Chân dung những ‘chiến binh giáo dục’ trong mùa dịch
Đằng sau thành công của từng tiết dạy, sự tiến bộ của từng học viên Aptech là sự nỗ lực và quyết tâm của cả đội ngũ giảng viên, nhân viên đào tạo.
Những ngày chống dịch, 2 cơ sở đào tạo của Aptech tại Hà Nội là 54 Lê Thanh Nghị và 285 Đội Cấn vắng bước chân của học trò. Nhưng nơi làm việc của các cán bộ, nhân viên đào tạo lại bận rộn hơn bất cứ lúc nào. Phải nhìn màn hình máy tính của những “chiến binh giáo dục” mới biết những tiết học sôi nổi thường ngày không hề mất đi, mà chỉ chuyển từ offline lên online.
Những “người lái đò” luôn biết cách truyền cảm hứng
Chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang trực tuyến đòi hỏi giảng viên phải có những kỹ năng đặc biệt. Tại Aptech, điều ấy chẳng thể làm khó các giảng viên, một phần vì bản thân các thầy là dân IT, một phần vì đã quen với những phương pháp giảng dạy trực tuyến được Aptech ứng dụng trên thế giới và tại Việt Nam 20 năm nay.
Là giảng viên nhiệt tình, chỉn chu nhất nhì Aptech, thầy Nguyễn Đức Hoàng luôn dành 5-10 phút chuẩn bị trước mỗi buổi dạy trực tuyến. Với thầy, từng chi tiết nhỏ như trang phục, phông nền gọn gàng chính là cách làm gương cho học trò: Cần có thái độ nghiêm túc dù là học trực tuyến hay trực tiếp.
Giảng viên Nguyễn Đức Hoàng.
Tương tác cũng là vấn đề được thầy Hoàng chú trọng. Đầu mỗi buổi học, thầy tạo hứng khởi cho học viên bằng lời hỏi han thân tình, những câu chuyện chống dịch, hơn hết là nhấn mạnh tầm quan trọng của buổi học. Sau đó, thầy sẽ “hỏi thăm” bài tập về nhà bằng cách gọi ngẫu nhiên 3-4 học viên trình bày.
“Điều này giúp nâng cao ý thức hoàn thành bài tập về nhà của học viên. Có nhiều bạn ban ngày làm việc tại các doanh nghiệp, tối lại tham gia học trực tuyến, ngoài hoàn thành bài tập được giao còn chủ động đưa ra những tình huống trong công việc để làm thêm và đưa ra cho cả lớp cùng thảo luận”, thầy Hoàng hào hứng chia sẻ.
Đồng nghiệp của thầy Hoàng – thầy Vũ Hữu Phương lại có những tuyệt chiêu khác để tạo không khí sôi nổi cho các tiết học, đó là luôn đặt các câu hỏi và khuyến khích học viên đặt câu hỏi ngược lại. Việc này cũng giúp thầy kiểm tra mức độ hiểu bài của các bạn, từ đó điều chỉnh tốc độ giảng dạy.
Video đang HOT
Giảng viên Vũ Hữu Phương (thứ 3 từ phải qua) cùng học trò.
Thầy chia sẻ: “Chúng tôi chủ động phân tích để các em hiểu mục đích đi học qua những câu chuyện thực tế. Chiều nay, trong buổi học trước khi làm đồ án cuối khóa, tôi kể câu chuyện về cậu học trò cũ: Từ lĩnh vực hóa học tay ngang sang Aptech, cậu ấy làm website đồ án cuối kỳ rất thành công về đồ da nam và đem bán cho một chủ shop, thu về hàng triệu đồng. Học trò nghe xong hào hứng lắm, ai cũng quyết tâm làm đồ án thật tốt”.
“Hậu trường” mỗi buổi học online
Những lớp học online muốn hiệu quả không chỉ cần người thầy giàu chuyên môn và tận tụy, mà còn là vô vàn nỗ lực của đội ngũ chuyên viên đào tạo. Khối lượng công việc tăng lên gấp đôi, gấp ba, họ phải hy sinh thời gian cá nhân để sát sao theo dõi các lớp học trực tuyến, kịp thời hỗ trợ học viên.
