Chân dung những em bé “vô tư” chào đời dù bố mẹ đã tránh thai cực cẩn thận: “Nghe rất vô sinh nhưng lại dính bầu là thật”
Người xưa có câu: “Người tính không bằng trời tính”, quả không sai với những trường hợp dưới đây.
Khi chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đón những thiên thần nhỏ ra đời, các mẹ thường lựa chọn các biện pháp tránh thai để đảm bảo an toàn. Có rất nhiều biện pháp tránh thai được áp dụng như: Uống thuốc tránh thai hàng ngày, khẩn cấp, dùng cao cao su, đặt vòng, cấy que, tính ngày, xuất tinh ngoài… Những biện pháp này dù có khả năng tránh thai lên đến 98-99% song xác suất vẫn có trường hợp bố mẹ đã tránh nhưng không thể cản con đến với thế giới.
Mới đây, nhân tiện một cư dân mạng lên mạng hỏi về việc đã dùng bao cao su và thuốc tránh thai khi quan hệ thì có thai được không? Ngay lập tức, rất nhiều bà mẹ đã vào kể câu chuyện của mình. Những câu chuyện ” nghe rất vô sinh nhưng lại có thai là thật ” khiến ai nấy vừa ngạc nhiên, vừa buồn cười.
Cùng điểm danh những gương mặt vàng thuộc team: “Người tính không bằng trời tính”:
“Khẩn cấp ư? Ôi tôi lại sợ quá”.
Dù có chông gai thế nào “anh” cũng vượt qua được hết.
Bĩu môi khinh luôn, con đã kịp chui vào rồi.
“Hãy đợi đấy, con sắp ra rồi”.
Khẩn cấp cũng vẫn chậm hơn con.
Rất nhiều mẹ đã bị thuốc khẩn cấp cho một cú lật mặt”.
Yên tâm là việc của bố mẹ, chào đời là việc của con.
Video đang HOT
Yếu sinh lý thôi chứ đâu có vô sinh?
Mà kể cả là vô sinh thì cũng không phải hết cơ hội.
Con vẫn nhanh chân hơn.
Con “bơi” nhanh hơn thuốc bố mẹ nhé.
Sự cố mà được em bé xinh thế này thì cũng bõ công.
Bố đã nhầm to, bố không kịp rồi.
'Không muốn ai biết chồng vô sinh, tôi xin tinh trùng qua mạng'
Chloe và bạn đời gieo hy vọng có con bằng hình thức xin tinh trùng của những người đàn ông lạ mặt trên mạng. Mỗi lần gặp gỡ, họ trả cho họ 60 bảng.
Sau một năm cố gắng, Chloe (nhân vật ẩn danh, ở Anh) và bạn đời không thể tự có con. Theo BBC , các bác sĩ đã giới thiệu họ tới một phòng khám địa phương. Tại đây, họ nhận được thông báo chồng Chloe bị tinh trùng yếu gây vô sinh. Cặp đôi không có cách nào khác ngoài việc phải nhận hiến tặng tinh trùng để có con.
Phòng khám cung cấp danh sách những người tình nguyện cho tinh trùng. Nhưng hầu hết đều đã được lựa chọn hoặc không phù hợp với những gì mà Chloe và bạn đời mong muốn. Vì vậy, cuối cùng, họ chỉ tìm được duy nhất một người.
Cả hai phấn khích và bước vào đợt IVF đầu tiên vào tháng 10/2017. Nhưng may mắn đã không mỉm cười, cặp đôi thất bại.
Phòng khám tiếp tục giới thiệu họ sang hình thức khác đó là ICSI, tiêm tinh trùng vào trứng. Phương pháp này đắt đỏ hơn và cần đợt điều trị dài, lên tới hàng nghìn bảng. Họ đắn đo. Bởi số tiền tiết kiệm hiện có là để dành cho đám cưới sẽ tổ chức sau đó 3 tháng.
Chloe và bạn đời quyết định xin tinh trùng qua mạng sau nhiều nỗ lực IVF. Đồ họa: BBC.
Giấu họ hàng, gia đình
Không còn cách khác, cả hai quyết định lên mạng tìm người hiến tinh trùng. Chloe sử dụng tên giả, tham gia vào các nhóm Facebook để gia đình và bạn bè không biết về điều này.
Ít lâu sau, một người đàn ông tình nguyện hiến tặng tinh trùng. Anh ta chụp các giấy tờ như giấy khám, xét nghiệm không mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Hai bên hẹn gặp nhau tại bãi đỗ xe cách nhà Chloe vài dặm.
