Chân dung nhiếp ảnh gia trở thành người đầu tiên tại Trái Đất được chạm vào bụi Mặt Trăng
Một tai nạn tưởng hay ho nhưng lại vô cùng nguy hiểm!
Khi các phi hành gia trên tàu Apollo 11 trở về từ chuyến hành trình tới Mặt Trăng phải vào khu cách ly để tiệt trùng, thì một nhiếp ảnh gia của NASA vô tình trở thành người đầu tiên trên Trái Đất được chạm vào bụi Mặt Trăng.
Nhiếp ảnh gia Terry Slezak cùng với bụi Mặt Trăng bị dính trên tay
Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins hạ cánh vào ngày 24 tháng 7 năm 1969, và nhanh chóng được đưa vào phòng cách ly để làm sạch, đặc biệt là để tránh lây lan những ‘con bọ Mặt Trăng’ chứa mầm gây bệnh nguy hiểm. Trong lúc đó, các nhân viên của NASA được phân công tham gia tẩy trùng các thiết bị của họ.
Trong thùng thiết bị này chứa những cuộn phim quý giá, được các phi hành gia sử dụng để chụp các bức hình trên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Trong cuối hành trình, phi hành gia Neil Armstrong đã vô tình để rơi một cuộn phim xuống đất, trước khi nhặt nó lên và bỏ vào thùng. Sau đó ông đã phải ghi lại một bản ghi chú cho những người mở thùng, nhằm cảnh báo họ rằng cuộn phim đó dính bẩn và có thể sẽ có bọ Mặt Trăng.
Nhưng điều không may đã xảy ra, khi nhiếp ảnh gia Terry Slezak đã mở cuộn phim này ra mà không đọc ghi chú của ông. Kể lại sự việc này, Slezak nói: “Khi tôi lấy nó ra, có một vật chất gì đó màu đen bám vào – giống như tro vậy. Tôi biết ngay đó là bụi Mặt Trăng và giơ tay lên để mọi người chụp hình”.
Video đang HOT
Hộp đựng những dụng cụ chụp hình của các phi hành gia trên tàu Apollo 11
Không rõ rằng trên lớp bụi này có bọ hay không, các nhà khoa học đã phải đưa Slezak đi tẩy trùng ngay lập tức để không ảnh hưởng đến sức khỏe của ông cũng như những người cùng làm việc tại NASA.
Theo như lời của ông: “Đúng như luật lệ, tất cả mọi người trong phòng đều phải đến khu tẩy trùng. Ai cũng phải thay quần áo, tẩy rửa nơi làm việc bằng nước tẩy Clorox và đi tắm. Lúc đó tôi không nghĩ về vấn đề sức khỏe cho lắm, mà lo rằng cát bụi có thể sẽ lọt vào và làm xước những tấm phim quý giá ở bên trong.”
Rất may mắn rằng bụi Mặt Trăng đã không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của Slezak, và ông trở thành người duy nhất (trừ những người đã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ) được chạm vào những vật chất trên Mặt Trăng.
Theo tri thức trẻ
Lộ diện tàu hạ cánh Blue Moon trong đại kế hoạch trở lại bề mặt Mặt Trăng của CEO Amazon Jeff Bezos
Thời gian qua, "người hàng xóm" gần gũi nhất của Trái Đất đã nhận được khá nhiều sự chú ý.
Hôm qua, ông chủ của Blue Origin, cũng là CEO Amazon - Jeff Bezos - đã công bố một chiếc tàu hạ cánh xuống mặt trăng mang tên Blue Moon.
Cụ thể, tại một trung tâm hội nghị ở Washington, cách Nhà Trắng - vốn cũng vừa bày tỏ ước vọng trở lại Mặt Trăng cách đây chưa lâu - chưa đầy một dặm, Bezos đã vén màn mô hình của Blue Moon, một chiếc tàu vũ trụ mà theo ông sẽ có thể hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng vào năm 2024.
