Chân dung Chủ tịch FLC xây biệt thự trái phép
Thông tin chủ tịch FLC xây biệt thự trái phép vi phạm luật xây dựng 2014 đang khiến dư luận tò mò về lai lịch của vị chủ tịch này.
Thông tin chủ tịch FLC xây biệt thự trái phép, vi phạm luật xây dựng 2014 đang khiến dư luận tò mò về lai lịch của vị chủ tịch này.
Căn biệt thự B12- BT6 Khu đô thị Mỹ Đình 2, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội do ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC (trụ sở tại Hà Nội) làm chủ đầu tư đã có dấu hiệu sai phạm trong quá trình xây dựng.
Biệt thự xây dựng trái phép của ông Trịnh Văn Quyết.
Mặc dù bị đình chỉ nhiều lần nhưng công trình biệt thự này vẫn xây và hoàn thiện, bất chấp sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Sự việc xảy ra khiến dư luận “dậy sóng” trong suốt nhiều ngày nay. Sự kiện này khiến nhiều người tò mò về lai lịch, thông tin của vị chủ tịch FLC.
Những phi vụ bất động sản tầm cỡ
Ông Trịnh Văn Quyết, sinh năm 1975 tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Mới bước sang ngưỡng tuổi 40 nhưng ông Quyết đã sớm xây dựng được một cơ đồ sự nghiệp hoành tráng với khối tài sản khổng lồ.
Ông Trịnh Văn Quyết.
Ông Quyết đã là chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn FLC Group, với 9 công ty thành viên gồm: Công ty Luật TNHH SMiC; Công ty Cổ phần FLC Media; Công ty TNHH Hải Châu; Công ty Cổ phần FLC Golfnet; Công ty Cổ phần Đào tạo Golf VPGA; Công ty Cổ phần Đại lý Thuế FLC; Công ty Cổ phần Chứng khoán FLC; Công ty Cổ phần FLC Land;Công ty Cổ phần FLC Golf & Resort.
Trong 3 năm vừa qua, với tư cách là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Tổng giám đốc Công ty Luật SmiC, ông Quyết đều có mặt trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Mạnh dạn đầu tư vào nhiều hạng mục bất động sản lớn, chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã để lại tiếng vang lớn trong giới kinh doanh bất động sản.
Video đang HOT
Có thể điểm qua một số dự án lớn mà Trịnh Văn Quyết đầu tư: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân golf của FLC lên tới hàng trăm héc-ta, bao gồm rất nhiều hạng mục như Bungalow, khu biệt thự, khách sạn, hàng trăm bể bơi, khu sân golf, khu vui chơi giải trí… Chỉ riêng FLC Sầm Sơn, giá trị đầu tư khu vực này đã lên tới 5.500 tỷ đồng.
Bên cạnh đó dự án FLC Sầm Sơn, ngay tại Thanh Hóa, Tập đoàn FLC, nhiều dự án khác, từ dự án bất động sản nhà ở đến khu công nghiệp và nông trường, với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ đồng. Các dự án này đều có đặc điểm chung là quy mô đầu tư lớn, vị trí đẹp, thuận lợi trong khai thác kinh doanh ngay từ ngày đầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, theo nhiều thông tin, Chủ tịch Tập đoàn FLC đang sở hữu khối tài sản trị giá 472,65tỷ đồng.
Thú chơi xe triệu đô của đại gia FLC
Bên cạnh việc kinh doanh, đại gia Trịnh Văn Quyết cũng được biết đến là người thường xuyên chạy theo phong trào mua xe triệu đô khi đại gia này nhập về siêu xe Maybach 62s trị giá trên 20 tỷ đồng.
Ngoài kinh doanh, chủ tịch tập đoàn FLC còn có thú vui chơi xe triệu đô
Mới đây chiếc xe siêu sang Rolls royce Phantom lửa thiêng xuất hiện trên đường phố Việt nhiều người chưa rõ chủ nhân của xe là ai, tuy nhiên người trong giới chơi xe Việt Nam khẳng định là của đại gia Trịnh Văn Quyết.
Mức giá của Phantom lửa thiêng khiến nhiều người “choáng”. Sau khi đóng thêm hơn 5,8 tỷ đồng tiền phí trước bạ cùng nhiều khoản thuế phí khác, chiếc siêu sang này chính thức được lăn bánh trên đường với biển số “trắng” với tổng giá trị hơn 56 tỷ đồng.