"Nghe có vẻ điên rồ nhưng sự thật là vậy. Chúng tôi gặp nhau ở bãi đỗ xe, làm 'chuyện ấy' trong nhà vệ sinh", Chloe kể lại. Chồng cũng đi cùng cô để đảm bảo không có chuyện gì xảy ra. Anh ngồi trong xe để đợi họ.
Mỗi lần gặp gỡ, Chloe đều gửi 50 bảng phí xin tinh trùng và 10 bảng tiền đi lại. Sau 6 lần gặp gỡ người đàn ông xa lạ, Chloe mang thai. Nhưng cô đã không thể giữ được đứa bé.
Peter Ellenstein, 57 tuổi, ở Mỹ, chụp cùng các con ruột (từ trái qua) là Alana Shannon, Rachel White và Adam Sherman. Ông đã hiến tặng tinh trùng miễn phí nhiều lần trong đời một cách ẩn danh và chưa từng gặp lại bất kỳ đứa con nào. Ảnh: CBC News.
Đại dịch Covid-19 ập đến. Việc đi lại trở nên khó khăn hơn nhưng Chloe và chồng vẫn khao khát có con. Họ tìm được người hiến tặng khác qua Facebook. Lần này người đàn ông cho tinh trùng tới nhà của cặp đôi.
Chloe cảm thấy thoải mái hơn. "Tôi có thể làm chuyện đó trong không gian riêng của mình. Không còn vội vã, không còn lo sợ như những lần ở nhà vệ sinh bãi đỗ xe", người phụ nữ nhớ lại. Và họ đã thành công. Chloe mang thai.
"Chúng tôi rất hạnh phúc. Hành trình để có được con đã rất dài và rất lâu. Giờ đây, tôi biết ơn và chờ đợi thành viên nhỏ chuẩn bị chào đời", người phụ nữ tâm sự.
Cặp đôi không nói với gia đình và bạn bè về việc họ nhờ nguồn tinh trùng trên mạng. Chloe tiết lộ cô "không muốn người khác biết chồng vô sinh nên tôi quyết định xin tinh trùng trên mạng". Và người đàn ông cho tinh trùng cũng không xuất hiện trong giấy khai sinh của đứa trẻ. Anh ta cũng cam kết không đòi hỏi bất kỳ quyền lợi gì.
Chloe kể người đàn ông này từng quyên góp tinh trùng qua một phòng khám. Tuy nhiên, họ giới hạn người nhận là 10 gia đình. Sau khi đạt mức này, anh cho tinh trùng qua mạng và đã có thêm 3 đứa con khác.
Theo đạo luật được ban hành năm 2005 tại Anh, trẻ được thụ thai nhờ hiến tặng tinh trùng có quyền liên hệ với người cho khi 18 tuổi. Tuy nhiên, Chloe và chồng quyết định không nói với con về quá trình đứa trẻ được sinh ra, trừ khi có lý do y tế.
"Tôi cho rằng con không cần biết. Bởi chúng tôi khao khát một đứa con, đây là lựa chọn đuy nhất. Tôi không khuyên mọi người làm theo điều đó, nhưng nếu bạn không có nhiều khả năng thụ tinh ống nghiệm, bạn sẽ hiểu", bà mẹ tâm sự.
Nhiều ứng dụng, nhóm trên Facebook trở thành cộng đồng kết nối những cặp vợ chồng hiếm muộn muốn xin tinh trùng. Ảnh: Getty Images.
Nhiều rủi ro
Chloe đang rất hạnh phúc với đứa trẻ trong bụng. Tuy nhiên, cô không biết nó có rủi ro gì. Trên mạng, nhiều người chia sẻ về tình huống cha ruột của đứa trẻ đột nhiên xuất hiện và muốn giành quyền nuôi con hoặc đòi bồi thường tiền. Hay thậm chí, không ít người lợi dụng điều này để quấy rối tình dục. Chính vì vậy, các hội nhóm lập hẳn danh sách đen những người này.
Lorraine là một trong số bà mẹ có trải nghiệm tồi khi xin tinh trùng. Người phụ nữ 38 tuổi và bạn đời (vốn là cặp đôi đồng giới) quyết định xin tinh trùng trên mạng sau khi Dịch vụ Y tế Anh (NHS) từ chối cho họ thụ tinh nhân tạo. Trong khi đó, phòng khám tư nhân lại có chi phí quá đắt đỏ.
"Số tiền lớn quá. Tôi phải mất nhiều năm để tiết kiệm. Mức giá mà các phòng khám tư đưa ra là 600 đến 1.300 bảng tùy thuộc quốc gia, dân tộc của người hiến", Lorraine nói.