Bezos cho biết một phiên bản lớn hơn của con tàu này sẽ đảm nhận nhiệm vụ chở các phi hành gia lên Mặt trăng, đồng thời tải hàng hóa lên bề mặt của nó và triển khai 4 xe thám hiểm khám phá địa hình tại đây. Blue Moon còn kiêm luôn vai trò bệ phóng cho các vệ tinh xoay quanh Mặt trăng.
Phát biểu trước đám đông gồm các quan chức NASA và các khách hàng tiềm năng của Blue Moon, Bezos nói: " Đã đến lúc quay lại Mặt Trăng - lần này là để ở lại".
Trong bài thuyết trình, Bezos đã công bố một mẫu xe thám hiểm và một động cơ với mã hiệu BE-7 hoàn toàn mới được công ty của ông thiết kế để đẩy tàu hạ cánh vào không trung. Bezos cho biết Blue Origin - công ty chuyên về vũ trụ của ông - đã tập trung phát triển Blue Moon trong vòng 3 năm qua, và hi vọng sẽ thực hiện một chuyến bay thử nghiệm vào mùa hè năm nay.
Tàu hạ cánh Blue Moon
Vị tỷ phú giàu nhất thế giới cho biết quá trình nghiên cứu công nghệ tên lửa New Shepard cũng như bộ tăng tốc New Glenn mạnh mẽ hơn nhiều lần của công ty đã giúp họ biết thêm nhiều điều để có thể tiếp tục dự án tham vọng bậc nhất của Blue Origin cho đến ngày nay.
Chưa từng có người nào bước trên bề mặt Mặt Trăng kể từ nhiệm vụ Apollo cuối cùng của NASA vào năm 1972, nhưng sau bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence vào tháng 3/2019 vừa qua, trong đó nhấn mạnh ước vọng của chính phủ Mỹ trong việc trở lại Mặt Trăng, NASA đã bắt tay vào một sứ mệnh có thể sẽ diễn ra trong vòng 5 năm tới. Cơ quan hàng không vũ trụ sẽ cân nhắc mua các trang thiết bị thương mại cho sứ mệnh, và Blue Origin hi vọng sẽ là nhà cung ứng những trang thiết bị đó.
Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Blue Origin có thể bàn giao sản phẩm đúng thời hạn hay không. Rất nhiều dự án không gian - đặc biệt là các dự án tham vọng - từng bị trì hoãn, không kịp thời hạn đề ra ban đầu, nhưng Bezos khẳng định công ty của ông sẽ không rơi vào tình huống đó.
Đây không phải là lần đầu tiên ông chủ của Blue Origin đặt Mặt Trăng lên hàng đầu và làm trọng tâm cần hướng đến cho công ty của mình. Hai năm trước, ông từng nói về việc tạo ra một cộng đồng cư dân định cư trên Mặt Trăng trong một tầm nhìn còn lớn hơn hiện nay. " Tôi nghĩ nếu bạn lên Mặt Trăng trước tiên, và biến Mặt Trăng thành nhà, bạn có thể lên Sao Hỏa dễ dàng hơn" - Bezos nói vào thời điểm đó. Hôm qua, kế hoạch vĩ đại của ông đã đạt một bước tiến mới. Và mọi cặp mắt bắt đầu đổ dồn vào Bezos, để xem liệu ông có thực hiện được điều đó hay không.
Tham khảo: DigitalTrends
Lộ diện bằng sáng chế mới của Huawei giúp chụp mặt trăng đẹp hơn Khi Huawei P30 Pro được ra mắt, một trong những điểm nổi bật chính của thiết bị là ống kính Zoom quang học 50X. Huawei thậm chí còn chia sẻ các hình ảnh mặt trăng được chụp bằng camera của P30 Pro. Ngay sau đó, chụp mặt trăng bắt đầu trở thành xu hướng. Hóa ra công nghệ trên camera của P30 Pro...