Chuyên viên đào tạo Nguyễn Thị Loan.
Chị Loan – chuyên viên đào tạo tại Aptech 54 Lê Thanh Nghị – thường xuyên phải đưa vội bát cơm sớm hơn thường nhật để kịp ca trực tối kéo dài tới tận 23h. “Có khi buổi chiều được nghỉ nhưng chưa xong việc, hoặc đồng nghiệp cần hỗ trợ, mình vẫn lên văn phòng. Bù lại, sự chăm chỉ của các bạn học viên đã truyền động lực lại cho mình, giúp mình thấy tự hào vì công việc đang làm”, chị chia sẻ.
Phó giám đốc đào tạo Aptech Dương Thu Trang.
Đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc phụ trách đào tạo, chị Dương Thu Trang phải sát sao với công việc hơn bao giờ hết: Vừa động viên tinh thần cho nhân viên, vừa đôn đốc kỷ luật làm việc của bộ phận mình theo đúng quy trình chất lượng chuẩn. Chị bật mí, hệ thống quản lý đào tạo thông minh đã giúp chị và các nhân viên rất nhiều trong công việc quản lý lớp học trực tuyến.
Chị Trang chia sẻ: “Hệ thống Google Classroom giúp chúng tôi giám sát việc học và làm bài tập tại nhà của từng em. Bài tập được phân bổ thành nhiều khung giờ trong ngày và có hệ thống thông báo tới điện thoại từng em, đảm bảo các bạn luôn có ý thức học tập khoa học, loại bỏ tâm thế thụ động”.
2 cơ sở Aptech tại 285 Đội Cấn và 54 Lê Thanh Nghị đã sẵn sàng đón học viên trở lại sau thời gian chống dịch.
Giáo dục luôn được coi là nghề cao quý. Càng những lúc khó khăn, người giáo viên càng cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, tâm huyết đáng tự hào. Chẳng cần những lời tung hô có cánh, họ vẫn miệt mài chuyên chở kiến thức, giúp học sinh có những ngày nghỉ dịch tại nhà không phí hoài. Không mặc blouse trắng, họ vẫn là những chiến binh.
Dạy online không phải 'thú vui nhàn nhã'
Nhìn trên mạng xã hội, tôi thấy các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến. Đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã.
Khi hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh phức tạp, các tỉnh lần lượt cho thầy và trò nghỉ thêm 1 tuần, rồi 1 tuần nữa, rồi 2 tuần nữa... Khi ấy, ngoại trừ trường phổ thông, hầu hết các cơ quan Nhà nước, các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất lớn, vừa, nhỏ... vẫn làm việc. Và nhiều bậc phụ huynh bày tỏ thái độ bất bình cho công bằng xã hội khi họ vừa đi làm, vừa lo trông con cho "bọn giáo viên" ngồi mát ăn bát vàng!
Trên trang cá nhân của nhiều người làm "nghề nguy hiểm" xuất hiện những clip, ảnh..., khổ sở chứng minh mình không ngồi mát, tuy học trò nghỉ mà thầy cô vẫn họp/ học chuyên môn, lau dọn cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, quét tước từ lớp tới hành lang, tới sân trường...
Rồi số người nhiễm Covid-19 vượt qua ngưỡng 16, lên dần con số 17, 100, 200... trong sự phập phồng lo lắng hàng ngày. Cả nước căng thẳng và nuối tiếc công sức ghìm giữ trước đó. Nhiều trường, nhiều nước trên thế giới, hoặc cho nghỉ hết năm học, hoặc cho đóng cửa trường vô thời hạn..., các trường của hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam cũng kéo dài kì nghỉ Tết tới vô cùng. Khi đó, lòng nhớ nghề, nhớ trẻ, nhớ trường lại khiến các thầy cô giáo từ mới ra trường tới sắp lĩnh lương của bảo hiểm xã hội mê mải tìm phần mềm dạy trực tuyến...
