần vì tâm ý chân thành của chủ quán không muốn khách phải ăn thứ chân gà Tàu ngâm hóa chất, để tủ cả tháng trời độc hại “Nhà mình ăn sao, khách mình ăn đó”. Vậy nhưng một đĩa chân gà ngon và chất lượng chỉ có giá 40.000 đồng, mức giá dễ chịu với hầu hết đối tượng khách hàng.
Bên cạnh chân gà, nem rán của quán cũng rất ngon. Miếng nem đã rán chín, vỏ vàng rộm mà ruột nem vẫn căng mềm, nóng hổi và hấp dẫn.
Video đang HOT
Đồ uống của quán có nhiều, từ trà chanh, trà sữa, chè khúc bạch tới…bia. Chè khúc bạch có ba vị: vị sữa, vị trà xanh, vị khoai môn tương ứng với ba màu trắng, xanh, tím. Nước chè ngọt vừa phải, đã được ướp lạnh sẵn, là món dùng tráng miệng rất thích hợp.
Chè khúc bạch
Bạn cũng có thể gọi bia cùng đôi chiếc nem Phùng nhâm nhi cho hợp không khí phố bia nhộn nhịp xung quanh. Bia rất rẻ, chỉ 5.000 đồng/cốc, nem Phùng giá 12.000 đồng/ chiếc. Chiều hè, hứa hẹn nơi đây sẽ là địa điểm tụ họp lý tưởng được không ít người ưa chuộng.
Nem Phùng
Trà chanh
Địa chỉ quán: 23 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo Depplus/MASK
Ăn vặt Sài Gòn Sự kết hợp của quen và lạ
Cùng tìm hiểu về nguồn gốc của những món ăn vặt nổi tiếng dạo gần đây ở Sài Gòn nhé!
Sài thành là trung tâm kinh tế và dịch vụ với đặc trưng hội tụ nhiều nền văn hóa Á Âu đa dạng, thú vị thuộc hàng top của đất nước, do đó, không có gì lạ nếu ẩm thực đường phố nơi đây là kết quả của cuộc giao thoa ngoạn mục giữa nhiều nền ẩm thực khác nhau. Bạn có biết rằng, ngay trong chính những món quà vặt thân thuộc chúng ta thưởng thức hàng ngày, là cả một câu chuyện li kì về cuộc chu du vượt biên giới của các công thức không?
Bánh bao chỉ nhân dừa
Bạn sẽ nghĩ gì khi nghe nói đến loại bánh tròn xinh bọc nhân dừa thơm ngào ngạt này? Hẳn là hình ảnh quen thuộc của những xe bánh bao xanh xanh trăng trắng giản dị hệt như xe kẹo kéo, hay bò bía ngọt,...vẫn đậu trước cổng trường với giá chỉ một nghìn đồng mỗi cái? Hay một công thức tráng miệng ngọt ngào gợi nhớ đến đặc trưng ẩm thực của người anh em Trung Hoa? Quả thực, người Trung Quốc cũng có công thức bánh bao ngọt từ bột nếp gọi chung Zhima với 4 loại nhân phổ biến dừa, mè đen, đậu xanh và đậu phộng. Từ lâu, chúng ta vẫn mặc định bánh bao chỉ là sự tiếp nhân ẩm thực Trung Quốc.Tuy nhiên, mặt khác, bánh bao chỉ cũng đã xuất hiện và thịnh hành ở một vùng đất xa xôi tưởng chừng không chút liên quan - thủ đô Paris nước Pháp.
Tên gọi nguyên bản của loại bánh này là Perle de coco, vốn nằm trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng tại nước Pháp đồng thời cũng được đóng hộp, bày bán tại các cửa hiệu hệt như macaron. Ở Pháp, Perle de coco không phải là một món ăn bình dân. Đối với người Việt Nam, công thức bánh bao chỉ "cũng thường thôi" với vỏn vẹn viên nếp nhân dừa xào lăn tròn rồi phủ dừa nạo lên trên, nhưng ở Tây phương, những nguyên liệu của Châu Á và đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới như dừa rất được xem trọng. Bánh bao chỉ đã xuất hiện phổ biến tại Sài Gòn từ trước 1975, do đó, rất có thể công thức này đã theo chân người Pháp đến với hòn ngọc Viễn Đông trong thời kì chiến tranh. Nguồn gốc của món ăn "bình thường" này không chỉ liên quan đến anh bạn láng giềng Trung Quốc mà còn "dây mơ rễ má" với nước Pháp đấy nhé!
Chè khúc bạch
Nổi lên trong 1, 2 năm gần đây, chè khúc bạnh thơm mát giải nhiệt mùa hè tưởng chừng đã quá quen với người Sài Gòn nói riêng và các vùng miền nói chung. Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã nếm thử món chè này một lần. Cũng tương tự như nhiều món ăn đường phố khác ở Việt Nam, nhiều người nhầm lẫn nguồn gốc chè khúc bạch với một công thức tráng miệng nào đó của Trung Hoa bởi cái tên Hán-Việt và những nguyên liệu đậm chất ẩm thực Trung Quốc. Nhưng thực sự thì thế nào nhỉ?