Vì vậy, cô quyết định xin tinh trùng trên Facebook. Cô trò chuyện với khoảng 20 người hiến tặng để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất. Lorraine kể lại: "Họ khá đáng yêu. Nhưng một số người thì không. Những người này chủ đích kiếm tiền nhờ hình thức bán tinh trùng".
Xin tinh trùng qua mạng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Freepik.
Cô từng trò chuyện với một người đàn ông khá lịch sự. Tuy nhiên, sau đó, người này gửi nhiều ảnh sex khiến Lorraine hoảng sợ. Cũng không ít người dùng từ ngữ tục tĩu hay vòi vĩnh số tiền lớn. Những người khác ban đầu khá nhiệt tình nhưng khi cô đề nghị quan hệ thì họ không trả lời.
Sau nhiều lần không thể tìm được đối tác phù hợp, hạnh phúc đã đến với cặp đôi. Một đêm nọ, Lorraine bước vào kỳ rụng trứng - giai đoạn tốt nhất để thụ thai. Cô lướt Facebook thì tình cờ thấy bài đăng của một người đàn ông muốn hiến tặng tinh trùng. Anh là người đồng tính và không thể có con nên thôi thúc muốn giúp đỡ người khác.
Lorraine đã liên lạc và cảm thấy khá thoải mái. Người đàn ông này cũng đưa một số nguyên tắc như chỉ tặng cho cặp vợ chồng không hút thuốc, không sử dụng ma túy. Sau 3 giờ trò chuyện, Lorraine đề nghị gặp gỡ vì cô đang trong giai đoạn dễ thụ thai.
Người đàn ông lên tàu từ London tới gặp Loraine ngày hôm sau. Anh ta không nhận tiền. Cặp vợ chồng chỉ phải trả 36 bảng cho chi phí đi lại. Sau 3 lần thân mật, Lorraine đã mang bầu.
Hiện tại, họ có một cô con gái 8 tháng tuổi. Cô gửi hình ảnh chụp con gái cho người cha ruột, với sự cho phép của Lorraine, anh đăng hình cô bé lên mạng. Họ dự định tiết lộ cho con gái về quá trình bé chào đời khi con lớn.
Cặp vợ chồng và người đàn ông đã ký thỏa thuận dài 16 trang, trong đó, nó quy định bố ruột không yêu cầu bất kỳ điều gì liên quan đứa trẻ, cũng không nhận được khoản tiền nào. Tuy nhiên nó có thể không có giá trị trước tòa nếu xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con.
Theo Cơ quan Quản lý Phôi và Thụ tinh ở Người tại Anh (HFEA), thông thường, các phòng khám sẽ là đơn vị quản lý phí bồi thường cho người hiến tặng. Tổng chi phí mà họ được nhận qua những phòng khám là tối đa 35 bảng. Nhưng việc mua bán tinh trùng là bất hợp pháp.
Sally Cheshire, người đứng đầu HFEA, cảnh báo hiện tại không có luật bảo vệ người tham gia thỏa thuận hiến tặng tinh trùng qua mạng. Vì vậy, cách làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
"Nếu thỏa thuận không được thực hiện thì người hiến tặng vẫn là bố mẹ ruột của đứa trẻ. Trước luật pháp, họ có mọi quyền và trách nhiệm về tài chính hay nuôi con. Chưa kể, tìm kiếm người hiến tặng nhưng không kiểm tra trước về sức khỏe cũng tăng nguy cơ về bệnh tật", bà Shally nói.
HFEA không thể quản lý hay thống kê con số cụ thể các cặp vợ chồng xin tinh trùng qua hình thức này. Tuy nhiên, theo cơ quan này, họ chưa từng nhận được vụ kiện cáo nào liên quan tranh chấp quyền nuôi con khi xin tinh trùng qua mạng. Nhiều khả năng các cặp đôi không muốn rắc rối và người khác biết nên đã tự giải quyết trong hòa bình.
Trên thế giới, hàng nghìn cặp vợ chồng có con nhờ hình thức này. Không ít gia đình vẫn giao thiệp tốt với bố/mẹ ruột của đứa trẻ. Vì vậy, các cặp đôi vẫn tin tưởng và đặt kỳ vọng vào những người hảo tâm trên mạng.
3 lần mất con liên tiếp, người phụ nữ bị bố mẹ chồng đuổi khỏi nhà Sau 3 lần sảy thai, người phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư khiến chị phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng dẫn đến vô sinh. Sảy thai là một cú sốc lớn, ảnh hưởng nặng nề đến cả tinh thần và thể chất của người phụ nữ. Chính vì vậy sau khi không may bị hỏng thai, người mẹ...