Được biết, Lửa thiêng là 1 trong 6 chiếc Rolls-Royce Phantom đặc biệt thuộc bộ sưu tập Đông Sơn dành cho thị trường Việt Nam. Bộ sưu tập này được phát triển dựa trên Rolls-Royce Phantom EWB trục cơ sở dài đồng thời bao gồm 6 phiên bản là Lửa thiêng (Sacred Fire), Thủy triều (Wave), Thần núi (God of Mountain), Ngân vũ (The Money Rain), Phù sa (sông Hồng – Alluvium) và Mẹ Âu Cơ (Au Co Mother). Trong đó, Lửa thiêng đại diện cho Hỏa trong ngũ hành, thể hiện sự phát triển, tấn tới và phù hợp với quan niệm của các doanh nhân thành đạt tại Việt Nam.
Nhụy Hồ (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
"Hạm đội" đò ngang vượt sông trái phép tại bến Phà Rừng
Tại Phà Rừng, một "hạm đội" đò ngang tí hon, dụng cụ cứu hộ trang bị sơ sài, ngày ngày cõng cả ngàn người và phương tiện vượt qua sông dữ.
Nằm trong top những bến sông rộng, sóng lớn, nước chảy siết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn đường thủy bậc nhất cả nước, thế nhưng, Phà Rừng nằm ở hạ lưu sông Bạch Đằng, giữa thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng ngoài vài con phà, hiện đang sở hữu một "hạm đội" đò ngang tí hon, dụng cụ cứu hộ trang bị sơ sài, ngày ngày cõng cả ngàn người và phương tiện vượt qua sông dữ.
Biết nguy hiểm vẫn đi
Bến Phà Rừng lâu nay là đầu mối giao thông quan trọng nối giữa huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng và thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh, vì vậy mỗi ngày đón nhận hàng ngàn lượt khách và xe qua lại. Thế nhưng khách qua phà không ai không "sốc" trước những hiểm họa tai nạn đường thủy treo lơ lửng từ những con đò ngang bé xíu ngày ngày lặc lè chở người, xe máy, xe đạp vượt sông.
Những chiếc đò là những chiếc tàu sắt tự chế nên việc chở khách cực kỳ nguy hiểm
Cảnh tượng không thể chấp nhận này song đã trở nên hết sức quen thuộc ở đây - đó là tại các barie của 2 bên đầu bến phà, lúc nào cũng túc trực một đội quân từ 2 - 3 người, cả nam lẫn nữ chèo kéo khách khi đứng đợi phà gây nên cảnh tượng lộn xộn, mất trật tự, mỹ quan trong khu vực.
Điều đặc biệt, những chiếc đò trên không phải là phương tiện chuyên chở hành khách mà là những chiếc tàu sắt tự chế nên việc chở khách là cực kỳ mất an toàn, rất dễ bị áp lực, lật.
Theo phản ánh của những hành khách thường xuyên qua phà, hàng ngày tại bến Phà Rừng có hàng chục chiếc đò ngang tư nhân bủa vây 2 bên đầu bến để chèo kéo khách qua lại. Đặc điểm của những con đò này được thiết kế khá đơn sơ, việc trang bị các dụng cụ phao cứu sinh rất sơ sài, nên không đảm bảo ATGT.
Ông Nguyễn Văn Điền, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: "Mỗi lần có việc phải đi qua bến Phà Rừng, tôi phải chờ đợi phà rất lâu. Các nhà đò tư nhân liên tục mời chào. Vì phải có công việc gấp nên tôi đã phải lựa chọn việc đi đò, nhưng rất bất an vì đò nhỏ lại chở nhiều người, dòng sông lại rộng, đồ cứu hộ trên đò được trang bị sơ sài. Nếu có sự cố thì rất nguy hiểm cho người đi đò".
Dù biết đi đò ngang không đảm bảo an toàn, nhưng lại có rất nhiều hành khách vì không muốn chờ đợi lâu mặc cho số phận vẫn qua sông bằng những chiếc đò nguy hiểm như thế này.
Anh Nguyễn Văn Dũng, một hành khách vừa đi đò tư nhân từ đầu bến phà huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng sang thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh cho biết: "Vì có công việc đột xuất nên tôi đã đi đò tư nhân cho nhanh, tuy nhiên, lần sau tôi không dám đi nữa vì đò chở đông người và phương tiện gây mất an toàn.