Bộ GD-ĐT phải di chuyển dần thời điểm kì thi THPT quốc gia sang tháng 7, rồi tháng 8..., chấp nhận kết quả dạy và học trực tuyến. Một làn sóng bất bình thứ hai xuất hiện - họ bất bình về việc nộp học phí hay không bởi việc dạy và học đã chuyển từ bảng đen (xanh) phấn trắng sang màn hình CP/ Ipad/ Iphone...
Từ cảm nhận của một giáo viên quá tuổi dù là cầm phấn hay bấm chuột, tôi thấy cần phải nói một lời công bằng cho những người làm "nghề nguy hiểm" khi bất kì lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng cho ngàn họ quan sát và phán xét.
Trước hết là tâm thế. Khi thực hiện cách ly xã hội, ông bà, cha mẹ, anh chị... cùng ở nhà, vừa quan tâm, vừa hiếu kì. Tất cả bỗng trở thành khán giả của các lớp học Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting... Mỗi giờ dạy online không còn là thế giới riêng của một thầy và vài chục trò mà là không gian mở với tất cả những "thanh tra" nghiêm khắc từ chuyên môn tới thời trang, thẩm mĩ... Những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện và được nhiều đồng nghiệp chia sẻ, khi phụ huynh mặc trang phục ở nhà đi qua lại màn hình, quát mắng con hoặc ngó màn hình cảm thán" Sao cô giáo con già và xấu thế?".
Cảnh một học sinh học trực tuyến, cả nhà ngồi xem
Thứ hai, để có một giờ dạy trực tuyến, giáo viên phải có những thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, chỉ có đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều "thanh tra", coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc...
Thêm nữa là những việc thuộc về "hành chính sự vụ" online, như cập nhật đầy đủ sổ điểm điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ báo giảng điện tử với những phần mềm thất thường hôm nay cập nhật, ngày mai mất tích.
Thứ ba, nếu trong lớp học truyền thống, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc, tạo sự thoải mái cho các giác quan nghe/ nhìn... kết hợp với sự di chuyển trạng thái của giáo viên, lớp học sinh động, tinh thần và thể trạng giáo viên hưng phấn..., thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trong background từ cửa sổ mỗi trò, cả thầy và trò tập trung thị lực, thính lực vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mờ mắt, và mỏi mệt... khiến không thể không phân tâm. Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2,3 lần một tiết dạy offline.
Thứ tư, dạy và học không thể tách rời hoạt động kiểm tra đánh giá - thay vì các bài kiểm tra viết tay trên giấy, thầy cô nhận bài của học sinh trên hộp thư, mail, zalo.... Cơ chế tự trôi khiến việc chấm bài phải thực hiện ngay lập tức sau khi nhận nếu không muốn lội ngược dòng tìm chữ. Và nếu không dặn dò, quy định, học sinh sẽ gửi bản chụp mờ ảo như "khách đường xa khách đường xa...", nguy cơ khi dịch Covid-19 ra đi, thầy cô sẽ phải tăng số kính.
Thứ năm, không phải nhà thầy cô nào cũng có "thánh đường" riêng cho dạy học, mỗi buổi dạy, từ 1 tới 5 tiết của nhiều thầy cô sẽ đồng nghĩa với việc đi nhẹ nói khẽ của cả gia đình, khẽ khàng từ chân tay tới bát đĩa, chưa kể nhiều khi, các thành viên trong gia đình phải bò toài dưới đất đặng khỏi dính vào background của lớp học dã chiến...
Nhìn trên mạng xã hội, các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến. Đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã.
Họ đang cố gắng khắc phục hoàn cảnh để làm nghề, không phải chơi game; họ không than khổ để xin cứu trợ, họ lao động và cần được tôn trọng.
Hãy công bằng với những người thầy - những người lao động có tình yêu nghề và lòng tự trọng.
Nhà giáo Trịnh Thu Tuyết
Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao Những trục trặc kỹ thuật ban đầu khi học trực tuyến sẽ không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu người học hiểu rõ mục tiêu và kế hoạch học tập, họ sẽ cùng người dạy khắc phục để kiên trì với mục tiêu đã đặt ra. Học trực tuyến đã trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển - Ngọc...