Trong cụm các nước Đông Á, có một công thức tráng miệng thanh đạm mà rất hấp dẫn, luôn được ưa chuộng, gọi chung là đậu hũ hạnh nhân. Đây chính là tên gọi giản dị hơn của chè khúc bạch. Đậu hũ hạnh nhân không có tí liên quan gì đến đậu hũ, ngoài ngoại hình trắng muốt từa tựa nhau. Đây vốn là loại thạch làm từ hỗn hợp sữa, kem tươi, đường, các chất làm đông như gelatin hoặc bột rau câu, ăn kèm với nước chè trong trong có tẩm ướp phụ gia cho thơm. Chính vùng đất nhộn nhịp Hồng Kông đã sản sinh ra món thạch chè mát rượi thanh nhã này, tuy nhiên, ở "quê mẹ" lẫn toàn bộ đất nước Trung Hoa, nhìn chung thạch sữa trắng được để nguyên trong chén chứ không cắt nhỏ, đặc biệt là ướp với dầu hạt mơ chứ không phải hạnh nhân. Chè khúc bạch thơm béo mùi hạnh nhân mà chúng ta ăn lại gần gũi với công thức Annin tofu của Nhật Bản đó nha!
Du nhập vào xứ anh đào, thạch đậu hũ Hồng Kông mau chóng trở nên cực kì phổ biến và có hẳn cái tên riêng - đậu hũ Annin, đồng thời được xem như công thức bản địa. Chè đậu hũ Annin có nhiều nét tương đồng với khúc bạch ở hè phố Việt Nam, đều được xắt nhỏ viên thạch thành những hình dạng xinh xắn và vừa ăn, sử dụng tinh dầu hạnh nhân cùng hạnh nhân cắt lát rắc lên mặt tạo mùi thơm đặc trưng, ưa thêm vào các loại trái cây nhiều màu sắc,... Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp khúc bạch trà xanh ở Việt Nam - một biến tấu thơm ngon của khúc bạch thông thường và cũng gợi nhắc rất nhiều đến ẩm thực xứ Phù Tang.
Sữa tươi chiên
Sinh sau đẻ muộn hơn bánh bao chỉ và khúc bạch, cũng chưa kịp phổ biến khắp đất nước, nhưng sữa chiên đang dần có tiếng tăm với những bạn trẻ Sài thành vì công thức hay ho của mình, tương tự như kem chiên hay phô mai que trước đây. Tiền thân của sữa chiên ở tận Tây Ban Nha xa tít tắp, hơn thế lại còn khai sinh trong chính gian bếp của người nội trợ xứ bò tót một cách đầy ngẫu hứng.
Nghe cái tên món ăn điều đầu tiên nảy ra trong đầu bạn có phải chính là: Sữa sao mà chiên được nhỉ? Thực chất món ăn này là một loại bánh chiên có nguyên liệu chính từ sữa, vị ngọt béo dịu nhẹ, là sự tận dụng tất cả các loại thực phẩm còn sót lại trong tủ lạnh của người mẹ Tây Ban Nha để tạo nên đĩa tráng miệng thơm ngon cho cả gia đình. Sữa chiên rất đơn giản chứ không hề khó khăn như nghe miêu tả, bạn chỉ cần trộn đều sữa tươi, sữa đặc, đường, bột mì, bột nở, bột ngô,... đánh đều tay cho đến khi hỗn hợp quánh mịn thì viên thành miếng vừa ăn, nhung qua một lớp trứng gà rồi đem chiên thật nhanh, cho lớp vỏ vàng giòn là vớt ra ngay.
Nội hàm đơn giản, thao tác nhanh gọn thế thôi, chứ sữa tươi chiên thừa sức hấp dẫn mọi thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với vỏ ngoài giòn rụm rắc chút bột quế thơm nức mũi, phần nhân sữa man mát, ngọt ngào lại có chút béo rất nhẹ thoáng qua, bánh sữa chiên đã tồn tại bền bỉ trong từng căn bếp Tây Ban Nha và vươn xa ra khắp toàn cầu. Quan trọng hơn, sữa tươi chiên luôn hiện diện như một lời nhắc nhở dễ thương về tấm lòng người nội trợ trong mỗi gia đình, bằng tình cảm ngọt ngào của mình mà "sáng chế" ra loại bánh ngọt ngào không kém. Bạn hãy ăn thử sữa tươi chiên, và hoàn toàn có thể thực hành luôn cho cả gia đình thưởng thức nhé !
Chỉ điểm qua 1, 2 món quà vặt thịnh hành trong lòng Sài Gòn, chúng ta đã biết thêm bao nhiêu câu chuyện về nguồn gốc món ăn rất lí thú và bất ngờ. Âm thực luôn đi trên hành trình không biên giới của riêng mình, và ngay tại vùng đất phồn hoa đa văn hóa này, ta sẽ bắt gặp những cuộc giao thoa ngoạn mục giữa Á và Âu, Đông và Tây.
Theo kênh 14
[Chế biến] - Chè khúc bạch Chè khúc bạch này công thức chính là biến tấu từ panna cotta, dễ cực. Các bạn cứ làm theo công thức này thì ai ăn cũng khen chứ riêng gì chồng! Sau một hồi mày mò và một lần thất bại thì giờ đây em đã có món chè khúc bạch cực ngon đãi chồng trong những ngày hè nóng nực, oi...