Không những thế, nhà đò còn không quan tâm đến hành khách có mặc áo phao hay không, trong khi việc trang bị phao cứu sinh rất sơ sài, chỉ treo cho có, có khi những chiếc áo phao vẫn còn bọc kín trong bao nilon. Nguy hiểm hơn là một chiếc đò chỉ có duy nhất một người cầm lái kiêm phục vụ, nguy cơ mất ATGT đường thuỷ rất cao, nhưng tôi thấy nhiều người bất chấp nguy hiểm rình rập vẫn vô tư đi lại bằng các phương tiện này".
Không phép, không đủ điều kiện vẫn "hoạt động"
Ghi nhận của phóng viên tại bến Phà Rừng vào lúc 14h giờ ngày 20/2, vì đây là thời điểm đầu năm nên nhân dân đi làm, đi lễ chùa qua lại bến phà rất đông. Quan sát tại bến phà khu vực địa phận thị xã Quảng Yên thấy có 3-4 chiếc đò tư đang "bủa vây" tại đây.
Những chiếc đò nhỏ ngang nhiên hoạt động
Tại điểm lên, xuống phà dù đã có tấm biển ghi rõ cấm tàu, thuyền, mảng neo đậu trong bến phà, cách thượng - hạ lưu 150m, tuy nhiên các nhà đò vẫn ngang nhiên đậu ngay khu vực bến phà để chèo kéo tham gia vận chuyển khách trái phép qua lại trên khúc sông này.
Trên chuyến đò HP - 1942 từ Quảng Ninh về Hải Phòng, lúc 14h30, nhóm phóng viên chúng tôi cùng nhiều hành khách khác đã hú hồn khi chứng kiến "sự cố" cầu tàu đánh võng, chòng chành, run lật bật mỗi khi xe máy lao từ bến phà lên đò, khoảng 10 phút sau thì chiếc đò cũng "cõng" được gần 15 xe máy và 25 hành khách qua sông.
Theo ông Nguyễn Thăng Long, Phó Giám đốc chi nhánh Yên Hưng, thuộc Công ty TNHH 1 thành viên quản lý cầu phà Quảng Ninh: Thực tế có khoảng 10 chiếc đò ngang hoạt động trái phép và tất cả không đủ điều kiện để chở khách qua phà.
Được biết, tuyến Phà Rừng nằm trên khúc sông Đá Bạc, điểm đầu bến tính từ bên thị xã Quảng Yên sang huyện Thuỷ Nguyên có chiều dài gần một cây số. Để phục vụ nhu cầu đi lại, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh đã giao cho Ban Quản lý bến Phà Rừng 2 chiếc phà (tải trọng 50 tấn/chiếc) và tăng cường thêm 1 đò khách. Trung bình mỗi chuyến phà thời gian cách nhau từ 15-20 phút, thời gian phà đi qua sông mất khoảng 20 phút.
Trong khi đó, nếu đi đò tư, thời gian qua sông chỉ mất 10 phút và không mất thời gian chờ đợi nên nhiều người liều mình chấp nhận nguy hiểm để vượt qua sông. Lợi dụng tâm lý chờ phà lâu, các nhà đò tư nhân thường vào tận nhà chờ bến phà chèo kéo khách đi đò.
Để câu được nhiều khách, nhà đò thường lợi dụng các chiêu dụ dỗ như: nhỡ phà, phà nghỉ trưa hay nghỉ nạp nhiên liệu... Phí đi đò tư cả người và xe mô tô chỉ mất 10.000 đồng/lượt. Trung bình mỗi chuyến trót lọt nhà đò thu được từ 150.000 - 200.000 đồng. Ngoài việc không trang bị áo phao cho người đi đò, các đò hoạt động trái phép tại đây còn nhồi nhét chở rất đông khách gây mất ATGT cho người và các phương tiện.
Điều gì sẽ xảy ra nếu vẫn duy trì những chiếc đò như thế này để chở khách? Trong khi đó, lưu lượng xe các loại đi tuyến "phà" này vẫn rất đông. Để đảm bảo an toàn trên các chuyến phà cũng như lập lại tình hình an ninh trật tự, xử lý dứt điểm nạn đò ngang diễn ra công khai này, các cơ quan chức năng, chính quyền sở tại cần tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng "bát nháo" trên nhằm giúp hành khách qua Phà Rừng nhanh hơn, an toàn và thuận tiện hơn./.
Nguyễn Phương
Theo_VOV
Sở GDCK Hà Nội ký hợp tác với Sở GDCK Campuchia Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa HNX và CSX là sự kiện quan trọng khẳng định mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai thị trường chứng khoán Việt Nam - Campuchia nói riêng cũng như tình hữu nghị đặc biệt giữa hai quốc gia nói chung. Việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác được kỳ...